Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 49 - 51)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Thu thập số liệu thứ cấp tại Trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê và các phòng ban khác ở huyện Vân Hồ, tài liệu từ sách báo và mạng internet,... Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng sau mỗi biểu số liệu.

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử dụng để có được các số liệu như:

+ Thông tin về điều kiện tự nhiên. +Thông tin về điều kiện kinh tế xã hội. + Kết quả hoạt động khuyến nông. + Kết quả sản xuất nông nghiệp.

+ Phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kì tài liệu nào. Người thu thập có được thông tin thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau để thu thập thông tin số liêu cần thiết.

Sử dụng bộ câu hỏi định sẵn trong phạm vi đề tài này để thu thập thông tin sơ cấp phục vụ cho kết quả nghiên cứu. Các số liệu thu thập được từ quá trình điều tra sẽ được tổng hợp vào các bảng biểu. Số liệu được thu thập qua điều tra điển hình, điều tra mẫu, điều tra tại Trạm và thảo luận với cán bộ khuyến nông. Các thông tin cần thu thập là nhận thức và đánh giá của cán bộ khuyến nông, nhân dân địa phương về các hoạt động khuyến nông. Số lượng điều tra 14 cán bộ khuyến nông và 90 hộ nông dân theo phương pháp phân nhóm theo hộ (hộ: nghèo, cận nghèo, trung bình) trên địa bàn 3 xã: Song Khủa, Vân Hồ, Chiềng Xuân của huyện Vân Hồ. Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp qua phiếu điều tra.

- Thu thập những thông tin, số liệu này bằng cách quan sát, khảo nghiệm thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý huyện, xã, các hộ gia đình. Đề tài này chủ yếu sử dụng công cụ phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các thông tin.

2.3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu sơ cấp sau khi điều tra được tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong quá trình điều tra.

- Thực hiện nhập số liệu vào bảng Excel. Sử dụng phần mềm Excel để tính toán một số chỉ tiêu nghiên cứu.

* Nhóm các phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp thống kê mô tả: Dùng để hệ thống hóa các tài liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phần trăm để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng này lên hiện tượng kia.

- Phương pháp so sánh: Là đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá được các mặt phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. So sánh các số liệu theo số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân… từ đó đánh giá kết quả thu được.

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các nhà chuyên môn như các đồng chí lãnh đạo xã, khuyến nông viên xã thông qua các buổi thảo luận nhóm để phục vụ cho việc phân tích.

- Phương pháp dự báo: Là phương pháp dựa vào điều kiện thực tế và khả năng phát triển của cơ sở cũng như diễn biến về kinh tế xã hội. Căn cứ vào thực trạng của địa bàn nghiên cứu, tiến hành đánh giá và đề ra các phương hướng phát triển cho thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện vân hồ, tỉnh sơn la​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)