3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Cấu trúc phân tầng của quần xã
Cấu trúc phân tầng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Cấu trúc phân tầng là sự phân bố theo không gian của các tầng cây theo chiều thẳng đứng. Sự phân tầng theo chiều thẳng đứng thể hiện rõ nhất ở các quần xã rừng, nhằm hạn chế sự trùng nhau về ổ sinh thái giữa các loài từ đó hạn chế sự cạnh tranh khác loài cũng như hạn chế sự cạnh tranh cùng loài về dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm… nâng cao hiệu quả khai thái tối ưu nguồn tài nguyên của môi trường. Cấu trúc tầng thứ còn phản ánh bản chất sinh thái nội bộ hệ sinh thái, nó mô phỏng hàng loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa cây cao và cây thấp, cây cùng loài hay khác loài, cùng tuổi hay khác tuổi.
Nghiên cứu về cấu trúc quần xã thực vật là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thực vật, có ý nghĩa trong tìm hiểu sự phân bố và sự biến động thực vật trong quần xã. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định, sự phân tầng của rừng theo chiều thẳng đứng có ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ, chống xói mòn đất.
Trong đề tài này tập trung phân tích sự phân bố của các loài trong cấu trúc thẳng đứng của quần xã nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5. Cấu trúc phân tầng của quần xã rừng thứ sinh trong KVNC Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m ) Độ che phủ (%) Thành phần thực vật 1 12 - 15 40
Keo lá tràm, Keo tai tượng, Thông mã vĩ, Thông hai lá, Trám đen, Trám trắng, Sấu...
2 7 - 10 50
Xoan đào,Xoan ta, Sau sau, Thành ngạnh, Sơn ta, Mé cò ke, Keo lá tràm, Bạch đàn, Muối, Sòi tía...
3 1 - 4 20 Bứa, Màng tang, Tre, Nứa, Hoa giẻ, Vối, Bứa, Sẻn, Chít,…
4 <1 20
Ba chạc, Màng tang, Cỏ lào, Guột, Mua bò, Mua lông, Thông đất, Dương xỉ đực, Dương xỉ thường, Đơn buốt, …
Trong quần xã rừng thứ sinh tại khu vực nghiên cứu, thảm thực vật có cấu trúc 4 tầng:
- Tầng thứ 1: Gồm các cây gỗ có chiều cao từ 12 - 15m như: Keo lá tràm(Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Thông mã vĩ (Pinus massonniana), Thông hai lá (Pinus latteri), Trám đen (Canarium tramdenum), Trám trắng (Canarium album), Sấu (Dracontomelonduperreanum
)…Tầng này có độ che phủ khoảng 40%.
- Tầng thứ 2: Gồm các cây gỗ có chiều cao trung bình 7 - 10m, chủ yếu là các cây gỗ nhỏ như: Xoan đào (Prunus arborea), Xoan ta (Walsura robusta), Sau sau (Liquidambar formosana), Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense), Cò ke (Grewia paniculata), Thẩu tấu (Aporosa dioica ), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Muối (Rhus chinensis), Sòi tía (Sapium discolor)…Tầng này có độ che phủ khoảng 50%.
- Tầng thứ 3: Gồm các cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình và chủ yếu là các cây bụi cao 1 - 4m như: Bứa (Garcinia oblongifolia), Màng tang (Litsea cubeba), Hoa giẻ (Desmos cochinchinensis), Sơn ta (Rhus succedanea), Chân chim (Schefflera macrophylla), Nứa (Schizostachyum blumei), Núc nác (Oroxylum indicum) …Độ che phủ của tầng thấp khoảng 20%
- Tầng thứ 4: Gồm các cây có chiều cao < 1m chủ yếu là các loài thân cỏ, cây bụi nhỏ như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Ba chạc (Euodia lepta), Sơn ta (Rhus succedanea), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Dương xỉ đực (Dryopteris filix - max), Guột (Dicranopteris linearis), Mua thường (Melastoma normale), Mua lông (Melastoma candidum), Thông đất (Lycopodiella cernua), Dương xỉ thường (Dryopteris paracitica), Đơn buốt (Bidens pilosa) …Tầng này có độ che phủ thấp 20%.
Thực vật ngoại tầng bao gồm các loài như: Dưa dại (Melothria heterophylla), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Củ nâu (Dioscorea cirrhosa), Bòng bong lá to (Lygodium conforme), Bòng bong lá nhỏ (Lygodium
microphyllum)…
Qua quá trình nghiên cứu đặc điểm cấu trúc phân tầng của quần xã rừng thứ sinh ở KVNC, chúng tôi nhận thấy rừng đã có sự phân hóa theo các cấp chiều cao khác nhau, có cấu trúc 4 tầng: Tầng cây gỗ trưởng thành (cao 12 - 15m), tầng cây gỗ nhỏ (cao 7 - 10m), tầng cây bụi (cao 1 - 4m), tầng thảm tươi (cao < 1m). Ngoài ra còn có thực vật ngoại tầng (dây leo). Tầng thứ 1 và tầng thứ 2 gồm các cây gỗ lớn và gỗ nhỏ đã trưởng thành nên có tán lá rộng do đó độ che phủ cao hơn so với tầng thứ 3 và tầng thứ 4 chủ yếu là các cây bụi và các loài thân cỏ nên độ che phủ thấp.
Khi chiều cao tăng lên thì số lượng và thành phần loài giảm đi là hiện tượng phổ biến trong rừng mà nguyên nhân là do qúa trình cạnh tranh và đào thải chi phối, chỉ có những loài có sức sinh trưởng mạnh về chiều cao mới có mặt ở những cấp chiều cao tiếp theo. Quá trình phục hồi rừng diễn ra khá nhanh, luôn luôn có sự thay thế các loài cây theo diễn thế của thảm thực vật. Chúng cùng chịu ảnh hưởng và những tác động của điều kiện sinh thái, những cá thể thích nghi được sẽ tồn tại, phát triển. Ngược lại, những loài nào không thích hợp với điều kiện sống sẽ bị đào thải. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao được quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng nên các cá thể đều có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục. Qua đó cho ta thấy quá trình tái sinh phục hồi rừng luôn diễn ra khá mạnh. Vì vậy nghiên cứu sự phân hóa loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ những cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khoẻ sinh trưởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng, tính
da dạng sinh học của rừng phục hồi.