ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ cystatin c huyết tương ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 31 - 33)

69 bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim mạn tính đợt cấp đang điều trị tại khoa Tim Mạch Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

* Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định suy tim mạn

Theo khuyến cáo của Hội Tim Mạch Châu Âu 2012 [6] - Chẩn đoán suy tim tâm thu:

+ Triệu chứng cơ năng (khó thở khi gắng sức/ nghỉ ngơi, mệt mỏi, ho khan, ho nhiều khi nằm, khi về đêm, phù)

+ Triệu chứng thực thể (nhịp tim nhanh, tiếng tim T3, tiếng thổi tim, nhịp thở nhanh, có ran ở phổi, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại biên, gan to,có phản hồi gan tĩnh mạch cổ)

+ Giảm phân suất tống máu (LVEF < 50%) - Chẩn đoán suy tim tâm trương:

+ Có triệu chứng cơ năng và/hoặc thực thể của suy tim + Phân suất tống máu bảo tồn (LVEF ≥ 50%)

+ Tăng Natriuretic Peptide (BNP ≥ 35 pg/ml và/hoặc NT-proBNP ≥ 125 pg/ml)

+ Chứng cứ biến đổi cấu trúc cơ tim (dày thất trái, giãn nhĩ trái) và/ hoặc rối loạn chức năng tâm trương.

* Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp của suy tim mạn tính gồm các bệnh nhân suy tim mạn nặng hơn hoặc mất bù : ở bệnh nhân suy tim mạn đang điều trị diễn tiến nặng hơn và có bằng chứng sung huyết hệ thống và phổi.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối.

- Bệnh nhân sử dụng corticoid trong một tháng trước thời điểm nghiên cứu, ung thư, có thai, nhiễm trùng nặng, nhiễm HIV, rối loạn tâm thần.

- Những bệnh nhân có bệnh lý cấp tính: nhồi máu cơ tim cấp tính, đột quỵ não, nhiễm khuẩn, tiền hôn mê và hôn mê.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nồng độ cystatin c huyết tương ở bệnh nhân suy tim mạn tính điều trị tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)