1.9.1. Phân độ KILLIP [13]
Chỉ dùng cho các bênh nhân nhồi máu cơ tim
Bảng 1.1: Phân độ Killip
Độ Killip Đặc điểm lâm sàng
I Không có triệu chứng của suy tim trái
II Có ran ẩm < 1/2 phổi, tĩnh mạch cổ nổi, có thể có tiếngT3 ngựa phi
III Phù phổi cấp IV Sốc tim
1.9.2. Thang điểm TIMI [50]
Có một số nghiên cứu và một số cách đánh giá nguy cơ sớm, thang điểm nguy cơ TIMI (TIMI risk score) được Antman và cộng sự đề cập trong các nghiên cứu như ESSENCE, TATICS TIMI 18.
Thang điểm TIMI: dùng cho các bệnh nhân NSTEMI thang điểm này cho 1 điểm cho mỗi yếu tố:
+ Tuổi trên 65
+ Có từ 3 yếu tố nguy cơ ĐMV trở lên
+ Có bị hẹp ĐMV đã được chứng minh bằng chụp ĐMV trước đó + Có ít nhất 2 cơn đau ngực trong 24 giờ
+ Có thay đổi ST trên điện tâm đồ + Có tăng men tim
+ Đã được dùng Aspirin trong vòng 7 ngày
Đánh giá kết quả theo thang điểm TIMI
0– 1 điểm: nguy cơ thấp 2 – 3 điểm: nguy cơ vừa 4 – 7 điểm: nguy cơ cao
- Thang điểm TIMI: dùng cho các bệnh nhân STEMI
Bảng 1.2: Các yếu tố đánh giá bệnh nhân STEMI trong thang điểm TIMI
Yếu tố Điểm
Tuổi 64-74 2
≥75 3
Huyết áp tâm thu <100mmHg 3
Nhịp tim >100 l/p 2
Độ KILLIP II-IV 2
ST chênh lên thành trước hay block nhánh trái 1 Tiền căn ĐTĐ, THA, đau thắt ngực 1
Cân nặng < 67kg 1
Thời gian từ lúc khởi phát triệu chứng đến khi được điều
trị tái thông 1
Tổng số điểm: 0-14.
Xếp loại nguy cơ theo tổng số điểm nguy cơ: +Nguy cơ thấp: 0 - 3
+Nguy cơ trung bình: 4 - 7 +Nguy cơ cao: ≥ 8
Tương quan giữa điểm TMI khi nhập viện và các biến cố chính tim mạch đã được ghi nhận trong nghiên cứu như các số liệu ở bảng sau.
Bảng 1.3: Liên quan điểm TIMI và tỷ lệ các biến cố chính (tử vong, NMCT, tái can thiệp mạch)
Điểm TIMI Tỷ lệ biến cố (%)
0 - 1 4,7 2 8,3 3 13,2 4 19,9 5 26,2 6 - 7 40,9
1.9.3. Thang điểm GRACE [10], [59]
Theo nghiên cứu GRACE ở châu Âu, đây là thang điểm dựa trên tiểu sử bệnh, triệu chứng khi mới nhập viện, diễn biến quá trình theo dõi tại bệnh viện. Dựa vào phần mềm máy tính để tính thang điểm GRACE do khá phức tạp hoặc tính trực tiếp trên mạng internet qua http://www.outcomes.org/grace. Phối hợp thêm các chỉ điểm sinh học (như NT-proBNP) làm tăng giá trị dự báo về dài hạn của thang điểm GRACE. Cách tính điểm theo thang điểm TIMI đơn giản hơn nhưng thang điểm TIMI có giá trị dự báo kém hơn vì không tính đến những yếu tố quan trọng như phân độ Killip, tần số tim và huyết áp tâm thu lúc nhập viện.Tuy phức tạp nhưng thang điểm này có giá trị dự báo khá chính xác các biến cố qua theo dõi trên 6 tháng.
Bảng 1.4: Cách cho điểm theo thang điểm GRACE
Thông số Điểm
Tuổi cao 1,7 cho mỗi 10 tuổi Độ Killip 2,0 cho mỗi độ
Huyết áp tâm thu 1,4 cho mỗi 20 mmHg
ST thay đổi 2,4
Có ngừng tuần hoàn 4,3
Mức creatinin 1,2 cho mỗi 1mg/dL tăng
Men tim tăng 1,6
Nhịp tim 1,3 cho mỗi 30 nhịp/phút
Bảng 1.5: Tử vong trong bệnh viện và sau 6 tháng tùy theo điểm GRACE.
Nguy cơ GRACE risk score Tử vong tại viện (%)
Thấp ≤108 <1
Trung bình 109-140 1-3
cao >140 >3
Nguy cơ GRACE risk score Tử vong sau 6 tháng (%)
Thấp ≤88 <3
Trung bình 89-118 3-8
cao >118 >8