Tác động của các hoạt động khuyến nông đến kinh tế hộ nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 42)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4.2. Tác động của các hoạt động khuyến nông đến kinh tế hộ nông dân

Các hoạt động KN có vai trò rất lớn đối với nền nông nghiệp nước ta và là nhân tố quan trọng làm chuyển biến kinh tế hộ nông dân theo hướng tích cực. Nó tác động đến mặt nhận thức của các nông hộ, từ đó mà hộ đưa ra quyết định sản xuất hay không sản xuất một giống cây trồng, vật nuôi mới nào. Như vậy, khi đánh giá tác động của các hoạt động KN đến kinh tế hộ nông dân, ta cần xét trên các khía cạnh sau:

a) Tác động đến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của hộ

Nguồn lực trong nông hộ là năng lực các yếu tố hộ sử dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ và thuộc quyền sở hữu, sử dụng trực tiếp của hộ. Các nguồn lực đó là: đất đai, lao động, vốn, tài sản,

trình độ năng lực quản lý... Việc có hay không tham gia vào các hoạt động KN có ảnh hưởng ít nhiều đến việc phân bổ và sử dụng nguồn lực của nông hộ. Khi tham gia vào các hoạt động KN hộ sẽ có nhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn, đầu tư nhiều vốn hơn vào sản xuất nông nghiệp và hệ số sử dụng ruộng đất cũng cao hơn, giúp cho hộ tận dụng được tối đa nguồn thu từ đất.

b) Tác động đến sản xuất nông nghiệp của hộ

Mỗi một hộ có hoạt động sản xuất nông nghiệp (SXNN) khác nhau. Có những hộ chỉ chuyên trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản (đây được gọi là các hộ thuần nông). Nhưng có những hộ vừa tham gia SXNN lại vừa làm thêm ngành nghề phụ như có cửa hàng buôn bán ngoài chợ… (đây là các hộ kiêm). Việc các hộ tham gia vào hoạt động KN sẽ tác động đến tình hình SXNN của hộ như việc thay đổi diện tích gieo trồng, tăng giảm số lượng vật nuôi… kéo theo đó là sự thay đổi về chi phí và giá trị sản lượng thu được từ trồng trọt và chăn nuôi của hộ.

c) Tác động đến thu nhập, tiêu dùng và tích lũy của hộ

Thu nhập của hộ nông dân bao gồm tất cả các khoản thu từ nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ. Một khi tiếp thu và áp dụng thành công các TBKT vào sản xuất thông qua các hoạt động KN thì chắc chắn khoản thu từ nông nghiệp của hộ cũng sẽ tăng lên, kéo theo là thu nhập của nông hộ cũng tăng lên. Thu nhập tăng khi đó các hộ cũng sẽ tích lũy được nhiều hơn để tái đầu tư vào sản xuất. Việc đánh giá sự tác động của các hoạt động KN đến thu nhập, tiêu dùng và tích lũy của hộ là việc làm không thể thiếu khi đánh giá tác động đến kinh tế hộ nông dân, (Đỗ Văn Viện, Đặng Văn Tiến 2003).

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Vân Hồ, nằm ở vùng Tây Bắc về hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên là 98.289 ha. Vân Hồ nằm trên tuyến giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc - Quốc lộ 6, trung tâm huyện cách thành phố Sơn La khoảng 140 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc.

Phía Đông giáp huyện Mai Châu - tỉnh Hòa Bình. Phía Tây giáp huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La.

Phía Nam giáp các huyện Mường Lát, Quan Hóa - tỉnh Thanh Hóa và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (có 2,5 km đường biên giới với 2 cột mốc 269-270).

Phía Bắc giáp huyện Phù Yên-tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình.

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu

* Địa hình: Địa hình huyện Vân Hồ nhìn chung phức tạp, độ cao trung bình khoảng 700 m - 800 m so với mặt nước biển; nghiêng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc tạo hướng chảy chính cho sông, suối trong vùng và bị chia cắt.

* Khí hậu: Huyện Vân Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô đối với một số xã vùng dọc sông Đà và ẩm ướt đối với các xã dọc quốc lộ 6 và các bản vùng cao, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,50C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%.

* Thủy văn: Huyện Vân Hồ nằm trên cao nguyên đá vôi, nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn huyện có sông Đà thuộc vùng hồ thủy điện Hòa

Bình chảy qua 5 xã có chiều dài 35 km. Các dòng suối chính bao gồm: suối Khủa, suối Đá Mài, suối Giang, suối Mực, suối Sơ Vin, suối Quanh…

2.1.1.3. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất:

- Trên địa bàn huyện Vân Hồ có các nhóm đất chính sau: Nhóm đất Feralit đỏ vàng trên núi đá (F4): 25.965 ha, chiếm 26,5% tổng diện tích đất tự nhiên, chủ yếu phân bố các xã vùng dọc sông Đà; Nhóm đất nâu trên đá vôi (FQV): 548 ha, chiếm 0,56% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại xã Vân Hồ và Xuân Nha; Nhóm đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: 421 ha, chiếm 0,43% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại xã Chiềng Khoa, xã Xuân Nha và xã Vân Hồ; Nhóm đất mùn đỏ vàng trên núi (FHO): 47.620 ha, chiếm 48,6% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại các xã vùng dọc sông Đà và vùng dọc quốc lộ 6; Đất khác 23.430 ha chiếm, 23,91% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Hiện trạng sử dụng đất của huyện Vân Hồ có tổng diện tích đất tự nhiên là 98.289 ha, gồm 3 nhóm đất chính: đất nông nghiệp 84.663,10 ha, chiếm 86,14% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 3.534,30 chiếm 3,6% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 10.052,20 ha, chiếm 10,23% tổng diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của huyện Vân Hồ khá phong phú, có nhiều nguồn gen động - thực vật quý hiếm có giá trị cao, tập trung trong vùng rừng đặc dụng Xuân Nha; diện tích đất lâm nghiệp năm 2017, là 51.959,50 ha, trong đó có 14.901,20 ha đất rừng đặc dụng, tập trung chủ yếu ở xã Xuân Nha, Chiềng Xuân, Tân Xuân. Rừng phòng hộ 23.768,10 ha, phân bố các xã dọc sông Đà và quốc lộ 6. Rừng sản xuất 13.290,20 ha, trong đó có 3.311 ha rừng trồng sản xuất. Độ che phủ của rừng đạt trên 52,86%.

2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội

2.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

- Đặc điểm dân số và lao động của huyện Vân Hồ

+ Dân số: Năm 2017 dân số trung bình toàn huyện là 61.263 người, có 5 dân tộc cùng sinh sống (Dân tộc: Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh). Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 62,32 người/km2.

+ Lao động: Năm 2017, số lao động là 31.100 người chiếm 50,76% tổng dân số.

- Tình hình xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng * Hệ thống đường giao thông:

- Đường bộ: Quốc lộ 6 chạy qua địa phận 2 xã Vân Hồ và Lóng Luông có chiều dài 27 km; quốc lộ 43 chạy qua địa phận xã Chiềng Khoa có chiều dài 4 km; tỉnh lộ 101 dài 132 km, đường tỉnh lộ 102 dài 67 km, đường tỉnh lộ 101A dài 18 km. 12/14 xã có đường nhựa đến trung tâm xã (còn lại tuyến đến trung tâm xã Mường Tè - Quang Minh chưa có đường nhựa).

- Đường thủy: Trên địa bàn huyện có tuyến đường thủy (lòng hồ thủy điện Hòa Bình, sông Đà), tuyến Hòa Bình - Sơn La có chiều dài 35 km chạy qua 5 xã trên địa bàn huyện.

* Điện: 14/14 xã bằng 136/147 bản đã có điện lưới với 13.573 hộ sử dụng điện.

* Về văn hóa thông tin:

- Văn hóa: Các hoạt động văn hoá, văn nghệ được quan tâm đến các xã, bản; Các di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện được quan tâm quản lý, bảo vệ.

- Thông tin: Thông tin liên hệ thống mạng điện thoại di động trên địa bàn được các doanh nghiệp đầu tư, góp phần quan trọng nâng cao diện phục vụ cũng như chất lượng phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.

Hệ thống truyền thanh, truyền hình cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, các chủ trương chính sách, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến người dân.

* Hệ thống y tế - giáo dục:

- Hệ thống y tế: Có 15 cơ sở y tế, trong đó có 01 cơ sở y tế cấp huyện và 14 trạm y tế tuyến xã.

- Giáo dục: Quy mô trường, lớp, học sinh định, củng cố và duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ

- Hệ thống tổ chức của trạm khuyến nông huyện Vân Hồ. - Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông tại huyện Vân Hồ.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Vân Hồ.

2.2.2. Đánh giá tác động của công tác khuyến nông đến kinh tế địa phương và kinh tế hộ và kinh tế hộ

- Tác động của công tác khuyến nông đến sản xuất nông nghiệp của huyện Vân Hồ.

- Tác động của công tác khuyến nông đến xã hội - môi trường của huyện Vân Hồ.

- Tác động của công tác khuyến nông đến sản xuất nông nghiệp ở 3 xã: Song Khủa, xã Vân Hồ, xã Chiềng Xuân

- Tác động đến kinh tế hộ.

2.2.3. Đề xuất một số giải pháp cho công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ Vân Hồ

- Định hướng: Trong những năm tới trạm khuyến nông huyện (Trung tâm dịch vụ nông nghiệp) cần bám sát vào chủ trương và mục tiêu phát triển kinh tế

của huyện và nhiệm vụ các ngành giao cho; nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao KHKT tới nông dân, giúp nông dân triển khai ra diện rộng, nhằm thực hiện tốt định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với sử dụng hiệu quả đất đai và khai thác được những tiềm năng, lợi thế của huyện Vân Hồ; phát triển sản xuất theo hướng tập trung, quy mô, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tạo ra những kết quả chuyển giao KHKT mang tính cụ thể và thiết thực nhằm khuyến khích người sản xuất tự nguyện đầu tư và phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Giải pháp: Tăng cường công tác triển khai các chương trình đề án khuyến nông; củng cố, tăng cường năng lực cho người làm công tổ chức thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, tập huấn, đào tạo cho người sản xuất tác khuyến nông; Hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông địa phương; tăng cường các thông tin thị trường; xã hội hóa và hợp tác quốc tế trong công tác khuyến nông.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở xã Song Khủa, xã Vân Hồ, xã Chiềng Xuân, đại diện cho 3 vùng (vùng dọc sông Đà, vùng dọc quốc lộ 6, vùng cao biên giới) điển hình phát triển nông nghiệp của huyện Vân Hồ và là 3 xã trong thời gian vừa qua có mô hình khuyến nông, nhằm đối chiếu so sánh thu nhập của các hộ có và không có dự án khuyến nông thay đổi như thế nào. Để có thể so sánh được và kết quả có thể phán ánh được tác động của các dự án khuyến nông đến phát triển kinh tế của các hộ nông dân. Cụ thể:

1. Xã Song Khủa (vùng dọc sông Đà), tổng diện tích tự nhiên 5.244 ha, trong đó: đất nông nghiệp 4.546 ha; đất phi nông nghiệp 330 ha; đất chưa sử dụng 367,7 ha. Có địa hình thấp, độ cao trung bình khoảng 400 m - 600 m so với mặt nước biển, bị chia cắt mạnh, phần lớn là đất dốc; xã cách trung tâm huyện 35 km.

2. Xã Vân Hồ (vùng dọc quốc lộ 6), tổng diện tích tự nhiên 7.440 ha, trong đó: đất nông nghiệp 6.688,4 ha; đất phi nông nghiệp 576,4 ha; đất chưa sử dụng 175,5 ha. Có độ cao trung bình khoảng 800 m - 1000 m so với mặt nước biển, địa hình tương đối bằng phẳng, đồi bát úp xen lẫn phiêng bãi. Là xã trung tâm của huyện.

3. Xã Chiềng Xuân (vùng cao, biên giới), tổng diện tích tự nhiên 7.576 ha, trong đó: đất nông nghiệp 6908,2 ha; đất phi nông nghiệp 86,5 ha; đất chưa sử dụng 581,1 ha. Có địa hình cao, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 900 m đến 1300 m, địa hình nằm xen kẽ giữa các khe, suối, dãy núi cao. Xã cách trung tâm huyện 40 km.

- Chọn hộ điều tra: Chọn mẫu điều tra theo phương pháp phân tổ chọn hộ. Các mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên dựa trên danh sách phân loại hộ trung bình, cận nghèo, nghèo của mỗi xã. Mỗi xã chọn 30 hộ tham gia điều tra.

+ Tổng số phiếu điều tra: 90 phiếu. Trong số 90 hộ này không phải tất cả đều quan tâm tới hoạt động khuyến nông mà sẽ có những hộ đã và đang tham gia hoạt động khuyến nông, có những hộ chưa từng tham gia bất kỳ hoạt động khuyến nông nào và có cả những hộ không quan tâm đến hoạt động khuyến nông nhưng vẫn được hưởng lợi từ hoạt động này mang lại.

+ Đối với cán bộ: Để lấy thông tin từ cán bộ nghiên cứu đã chọn tất cả cán bộ tại trạm khuyến nông và 14 khuyến nông viên xã để điều tra phục vụ nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Thu thập số liệu thứ cấp tại Trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê và các phòng ban khác ở huyện Vân Hồ, tài liệu từ sách báo và mạng internet,... Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng sau mỗi biểu số liệu.

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu như:

+ Thông tin về điều kiện tự nhiên. +Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội. + Kết quả hoạt động khuyến nông. + Kết quả sản xuất nông nghiệp.

+ Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào. Người thu thập có được thông tin thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau để thu thập thông tin số liêu cần thiết.

Sử dụng bộ câu hỏi định sẵn trong phạm vi đề tài này để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ cho kết quả nghiên cứu. Các số liệu thu thập được từ quá trình điều tra sẽ được tổng hợp vào các bảng biểu. Số liệu được thu thập qua điều tra điển hình, điều tra mẫu, điều tra tại Trạm và thảo luận với cán bộ khuyến nông. Các thông tin cần thu thập là nhận thức và đánh giá của cán bộ khuyến nông, nhân dân địa phương về các hoạt động khuyến nông. Số lượng điều tra 14 cán bộ khuyến nông và 90 hộ nông dân theo phương pháp phân nhóm theo hộ (hộ: nghèo, cận nghèo, trung bình) trên địa bàn 3 xã: Song Khủa, Vân Hồ, Chiềng Xuân của huyện Vân Hồ. Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phiếu điều tra.

- Thu thập những thông tin, số liệu này bằng cách quan sát, khảo nghiệm thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý huyện, xã, các hộ gia đình. Đề tài này chủ yếu sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các thông tin.

2.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu sơ cấp sau khi điều tra được tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong quá trình điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 42)