Kỹ thuật và phương tiện thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ cystatin c huyết tương ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 36 - 40)

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị đợt cấp suy tim mạn tại Khoa tim mạch, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, các xét nghiệm thăm dò chức năng, được phỏng vấn khai thác kỹ các yếu tố liên quan đến bệnh theo mẫu bệnh án đã được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu.

* Tuổi

- Cách tiến hành: bệnh án nghiên cứu, ghi năm sinh của bệnh nhân

* Giới tính: Nam và nữ * Nguyên nhân suy tim

- Cách xác định: dựa vào kết luận cuối cùng trong bệnh án (dựa vào tiền sử, Xquang, điện tim, siêu âm Doppler tim ).

* Triệu chứng lâm sàng suy tim mạn

- Cách đánh giá: thăm khám và hỏi bệnh bằng bệnh án nghiên cứu: + Khó thở: đếm nhịp thở của bệnh nhân khi > 20 lần/phút.

+ Đau ngực: đau vùng xương ức hoặc vùng trước tim kiểu đau thắt ngực điển hình với thời gian kéo dài từ vài phút đến hàng chục phút.

+ Phù ngoại biên: thường phù vào buổi chiều tối, bắt đầu ở chân. Khám bằng cách ấn ngón tay cái trên nền xương gây áp lực tại các vị trí: mắt cá trong, trên mắt cá 5 cm, mặt trước thân xương chày, xương sườn, xương ức, trán (nếu phù toàn thân). Đánh giá phù khi có vết ấn lõm (5- 30 giây), mất lâu (tối thiểu 15 giây).

+ Thiểu niệu: khi lượng nước tiểu 24 giờ đo được từ 300 – 500 ml. + Nhịp tim nhanh: nghe tim nhịp đều tần số trên 90 chu kì/phút.

+ Loạn nhịp hoàn toàn: nghe tim nhịp không đều lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu. Chính xác theo kết quả điện tim.

+ Tiếng thổi tim: là một loạt những rung động kéo dài hơn một tiếng có thể nghe được có thể là thổi tâm thu, thổi tâm trương hoặc thổi liên tục.

+ Ran phổi: thường là ran ẩm vùng rốn phổi có thể nghe được trong cả thì hít vào hoặc thở ra do ứ huyết phổi.

+ Tràn dịch màng phổi: có hội chứng 3 giảm vùng đáy phổi: rung thanh giảm, gõ đục, nghe phổi rì rào phế nang giảm hoặc mât. Tốt nhất dựa vào Xquang phổi hoặc siêu âm ổ bụng.

+ Gan to: xác định to khi sờ bờ dưới vượt ra khỏi bờ sườn, mật độ mềm, bờ tù, cùng với phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) và gõ bờ trên gan vượt quá liên sườn V.

+ Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+): xác định (+) khi sờ gan bệnh nhân nghiêng trái ấn vào vùng gan thấy tĩnh mạch cổ nổi lên nhanh mất chậm.

* Nhịp tim

- Cách tiến hành: bệnh nhân nằm yên tĩnh nghe tim và đếm nhịp tim bằng ống nghe trong một phút ghi lại kết quả. Những trường hợp loạn nhịp hoàn toàn cần chính xác ghi theo điện tim.

* Huyết áp

- Cách tiến hành: bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, đo huyết áp khi nằm của bệnh nhân ở cả 2 tay nếu không chênh lệch quá mức ghi lại trị số huyết áp đo được.

* Nhịp thở

- Cách tiến hành: bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 15 phút, thực hiện đếm nhịp thở đúng kĩ thuật, ghi lại tần số thở (nhịp/ phút).

* Chỉ số khối cơ thể (BMI: kg/m2)

- Đo các chỉ số nhân trắc:

+ Cân bệnh nhân: sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo chiều cao. Bệnh nhân chỉ mặc 1 bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.

+ Đo chiều cao: được đo bằng thước đo chiều cao gắn với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đúng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.

+ Tính chỉ số khối cơ thể theo công thức (bằng phần mềm EXCEL) BMI (chỉ số Quetelet) = Cân nặng(kg) / [Chiều cao (m)]2

* Phân độ suy tim mạn tính theo NYHA

Dựa vào hỏi bệnh triệu chứng cơ năng mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, khi nghỉ lúc nhập viện.

* Huyết học(Các chỉ số huyết học được lấy vào thời điểm bệnh nhân khi mới vào viện)

- Cách tiến hành: lấy khoảng hơn 2 ml máu tĩnh mạch của bệnh nhân. 2 ml máu bơm vào ống chống đông EDTA và lắc đều để chạy máy đếm lase. Ghi lại kết quả nghiên cứu vào phiếu bệnh án.

* Sinh hóa máu (Các chỉ số sinh hóa máu được lấy vào thời điểm bệnh nhân khi mới vào viện)

- Kỹ thuật lấy máu làm xét nghiệm: lấy khoảng 2,5 ml máu tĩnh mạch của bệnh nhân. 2,5 ml máu bơm vào ống chống đông EDTA lấy huyết tương, làm ngay các xét nghiệm cần nghiên cứu. Riêng với xét nghiệm nồng độ cystatin C thu mẫu huyết tương lưu trữ tủ âm sâu chạy kết quả cùng một thời điểm ghi lại kết quả.

Định lượng ure theo phương pháp Biure thông qua phản ứng tạo thành một phức hợp màu với protein trong môi trường kiềm (hóa chất chuẩn của hãng Beckman Coulter) tạo ra phức hợp màu xanh tím, tím, tím đỏ hay đỏ thực hiện trên máy xét nghiệm sinh hoá tự động AU400.

Định lượng creatinin theo phương pháp Jaffé, thông qua phản ứng tạo thành một phức hợp màu với dung dịch picrate trong dung dịch kiềm tạo ra một phức hợp màu đỏ da cam thực hiện trên máy xét nghiệm sinh hoá tự động AU400.

Định lượng nồng độ NT-proBNP huyết tương bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang bằng bộ xét nghiệm của hãng Siemens thực hiện trên máy xét nghiệm miễn dịch tự động Immulite 2000.

Các xét nghiệm trong máu được tiến hành trên máy xét nghiệm sinh hoá tự động AU400 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

* Định lượng cystatin C huyết tương

- Cách tiến hành: sử dụng phương pháp miễn dịch đo độ đục có tăng cường các vi hạt latex. Cystatin C trong mẫu (huyết tương) sẽ kết hợp với các vi hạt latex đã được bao phủ trên bề mặt bởi lớp kháng kháng thể, tạo thành phức hợp ngưng kết miễn dịch. Tiến hành xác định độ đục của phức hợp này bằng phương pháp đo quang bước sóng 546 nm. Dựa trên đường cong chuẩn để tính được nồng độ cystatin C cần phân tích trong mẫu đo.

Lấy bệnh phẩm: phân tích trên mẫu huyết tương. Tính ổn định của mẫu: 7 ngày/ nhiệt độ 2-8°C; 6 tháng/ nhiệt độ (-15) - (-25)°C. Mẫu huyết tương chỉ được đông lạnh một lần, mẫu cần được trộn đều trước khi phân tích. Chuẩn bị máy phân tích, dựng đường chuẩn, phân tích QC: ở cả 2 nồng độ. Khi QC đạt tiến hành phân tích mẫu. Phân tích mẫu: mẫu bệnh phẩm nên được tiến hành phân tích trong vòng 2 giờ. Mẫu sau khi ly tâm được chuyển vào khay đựng bệnh phẩm.

Đánh số (hoặc mã bệnh nhân); vận hành theo protocol của máy: chọn test và máy sẽ tự động (máy xét nghiệm sinh hóa tự động AU400, hóa chất chuẩn của hãng Dialab).

+ Nhận định kết quả

 Trị số bình thường: 0.47 - 1,09 mg/l [3].

* Mức lọc cầu thận ước tính theo nồng độ creatinin máu (MLCTcre) - Cách tiến hành:

Đo nồng độ creatinin huyết tương (µmol/l), và áp dụng tính eGFR theo công thức MDRD 2012 (Modification of Diet in Renal Disease study) theo chương trình trực tuyến của Stephen Z.Fadem, M.D và Brian :

 MLCTcre =186 x (Creatinin(µmol/l) / 88,4)-1,154 x (tuổi)-0,203 x (0,742/nữ). Tính MLCTcre bằng phần mềm EXCELvới đơn vị đo: ml/phút/1,73m2 da.

*Mức lọc cầu thận ước tính theo nồng độ cystatin C máu (MLCTcys)

- Tính theo công thức được Hội Thận Quốc tế KDIGO khuyến cáo áp dụng (Stevens A đề xuất năm 2008):

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ cystatin c huyết tương ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 36 - 40)