- Tính theo công thức được Hội Thận Quốc tế KDIGO khuyến cáo áp dụng (Stevens A đề xuất năm 2008):
2.5.2. Các tiêu chuẩn đánh giá và phân loại sử dụng trong nghiên cứu
* Tuổi - Phân loại: Dưới 50 tuổi 50 – 69 tuổi Trên 70 tuổi * Giới tính
- Chia nhóm giới tính: Nam và Nữ
* Nguyên nhân suy tim
- Phân loại: Theo các nhóm nguyên nhân thường gây suy tim sau: tăng huyết áp, tâm phế mạn, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim giãn.
* Triệu chứng lâm sàng suy tim mạn
- Cách đánh giá: thăm khám và hỏi bệnh bằng bệnh án nghiên cứu: khó thở, đau ngực, phù ngoại biên, thiểu niệu, nhịp tim nhanh, loạn nhịp hoàn toàn, tiếng thổi tim, ran phổi, tràn dịch màng phổi, gan to, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+).
* Nhịp tim
- Phân loại: bình thường < 90 chu kì/ phút, nhanh ≥ 90 chu kì/ phút
* Huyết áp
- Phân loại: tăng huyết áp được đánh giá khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 90 mmHg [4], [ 52].
* Chỉ số khối cơ thể (BMI: kg/m2)
- Phân loại chia thành 3 mức: < 18,5, 18,5 - 23 và ≥ 23.
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành Châu Á - IDF, 2005 [5]
Phân loại BMI (kg/m2) Yếu tố nguy cơ phối hợp
Số đo vòng eo
< 90 cm (với nam) ≥ 90cm < 80cm (với nữ) ≥ 80 cm
Gày < 18,5 Thấp (nhưng là yếu
tố nguy cơ với các bệnh khác)
Bình thường
Bình thường 18,5 - 22,9 Bình thường Tăng
Béo + Có nguy cơ + Béo độ 1 + Béo độ 2 ≥ 23 23 - 24,9 25 - 29,9 ≥ 30 Tăng Tăng trung bình Nặng Tăng trung bình Nặng Rất nặng
* Phân độ suy tim mạn tính theo NYHA
- Phân loại: Theo Hội Tim New York (NYHA):
Độ I Không hạn chế- Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.
Độ II Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi dẫn đến mệt; vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, khó thở hoặc đau ngực.
Độ III Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.
Độ IV Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.
* Huyết học
- Phân loại thiếu máu: thường trong suy tim mạn có thiếu máu nhẹ hoặc vừa nên phân loại thành 2 mức: có thiếu máu (< 120 g/l) và không thiếu máu ( ≥ 120 g/l).
* Sinh hóa máu
- Phân loại một số chỉ số sinh hóa máu:
Ure tăng khi > 8,3 mmol/l, không tăng khi từ 2,5- 8,3 mmol/l (giá trị bình thường tham khảo khoa Sinh hóa- Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên).
Creatinin tăng khi ≥ 130 µmol/l, không tăng khi < 130 µmol/l theo phân loại suy thận mạn tính và chỉ định điều trị của Nguyễn Văn Xang [9].
* Định lượng cystatin C huyết tương
- Trị số bình thường: 0,47 - 1,09 mg/l [3] - Phân loại:
+ Tăng cystatin C ( ≥ 1,10 mg/l) + Không tăng (< 1,10 mg/l).
* Mức lọc cầu thận ước tính theo nồng độ creatinin máu (MLCTcre)
Bảng 2.2. Phân loại bệnh thận mạn tính theo KDIGO -2012 [53]
Giai đoạn BTM
Mô tả Mức lọc cầu thận
(ml/ph/1,73m2)
1 Tổn thương thận với MLCT bình thường hoặc tăng
≥ 90 2 Tổn thương thận với MLCT giảm nhẹ 60 - 89
3a Giảm MLCT nhẹ đến trung bình 45 - 59
3b Giảm MLCT trung bình đến nặng 30 - 44
4 Giảm MLCT nặng 15 - 30
5 Suy thận < 15
*Mức lọc cầu thận ước tính theo nồng độ cystatin C máu (MLCTcys)
- Phân loại: tương tự MLCT ước tính dựa vào creatinin.
* Siêu âm tim: Phân suất tống máu (EF %), giãn thất trái, tăng áp lực động mạch phổi
- Phân loại:
Phân suất tống máu (EF %) theo Hội siêu âm tim Hoa Kỳ 2009, chia 2 nhóm: bình thường khi EF ≥ 50% và suy tim tâm thu khi EF < 50% [58].
Giãn thất trái: chia 2 nhóm có giãn thất trái và không giãn thất trái dựa vào kết luận trong kết quả siêu âm.
Tăng áp lực động mạch phổi: bình thường là dưới 30 mmHg, tăng khi trên 30 mmHg.
* Một số hình ảnh Xquang tim phổi: tim to, ứ huyết phổi
- Phân loại:
Tim to: có và không