Một số kết quả đạt được của khuyến nông Việt Nam trong thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 32 - 38)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.2.3. Một số kết quả đạt được của khuyến nông Việt Nam trong thờ

gian qua

Với hệ thống tổ chức và nguồn nhân lực khá tốt nên trong những năm qua công tác khuyến nông của nước ta đã đạt được những kết quả khả quan trong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm, ngư nghiệp đóng góp đáng kể

vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước nói chung và kinh tế nói riêng. Các chương trình, dự án khuyến nông đã góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người dân.

* Trong lĩnh vực trồng trọt, cơ giới hóa.

- Dự án xây dựng mô hình trồng mới và thâm canh thanh long ruột đỏtại Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, xây dựng 6 mô hình, 9 điểm trình diễn, diện tích 20 ha, 75 hộ tham gia, tập huấn trong mô hình 59 lượt người và ngoài mô hình 280 lượt người. Trồng thanh long ruột đỏ hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất đại trà tại địa phương từ 34,53% đến 47,96%. Thông qua đào tạo tập huấn, tuyên truyền, tham quan hội thảo và được chia sẻ kinh nghiệm, nhiều hộ nông dân có nguyện vọng được phát triển sản xuất cây thanh long, nên khả năng mở rộng mô hình là rất cao.

- Dự án xây dựng MH phát triển giống lê mới và lê địa phương tại vùng MNPB, dự án triển khai tại 3 tỉnh là Cao Bằng, Lào Cai và Hà Giang. Xây dựng 3 mô hình, 4 điểm trình diễn, diện tích 15 ha, 42 hộ tham gia, tập huấn trong mô hình 75 lượt người và ngoài mô hình 105 lượt người. Thông qua huấn luyện đào tạo, tham quan hội thảo nông dân trong vùng nắm bắt được kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận được với TBKT mới và mở rộng mô hình. Những hộ tham gia mô hình đã được trang bị kiến thức kỹ thuật sẽ trở thành người hướng dẫn, tuyên truyền cộng đồng triển khai mở rộng sản xuất cây lê.

- Dự án cơ giới hóa: Xây dựng MH tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho cây hồ tiêu: Triển khai tại 4 tỉnh với 12 mô hình, 12 điểm trình diễn, quy mô 24 ha với 48 số hộ tham gia, tập huấn trong mô hình 240 lượt người, tập huấn ngoài mô hình cho 120 lượt người. Mô hình tưới nhỏ giọt theo công nghệ Netafim không những tiết kiệm nước, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm lượng phân bón, mà còn giảm nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh thông qua hệ thống rễ cây tiêu, do đó khả năng nhân rông mô hình có nhiều cơ hội được bà con nông dân trồng hồ tiêu chấp nhận, (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2016).

* Lĩnh vực Chăn nuôi - Thú y.

Năm 2016, Trung tâm KNQG và các đơn vị ngoài Bộ tiếp tục triển khai dự án, kết quả một số dự án như sau:

- Dự án chăn nuôi đại gia súc: Xây dựng mô hình cải tạo đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) và vỗ béo bò thịt trong nông hộ gồm 3 dự án do Trung tâm KNQG, Hội làm vườn và Hội Cựu chiến binh chủ trì: Triển khai năm thứ 3 về cải tạo đàn bò, với quy mô 2.027 con, triển khai tại 10 tỉnh, 10 mô hình, 20 điểm trình diễn với 1.025 hộ tham gia, tập huấn trong mô hình 700 lượt người, tập huấn ngoài mô hình cho 673 lượt người. Do sử dụng giống bò đực ngoại nhóm Zeebu, Droughmaster và BBB là những giống bò thịt có năng suất cao, bê con sinh ra tương đối lớn, khối lượng bình quân đạt từ 22,15 - 23,42 kg/con, cao hơn so với bê địa phương 5- 6 kg/con. Giá bán bê lai cao hơn bê địa phương khoảng 4.000.000 đồng/con.

- Dự án Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc: Năm 2016 triển khai tại 2 tỉnh với 2 mô hình, 4 điểm trình diễn, quy mô 4.000 con với 31 hộ tham gia, tập huấn trong mô hình 56 lượt người, tập huấn ngoài mô hình cho 175 lượt người. Tỷ lệ nuôi sống đạt từ 90,04-91%, gà đã đẻ 62,4- 65,0%. Các hộ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, các chỉ tiêu kỹ thuật chính của mô hình đều tăng trên 15%, đặc biệt sản phẩm trứng được hộ quản lý máy ấp nở thu mua sản xuất con giống đảm bảo yêu cầu. Kết quả của dự án đã góp phần phổ biến, tuyên truyền và đã hình thành các tổ nhóm sản xuất có cùng lợi ích do đó được người dân tích cực tham gia, Dự án có khả năng nhân rộng, phát triển bền vững, hạn chế nhập lậu giống gia cầm qua biên giới, phục vụ phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên địa bàn.

- Dự án Xây dựng MH nuôi ong mật chất lượng cao tại các tỉnh miền núi phía Bắc và MT Tây nguyên: Năm 2016 triển khai tại 4 tỉnh với 4 mô hình, 8 điểm trình diễn, quy mô 800 đàn với 40 hộ tham gia, tập huấn trong

mô hình 120 lượt người, tập huấn ngoài mô hình cho 240 lượt người. Mô hình hỗ trợ mỗi hộ 20 đàn ong, khả năng nhân đàn tối thiểu 02 lần/năm, năng suất khai thác tối thiểu đạt trên 35 kg mật/đàn/năm với ong Ý và trên 15 kg mật/đàn/năm với ong nội. Sản lượng bình quân đạt 600 - 1.000 kg, thu nhập từ 30-80 triệu đồng/hộ/năm, (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2016).

* Trong lĩnh vực thủy sản.

- Dự án Xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng 5 mô hình tại 5 tỉnh, 10 điểm trình diễn, quy mô 15 ha với 18 hộ tham gia, tập huấn trong mô hình 100 lượt người, tập huấn ngoài mô hình cho 140 lượt người. Dự án đạt 100% kế hoạch đề ra, 100% mô hình được đánh giá cấp chứng nhận nuôi cá rô phi theo VietGAP. Mô hình nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm đã vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra như tỷ lệ sống 79,8%, năng suất đạt 17,2 tấn/ha tăng 15,7% so với yêu cầu, kích cỡ thu hoạch đạt trung bình 720gr/con,vượt 10,3%. Ngoài ra, các hộ nuôi còn tận dụng thả thêm tôm thẻ chân trắng vào trong ao nuôi cũng đạt năng suất 700 kg/ha/vụ. Do đó, lợi nhuận tăng cao 149,316 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn so với chỉ nuôi cá rô phi và cá mè đạt gần 94 triệu đồng/ha, (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia 2016).

* Tại tỉnh Sơn La, hệ thống khuyến nôn đã triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp của ngành

Trong năm 2017, Trung tâm KN tỉnh đã thực hiện các chương trình, mô hình, dự án, như:

- Lĩnh vực chăn nuôi: Chương trình truyền giống nhân tạo bò, quy mô 2.000 con: Thuận Châu (300 con), Thành phố, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Mường La, Sông Mã, Vân Hồ, Phù Yên, (200 con/huyện), Quỳnh Nhai (100 con). Phối giống được 1.563 con, đạt 78% KH năm. Tăng so với cùng kỳ năm trước 478 con (năm 2016 phối được 1.085con). Tổng số bê lai sinh ra là

1.184 con, đạt 85% kế hoạch; mô hình chăn nuôi Lợn đực giống ngoại, quy mô: 20 con, gồm: Mai Sơn, Sốp Cộp (3con/huyện), Thuận Châu (4con), Phù Yên, Sông Mã, Yên Châu, Thành phố, Mộc Châu (2 con/huyện), đàn lợn phát triển tốt đã cho khai thác tinh; mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học, Quy mô: 2.000 con. Thực hiện tại Xã Long Hẹ, Thuận Châu, và Hua La, Thành phố, đàn gà phát triển tốt, trọng lượng đạt từ 2,2-2,5kg/con.

- Lĩnh vực trồng trọt: Mô hình thâm canh Nhãn theo định hướng VietGAP, quy mô: 4 ha, 8 hộ tại bản Tiên Sơn, xã Chiềng Khương, huyện Sông Mã thực hiện, năng suất bình quân đạt 12 tấn/ha; mô hình cải tạo vườn Quýt Chiềng Cọ, quy mô: 2 ha, 4 hộ tại bản Ngoại, xã Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La thực hiện, mô hình phát triển tốt.

Mô hình trồng thâm canh Quýt, quy mô 2 ha (trồng mới), 4 hộ tại bản Ngoại, xã Chiềng Cọ, Thành phố Sơn La thực hiện, mô hình phát triển tốt; mô hình canh tác Ngô bền vững trên đất dốc có vật liệu che phủ, quy mô 60 ha, thực hiện tại huyện Sốp Cộp, diện tích ngô và băng cây xanh phát triển tốt, (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La 2016, 2017).

* Tại các Trạm khuyến nông các huyện, thành phố đã tổ chức triển khai được.

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn. Quy mô 2.400 con với 8 hộ tham gia thực hiện tại bản Sổm Pói, xã Mường Và, đàn gà phát triển tốt.

Mô hình nuôi cá nước ngọt. Quy mô 02 ha, 50.000 con cá giống với 34 hộ tham gia, thực hiện tại bản Phải, xã Púng Pánh. Trạm đã tiến hành giao giống, tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình; Mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản. Quy mô 36 con, 36 hộ tham gia, thực hiện tại bản Mường Lạn, xã Mường Lạn.

Công tác nhân rộng mô hình khuyến nông đã thực hiện có hiệu quả (mô hình không có kinh phí hỗ trợ của Nhà nước): Khuyến nông viên xã tại 12 huyện, thành phố tích cực triển khai các mô hình MH khuyến nông tự nguyện nhằm nhân rộng các MH đã thực hiện thành công từ năm trước, gồm các loại

MH như: MH thâm canh lúa cải tiến theo SRI, hiệu ứng hàng biên, MH ủ phân hữu cơ vi sinh, MH tăng vụ trên đất lúa sản xuất 1 vụ mùa, chuyển đổi đất nương kém hiệu quả sang trồng cây ăn qủa (cây xoài, ổi, bưởi, cam, quýt, chuối …) MH nhãn ghép xen cây cà phê, MH chăn nuôi dê, lợn, gà… Kết quả trong năm 2017, đã xây dựng được 414 điểm MH tự nguyện về trồng trọt, chăn nuôi với 1.050 hộ tham gia, (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La 2016, 2017).

* Về công tác thông tin:

Đã phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La phát 24 chuyên mục Khuyến nông (2 chuyên mục/tháng), nội dung chuyên mục như: Một số giải pháp để đưa Nghị quyết về chính sách hỗ trợ cây cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Sơn La; hướng dẫn sản xuất vụ xuân; Hiệu quả từ một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển cây rau màu trên chân ruộng 1 vụ lúa mùa nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác; Tưới nước tiết kiệm - hướng đi cần thiết trong sản xuất nông nghiệp; một số chú ý trong canh tác ngô bền vững trên đất dốc ứng phó với thời tiết bất thuận; hướng dẫn kỹ thuật ghép cây ăn quả; hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP; Hiệu quả của sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi; hiệu quả một số mô hình chăn nuôi và hướng dẫn phòng chống dịch bệnh trong mùa hè,...

- Chương trình thông tin khuyến nông và thị trường: Thường xuyên cập nhật tin giá nông sản tại các điểm thu thập thông tin; in và phát hành hàng tuần 13.650 cuốn/39 số Bản tin Sản xuất và Thị trường (350 cuốn/số/tuần). Phát 39 bài điểm giá thị trường nông sản vật tư nông nghiệp hàng tuần trên Đài Truyền hình.

- Phát hành 4.800 cuốn nông lịch Sơn La năm 2017 đến các xã, bản trong toàn tỉnh; Trung tâm khuyến nông đã đưa 73 tin, bài trên trang Website của Sở Nông nghiệp & PTNT. 07 tin bài lên trang Website và các bản tin Khuyến nông Việt Nam.

Trung tâm KN tỉnh Sơn La đã tổ chức cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp được 2.343 lớp cho 109.664 lượt nông dân tham gia; Tổ chức hội thảo mô hình trồng trọt, chăn nuôi được 75 cuộc cho 3.776 lượt người tham gia, (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sơn La 2016, 2017).

Ngoài những kết quả đã đạt được, hoạt động khuyến nông còn gặp một số khó khăn đó là: Một số các quy định về cơ chế, định mức, thủ tục trình duyệt và triển khai các dự án khuyến nông còn nhiều bất cập làm cho tiến độ thực hiện chậm so với thời vụ; Nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông ngày càng giảm; nhiều khu vực đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn; trình độ dân trí thấp, nhận thức của người dân không đồng đều. Một bộ phận nông dân sản xuất nông nghiệp vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chậm thay đổi tập quán canh tác, việc tuyên truyền, vận động nhân rộng mô hình gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa cao. Điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ hoạt động khuyến nông còn thiếu; chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người hoạt động khuyến nông còn thấp, chưa thu hút và tạo động lực để cán bộ khuyến nông yên tâm công tác. Hậu quả của quá trình thay đổi khí hậu diễn ra ngày càng nhiều, gây tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 32 - 38)