3. Phạm vi nghiên cứu
3.2.5. Văn hóa, giáo dục, y tế
tại 95% dân số trong khu vực được xem truyền hình, 97% được nghe đài phát thanh, có trạm bưu điện và nhà văn hóa xã. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước sớm được cập nhật, góp phần nâng cao trình độ văn hóa và trình độ dân trí của nhân dân.
- Giáo dục: Do được sự quan tâm của Nhà nước và các cấp chính quyền nên trong những năm gần đây cơ sở vật chất của ngành giáo dục đã được chú trọng đầu tư, xây dựng và nâng cấp. Đời sống của cán bộ giáo viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trang thiết bị giảng dạy còn thiếu, do đó đã làm ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và học tập.
- Y tế: Khu vực có 1 trạm y tế với 4 y, bác sỹ và 4 giường bệnh. Nhìn chung, các trang thiết bị, y cụ, cơ sở vật chất đáp ứng đầy đủ đã ảnh hưởng tới việc khám và chữa bệnh cho nhân dân trong vùng.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu:
* Thuận lợi
Mặc dù là xã nghèo, nằm cách xa trung tâm thành phố Thái Nguyên, tuy nhiên xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới từ năm 2014, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội như:
- Nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn cũng khá phong phú và đa dạng. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho phát triển các cây công nghiệp cũng như các các cây nông nghiệp, cây ăn quả…
- Điều kiện đất đai trên địa bàn rất phù hợp cho việc trồng cây chè, các loại keo, từ đó thuận lợi cho phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp như chế biến chè, chế biến gỗ,…
- Hệ thống đường giao thông nối từ thành phố đến trung tâm xã và từ trung tâm xã đến các xóm thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa và phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ.
- Lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó.
* Khó khăn
- Xã cách xa trung tâm thành phố Thái Nguyên.
- Địa bàn rộng, nhiều xóm cách xa trung tâm xã, có xóm bị ngăn cách bởi con sông chảy ra từ đập chính hồ Núi Cốc, hệ thống đường giao thông đã xuống cấp gây nhiều khó khăn trong việc đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân.
- Mùa hè xuất hiện nhiều sâu bệnh chưa kiểm soát được. Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, xuất hiện sương muối gây thiệt hại tới các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sự đa dạng các taxon thực vật trong khu vực nghiên cứu
Từ các kết quả nghiên cứu thực địa thu được chúng tôi đã thống kê được hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu gồm 178 loài thuộc 135 chi, 67 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Số lượng và sự phân bố cụ thể của các taxon được trình bày trong bảng 4.1 và hình 4.1.
Bảng 4.1. Số lượng và tỷ lệ % các họ, chi, loài trong các ngành thực vật ở KVNC STT Tên ngành Họ Chi Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 1 1,49 2 1,48 2 1,12 2 Dương xỉ (Polypodiophyta) 5 7,46 5 3,71 10 5,62 3 Thông) (Pinophyta) 2 2,99 2 1,48 3 1,69 4 Mộc lan (Magnoliophyta) 59 88,06 126 93,33 163 91,57 Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 50 74,63 107 79,26 138 77,53 Lớp Hành (Liliopsida) 9 13,43 19 14,07 25 14,04 Tổng 67 100 135 100 178 100
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ % số họ, chi, loài trong các ngành thực vật ở KVNC
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, ta thấy hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu khá phong phú, được phân bố trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Trong 4 ngành thì ngành có số họ, chi, loài phong phú nhất là ngành Mộc lan (Magnoliophyta) gồm 59 họ (chiếm 88,06%), 126 chi (chiếm 93,33%), và 163 loài (chiếm 91,57%). Điều này là hoàn toàn phù hợp vì ngành Mộc lan luôn là ngành chiếm ưu thế trong các kiểu thảm thực vật ở nước ta. Tiếp theo là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 5 họ (chiếm 7,46%), 5 chi (chiếm 3,71%) và 10 loài (chiếm 5,62%). Ngành Thông (Pinophyta) có 2 họ (chiếm 2,99%) 2 chi (chiếm 1,48%) và 3 loài (chiếm 1,69%). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) chiếm tỷ lệ thấp nhất với 1 họ (chiếm 1,49%), 2 chi (chiếm 1,48%) và 2 loài (chiếm 1,12%). Như vậy có thể thấy rằng sự phân bố của các taxon thực vật không đồng đều giữa các họ, chi loài trong các ngành; mà ngay trong cùng một ngành thì cũng có sự phân bố khác nhau về số lượng các loài và chi và họ. Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), số họ, số chi và số loài thuộc lớp Mộc lan (Magnoliopsida) luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn (50/59 họ, 107/126 chi, 138/163 loài) so với lớp Hành (Liliopsida) (9/59 họ, 19/126 chi, 25/163 loài) trong tổng số họ, chi, loài của ngành Mộc lan.
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Họ Chi Loài Tỷ lệ % Bậc phân loại Thông đất Dương xỉ Thông Mộc lan
Ở KVNC, chúng tôi thu được 178 loài thuộc 135 chi của 67 họ. Sự phân bố của các loài, chi thuộc các họ khá chênh lệch. Trong tổng số 67 họ thì có tới 37 họ chỉ có 1 chi, 18 họ có 2 chi, còn lại có 12 họ có từ 3 chi trở lên được tổng hợp trong bảng 4.2
Bảng 4.2. Các họ có từ 3 chi trở lên ở KVNC
STT Họ Số chi Số loài
1 Thầu dầu (Euphorbiaceae) 11 16
2 Hòa thảo (Poaceae) 10 11
3 Cúc (Asteraceae) 7 7
4 Đậu (Fabaceae) 6 8
5 Cà phê (Rubiaceae) 6 4
6 Xoài (Anacardiaceae) 4 5
7 Long não (Lauraceae) 3 4
8 Sim (Myrtaceae) 3 4 9 Trôm (Sterculiaceae) 3 4 10 Vang (Ceasalpiniaceae) 3 3 11 Xoan (Meliaceae) 3 3 12 Bồ hòn (Sapindaceae) 3 3 Tổng 62 72
Qua số liệu bảng trên cho thấy, tổng số chi trong các họ (có từ 3 chi trở lên) là 62 chi với 72 loài thuộc 12 họ. Sự phân bố của các chi trong mỗi họ khá chênh lệch nhau, trong đó:
- 1 họ có 11 chi là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 16 loài. - 1 họ có 10 chi là họ Hòa thảo (Poaceae) với 11 loài.
- 1 họ có 7 chi là họ Cúc (Asteraceae) với 7 loài.
- 2 họ có 6 chi là họ Đậu (Fabaceae) gồm 8 loài và họ Cà phê (Rubiaceae) gồm 6 loài.
- 6 họ có 3 chi là: Họ Long não (Lauraceae), họ Sim (Myrtaceae) và họ Trôm (Sterculiaceae) mỗi họ có 4 loài; họ Vang (Ceasalpiniaceae), họ Xoan (Meliaceae) và họ Bồ hòn (Sapindaceae) mỗi họ có 3 loài.
Như vậy, hầu hết các họ trên là những họ giàu chi, loài, có phổ biến trong hệ thực vật nước ta. Đặc biệt các họ Euphorbiaceae, Poaceae, Asteraceae, Fabaceae, Rubiaceae… là những họ có nhiều loài thân thảo hoặc cây bụi ưa sáng, mọc nhanh, đều có số lượng loài lớn nhất, do các họ này sinh trưởng và phát triển thích hợp trong môi trường có độ chiếu sáng lớn.
4.2. Đa dạng về thành phần thực vật trong khu vực nghiên cứu
4.2.1. Đa dạng về thành phần loài
Kết quả điều tra về thành phần loài ở quần xã nghiên cứu bước đầu đã thống kê được 178 loài thuộc 135 chi, 67 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong ngành Mộc lan (Magnoliopsida) thì lớp Mộc lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế hơn với 50 họ so với 9 họ của lớp Hành (Liliopsida).
Họ có số lượng loài lớn nhất là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) của lớp Mộc lan có 16 loài gồm: Đom đóm (Alchornea rugosa), Thẩu tấu lá tròn (Aporosa aff. Sphaerosperma), Dâu da đất (Baccaurea ramiflora), Thẩu tấu khác gốc (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Ba đậu (Croton tiglium), Cỏ sữa lá lớn (Euphorbia hirta), Cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymyfolia), Bọt ếch (Glochidion eriocarpum), Bùng bục (Mallotus barbatus), Ba soi (Mallotus panicurlatus), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Me rừng (Phyllanthus emblica), Diệp hạ châu (Phyltanthus urinaria), Sòi tía (Sapiumdiscolor).
Họ có số lượng loài lớn thứ hai là họ Hòa thảo (Poaceae) với 11 loài là: Tre (Bambusa blumeana), Vầu (Bambusa nutans), Nứa (Schizostachyum blumei), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ bông (Eragrostis interrupta), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ chít (Thysanolaenamaxima).
Tiếp đến là họ Đậu (Fabaceae) với 8 loài là: Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Muồng ràng ràng (Adenanthera microsperma), Móng bò (Bauhinia pyrrhoclaza), Ràng ràng mít (Ormosia balansae), Ràng ràng xanh (Ormosia dasycarpa), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Bông đuôi chó (Uraria crinita).
Tiếp theo là họ Cúc (Asteraceae) có 7 loài gồm: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Diếp dại (Lactuca indica), Ké đầu ngựa (Xanthium strumarium).
Họ Cà phê (Rubiaceae) có 6 loài là: Găng thạch (Canthium parvifolium), Cỏ vừng (Hedyotis multiglomerulata), Ba kích (Morinda officinalis), Găng gai (Randia spinosa), Gáo vàng (Nauclea orientalis), Hoắc quang (Wendlandia paniculata).
Hai họ có 5 loài là: họ Dâu tằm (Moraceae) gồm 5 loài Mít (Artocarpus heterophyllus), Vả gạo (Ficus auriculata), Sung rừng (Ficus harmandii), Ngái (Ficus hispida), Sung ta (Ficus racemosa). Họ Xoài (Anacardiaceae) gồm: Dâu da xoan (Allospondias lakonenis), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Muối (Rhus chinensis), Sơn ta (Rhus succedanea).
Có 5 họ gồm 4 loài là: họ Long não (Lauraceae) gồm Kháo nhớt (Machilus leptophylla), Màng tang (Litsea cubeba), Re (Cinnamomum iners), Mò lông (Litsea umbellata); họ Sim (Myrtaceae) gồm Vối (Cleistocalyx operculatus), Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis), Bạch đàn lá liễu (Eucalyptus exserta), Sim (Rhodomyrtus tomentosa); họ Cam (Rutaceae) gồm Ba chạc (Euodia lepta), Ba chạc lá xoan (Euodia meliaefolia), Chẻ ba (Euodia tryphylla), Sẻn (Zanthoxylum avicenniae); họ Trôm (Sterculiaceae) gồm Tơ đồng (Firmiana simplex), Tổ kén cái (Helicteres hirsuta), Tổ kén tròn (Helicteres isora), Sảng (Sterculia lanceolata); họ Kim cang (Smilacaceae) với Dây khúc khắc
(Heterosmilax polyandra), Thổ phục linh (Smilax glabra), Kim cang lá thuôn (Smilax lanceifolia), Kim cang lá to (Smilax prolifera).
Có 11 họ có 3 loài là các họ sau: họ Bòng bong (Schizaeaceae) gồm: Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Bòng bong leo (Lygodium scandens). Họ Ngũ gia bì (Araliaceae) có Chân chim (Schefflera heptaphylla), Chân chim lá to (Schefflera macrophylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata). Họ Vang (Caesalpiniaceae) gồm Muồng trâu (Senna alata), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Móng bò hoa đỏ (Bauhinia coccinea). Họ Dẻ (Fagaceae) gồm Dẻ gai (Castanopsis indica), Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii), Sồi phảng (Lithocarpus fissus). Họ Ngọc lan (Magnoliaceae) gồm Mỡ (Manglietia cofinera), Giổi (Michelia mediocris), Giổi lông (Michelia balansae). họ Mua (Melastomataceae) gồm Mua bò (Blastus eberhardtii), Mua lông (Melastoma candidum), Mua thường (Melastoma normale), họ Xoan (Meliaceae) gồm Lát hoa (Chukrasia tabularis), Xoan núi (Walsura robusta), Xoan ta (Melia azedarach). Họ Nhài (Oleaceae) gồm Nhài lá quế (Jasminum laurifolium), Nhài cánh hoa dài (Jasminum longipetalum ), Hoa Nhài (Jasminum sambac). Họ Hoa hồng (Rosaceae) gồm Xoan đào tía (Prunus arborea), Mâm xôi (Rubus alceafolius), Ngấy hương (Rubus cochinchinensis). Họ Bồ hòn (Sapindaceae) gồm Nhãn (Dimocarpus longana), Bồ hòn (Sapindus saponaria), Ké (Xerospermum noronhianum). Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Ngọc nữ đỏ (Clerodendrum paniculatum), Mò đỏ (Clerodendrumkaempferi).
Có 23 họ gồm 2 loài là: họ Thông đất (Lycopodyaceae) gồm Thông đất (Lycopodiella cernua), Thông đất súng (Huperzia carinata). Họ Tóc vệ nữ (Adiantaceae) gồm Dớn đen (Adiantum flabellulatum) và Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus). Họ Dương xỉ (Dryopteridaceae) gồm Dương xỉ đực (Dryopteris filix) và Dương xỉ thường (Dryopteris paracitica). Họ Guột (Gleicheniaceae) gồm Guột thường (Dicranopteris linearis) và Guột to
(Dicranopteris linearis). Họ Thông (Pinaceae) gồm Thông hai lá (Pinus massonniana) và Thông mã vĩ (Pinus massonniana). Họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm Cỏ xước (Achyranthes aspera) và Mào gà trắng (Celosia argentea). Họ Na (Annonaceae) gồm Hoa dẻ (Desmos cochinchinensis) và Nhọc (Desmos
cochinchinensis). Họ Hoa tán (Apiacea) gồm Rau má (Centella asoatica) và Rau má lá to (Hydrocotyle nepalensis). Họ Trám (Burceraceae) gồm Trám đen (Canarium tramdenum) và Trám trắng (Canarium album). Họ Dầu (Dipterocarpaceae) gồm Chò nâu (Dipterocarpus retusus) và Chò chỉ (Parashorea chinensis). Họ Côm (Elaeocarpaceae) gồm Côm tầng (Elaeocarpus griffithii) và Côm trâu (Elaeocarpus sylvestris). Họ Thành ngạnh (Hypericaceae) gồm Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense) và Đỏ ngọn (Cratoxylum formosum). Họ Bông (Malvaceae) gồm Ké hoa đào (Urena lobata) và Cò ke (Grewia paniculata). Họ Trinh nữ (Mimosaceae) gồm Mán đỉa (Archidendron clypearia) và Trinh nữ (Mimosa indica). Họ Đơn nem (Myrsinaceae) gồm Đơn nem (Maesa sinensis) và Đơn nem răng cưa (Maesa subdentata). Họ Hồ tiêu (Piperaceae) gồm Trầu không rừng (Piper gymnostachyum) và Lá lốt (Piper lolot). Họ Cà (Solanaceae) gồm Cà dược dại (Datura suaveolens) và Cà gai dại (Solanum virginianum). Họ Chè (Theaceae) gồm Chè (Camellia sinensis) và Vối thuốc (Schima wallichii). Họ Du (Ulmaceae) gồm Ngát (Gironniera subaequalis) và Hu đay (Trema orientalis). Họ Gai (Urticaceae) gồm Bọ mắm rừng (Pouzolzia sanguinea) và Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica). Họ Củ nâu (Dioscoreaceae) gồm Củ nâu (Dioscorea cirrhosa) và Củ mài (Dioscorea persimilis). Họ Hoàng tinh (Marantaceae) gồm Lá dong bánh (Phrynium parvifloum) và Lá dong (Phrynium placentarium). Họ Gừng (Zingiberaceae) gồm Riềng gió (Alpinia conchigera) và Riềng (Alpinia officinarum).
Họ chỉ có 1 loài thì gồm 24 họ như: họ Tổ điểu (Aspleniaceae) có Rau dớn (Cyclosorus parasiticus), họ Dây gắm (Gnetum montanum) có Dây gắm lá bé (Gnetum montanum), họ Thôi ba (Alangiaceae) có Thôi ba (Alangium chinense),
họ Sau sau (Altingiaceae) có Sau sau (Liquidambar formosana), họ Trúc đào (Apocynaceae) có Lá dang chua (Ecdysanthera rosea), họ Thiên lý (Asclepiadaceae) có Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), họ Núc nác (Bignoniaceae) có Núc nác (Oroxylum indicum), họ Măng cụt (Clusiaceae) có Bứa (Garcinia oblongifolia), họ Khoai lang (Convolvulaceae) có Bìm bìm lá xẻ (Ipomoea sagittoides), họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có Dưa dại (Ipomoea sagittoides), họ Thị (Ebenaceae) có Thị rừng (Diospyros sylvatica ), họ Hồ đào (Juglandaceae) có Chẹo (Engelhardtia chrysolepis), họ Tiết dê (Menispermaceae) có Tiết dê (Cissampelos pareira), họ Chua me đất (Oxilidaceae) có Chua me đất (Oxalis repens), họ Mã đề (Plantaginaceae) có Mã đề (Plantago major), họ Ngũ vị tử (Schisandraceae) có Na rừng (Kadsura coccinea), họ Bồ đề (Styracaceae) có Bồ đề xanh (Alniphyllum eberhardtii), họ Ráy (Araceae) có Ráy (Alocasia macrorrhiza), họ Thài lài (Commelinacee) có Thài lài (Commelina communis), họ Lá dơn (Iridaceae) có Rẻ quạt (Belamcanda chinensis).
Ở đây, ngoài thành phần loài cây gỗ lớn là Keo (Acacia auriculiformis) và Thông (Pinus massonniana), Trám trắng (Canarium album)… thì chủ yếu là các loài cây gỗ trung bình như Sau sau (Liquidambar formosana), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Côm trâu (Elaeocarpus sylvestris),Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense),Vối (Cleistocalyx operculatus )…Cây bụi chủ yếu là các loài Mua (Melastoma normale), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chẻ ba (Euodia triphylla), Màng tang (Litsea cubeba)…Thành phần thảm tươi gồm các loài của họ Cúc (Asteraceae), họ Hòa thảo (Poaceae),…
Qua kết quả điều tra cho thấy thực vật ở đây khá phong phú về thành phần loài, đa số là những loài phổ biến, ít loài quý hiếm do rừng ở đây là rừng thứ sinh được phục hồi sau cháy rừng. Điều này có được do những năm gần đây, việc bảo vệ rừng đã rất được chú trọng, việc chặt phá rừng bị hạn chế.
Sự đa dạng thực vật trong quần xã không chỉ thể hiện ở thành phần loài mà còn thể hiện ở thành phần dạng sống. Nghiên cứu thành phần dạng sống là một trong những nội dung quan trọng vì dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với điều kiện của môi trường sống. Có nhiều cách phân chia dạng sống, trong luận văn này chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [67]. Thang phân loại này căn cứ vào vị trí chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi cho sinh trưởng để phân loại. Kết quả nghiên cứu thành phần dạng sống thực vật ở KVNC được trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.2 Bảng 4.3. Thành phần dạng sống thực vật trong KVNC Dạng sống Ph Ch He Cr Th Số loài 120 7 31 14 6 Tỷ lệ % 67,42 3,93 17,41 7.87 3,37 Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ % các nhóm dạng sống của thực vật ở KVNC
Qua số liệu bảng 4.3 và hình 4.2 cho thấy, thực vật ở khu vực nghiên cứu 0 10 20 30 40 50 60 70 Ph Ch He Cr Th Tỷ lệ % Dạng sống
có đầy đủ 5 nhóm dạng sống cơ bản nhưng số lượng loài trong mỗi dạng sống không đồng đều. Trong các nhóm thì nhóm Cây chồi trên đất (Ph) có tỷ lệ cao nhất với 120 loài chiếm 67,42%, nhóm Cây chồi nửa ẩn (He) có 31 loài chiếm 17,41%, nhóm Cây chồi ẩn (Cr) chiếm 7.87% với 14 loài, nhóm Cây chồi sát đất (Ch) có 7 loài chiếm 3,93% và nhóm Cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,37% với 6 loài. Từ tỷ lệ các nhóm dạng sống, chúng tôi đã lập công thức phổ dạng sống thực vật ở quần xã nghiên cứu là:
SB = 67,42 Ph + 3,93 Ch + 17,41 He + 7.87 Cr + 3,37 Th.
Nhóm Cây chồi trên mặt đất (Ph) có tỷ lệ lớn nhất chiếm 67,42% với 120 loài như: Dây gắm (Gnetum latifolium), Thông mã vĩ (Pinus massonniana), Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Sơn ta (Rhus succedanea), Chân chim (Schefflera heptaphylla), Trám trắng (Canarium album), Muồng trâu (Senna alata ), Núc nác (Oroxylum indicum), Côm trâu (Elaeocarpus sylvestris), Sòi tía (Sapium discolor), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Đỏ ngọn (Cratoxylum formosum), Bục bạc (Mallotus paniculatus), Màng tang (Litsea cubeba ), Bứa (Garcinia oblongifolia)…
Nhóm Cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 17,41% có 31 loài: Thông đất (Lycopodiella cernua), Rau dớn (Cyclosorus parasiticus), Dương xỉ (Dryopteris parasitica), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Trinh nữ (Mimosa indica), Diếp dại (Lactuca indica), Cỏ vừng (Hedyotis multiglomerulata), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ bông (Eragrostis interrupta), Mã đề (Plantago major), Tiết dê (Cissampelos pareira)…
Nhóm Cây chồi ẩn (Cr) chiếm 7,87% với 14 loài: Guột (Dicranopteris linearis), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Ráy (Streptocaulon juventas), Củ mài (Dioscorea persimilis), Lá dong bánh (Phrynium parvifloum), Thổ phục linh (Smilax glabra), Riềng gió (Alpina conchigera), Riềng (Alpinia
officinarum), Gừng dại (Zingiber cassumnar), Dây khúc khắc (Heterosmilax polyandra), Củ nâu (Dioscorea cirhosa), Củ mài (Dioscorea persimilis), Kim cang lá thuôn (Smilax lanceifolia)…
Nhóm Cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm 3,93% có 7 loài: Trầu không rừng (Piper gymnostachyum), Thài lài (Piper gymnostachyum), Lá lốt (Piper lolot), Ké hoa đào (Urena lobata), Dưa dại (Melothria heterophylla), Cỏ lào (Chromolaena odorata ), Bìm bìm lá xẻ (Ipomoea sagittoides).
Nhóm Cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,37% với 6 loài: Rẻ quạt(Belamcanda chinensis), Cỏ rác (Microstegium vagans), Chua me đất (Oxalis repens), Mào gà trắng (Celosia argentea), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa ).
Dựa vào phụ lục 1 và bảng 4.4 ta thấy: Dạng sống của ngành Thông đất (Lycopodiophyta) đều thuộc nhóm Cây chồi nửa ẩn (He) với 2 loài là Thông đất (Lycopodiella cernua) và Thông đất súng (Huperzia carinata). Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 10 loài thì dạng sống chủ yếu cũng thuộc nhóm Cây chồi nửa ẩn (He) trừ họ Guột (Gleicheniaceae) gồm 2 loài thuộc nhóm Cây chồi ẩn (Cr). Ngành Thông (Pinophyta) chỉ có 3 loài Thông mã vĩ (Pinus massonniana), Thông hai lá (Pinus latteri) và Dây gắm lá bé (Gnetum montanum) đều thuộc nhóm Cây chồi trên mặt đất (Ph). Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có đủ 5 dạng sống cơ bản nhưng chiếm chủ yếu là thuộc nhóm Cây chồi trên mặt đất (Ph). Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta) thì lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có đủ 5 nhóm dạng sống, trong đó nhóm Cây chồi trên mặt đất (Ph) cũng chiếm phần lớn với 114 loài, nhóm Cây chồi nửa ẩn (He) có 13 loài, nhóm Cây chồi sát đất (Ch) gồm 6 loài, nhóm Cây một năm (Th) có 4 loài và nhóm Cây chồi ẩn (Cr) chỉ có 1 loài Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas); lớp Hành (Liliopsida) thì có 11 loài thuộc nhóm Cây chồi ẩn (Cr), 8 loài thuộc nhóm Cây chồi nửa ẩn (He), 3 loài thuộc nhóm Cây chồi trên mặt đất (Ph), 2 loài thuộc nhóm Cây một năm (Th), chỉ có 1 loài thài lài (Piper gymnostachyum) thuộc nhóm Cây chồi sát đất
(Ch). Có thể thấy dạng sống thực vật ở đây đã phản ánh tính chất đặc trưng của thảm thực vật vùng nhiệt đới như Việt Nam, trong đó nhóm Cây chồi trên mặt đất - Ph (nhóm cây đại diện cho vùng nhiệt đới) chiếm ưu thế hoàn toàn so với các dạng sống còn lại (những đại diện cho hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc - Ch, He, Cr, Th).
Bảng 4.4. Thành phần dạng sống thực vật của các ngành trong KVNC STT Ngành Tổng số loài Dạng sống Ph Ch He Cr Th Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 1,12 2 Dương xỉ (Polypodiophyta) 10 8 4,49 2 1,12 3 Thông (Pinophyta) 3 3 1,69 4 Mộc lan (Magnoliophyta) 163 117 65,73 7 3,93 21 11,80 12 6,74 6 3,37 Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 138 114 64,04 6 3,37 13 7,30 1 0,56 4 2,25 Lớp Hành (Liliopsida) 25 3 1,69 1 0,56 8 4,5 11 6,18 2 1,12 Tổng 178 120 67,42 7 3,93 31 17,41 14 7,87 6 3,37
4.3. Đặc điểm về hình thái và cấu trúc của quần xã thực vật trong KVNC
4.3.1. Cấu trúc phân tầng của quần xã
Cấu trúc phân tầng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Cấu trúc phân tầng là sự phân bố theo không gian của các tầng cây theo chiều thẳng đứng. Sự phân tầng theo chiều thẳng đứng thể hiện rõ nhất ở các quần xã rừng, nhằm hạn chế sự trùng nhau về