Xuất một số giải pháp lâm sinh nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm rừng phòng hộ tại hồ núi cốc, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 99)

3. Phạm vi nghiên cứu

4.5. xuất một số giải pháp lâm sinh nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục

hồi rừng ở KVNC

Thực trạng của khu vực nghiên cứu là do nhiều năm trước rừng tự nhiên đã bị chặt phá, đốt cháy nên hiện nay rừng phòng hộ chiếm diện tích lớn là rừng trồng thuần các loài Keo, nhưng do Keo là loài sinh trưởng và phát triển nhanh, sau 5 - 7 năm trở lên là được khai thác nên giá trị phòng hộ không cao. Rừng được khoanh nuôi, bảo vệ nhằm tái sinh tự nhiên chiếm diện tích ít hơn, nên cần có những chính sách, biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên của rừng. Quá trình tái sinh rừng chịu sự chi phối của nhiều nhân tố khác nhau, vì vậy cần tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân để áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng rừng và xúc tiến tái sinh thích hợp. Từ các kết quả nghiên cứu đã thu được, bước đầu chúng tôi đề xuất một số giải pháp về chính sách và giải pháp về kỹ thuật phù hợp, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng ở KVNC đáp ứng mục tiêu phong hộ bảo vệ môi trường như sau:

4.5.1. Giải pháp về chính sách

- Thực hiện giao khoán ổn định đất rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

Việc giao khoán phải tiến hành công khai dân chủ.

- Mở rộng và củng cố quyền của người được giao đất. Có những biện pháp đảm bảo đất đã giao được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo về môi trường. Ưu tiên những diện tích trồng rừng, khoanh nuôi nhằm đạt mục tiêu phòng hộ.

- Cần có những chính sách thích hợp nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân và những hộ gia đình được giao rừng trong khu vực phòng hộ.

- Nghiên cứu ban hành chính sách bảo hiểm rừng trồng. Hỗ trợ, khuyến khích người dân khoanh nuôi, phát triển trồng rừng. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung

chính sách đầu tư phát triển rừng như sửa đổi đơn giá, định mức khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

- Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng thêm đường, điện, giảm nghèo cho người dân. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý của Ban quản lý rừng. Tích cực tuyên truyền về những giá trị của rừng. Như vậy nhân dân mới có những nhận thức đúng đắn và hoạt động tích cực trong công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, giảm thiểu được nạn phá rừng nhằm đáp ứng mục tiêu làm giàu rừng và phòng hộ, bảo vệ môi trường .

4.5.2. Giải pháp về kỹ thuật

- Cần điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế. Khai thác đúng quy trình những loài không đáp ứng nhu cầu kinh tế, phòng hộ và những cây đã hết tuổi sinh trưởng và chuyển sang giai đoạn thoái hóa, tận dụng sản phẩm gỗ cho xây dựng, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, làm chất đốt cho nhân dân. Quá trình khai thác phải đúng quy định, được sự cho phép của Ban quản lý rừng phòng hộ và chính quyền địa phương. Khai thác phải đảm bảo tái sinh.

- Điều tiết tổ thành cây tái sinh bằng cách nuôi dưỡng những cây có giá trị và phẩm chất tốt, chặt bỏ những cây ít giá trị và phẩm chất kém. Đồng thời loại bỏ bớt dây leo, cây bụi, thảm cỏ tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian sinh trưởng và phát triển. Nhưng điều tiết phải đảm bảo mật độ cây tái sinh.

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung. Tác động với các mức độ khác nhau tùy từng điều kiện cụ thể. Ở mức độ thấp thì quản lý và bảo vệ là chính, với mức độ cao hơn thì phát dọn thực bì, cuốc xới đất, tra dặm và trồng bổ sung. Đối với những nơi có mật độ cây tái sinh cao thì tiến hành tỉa thưa và trồng dặm sang chỗ thưa. Lựa chọn những loài cây có giá trị, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương hoặc có phổ thích nghi rộng để dặm, trồng bổ sung nhằm tiến tới rừng có cấu trúc gần với tự nhiên. Có thể tiến hành mở tán rừng trồng để tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển tốt, nhanh

chóng phục hồi, phát triển thành rừng tự nhiên. Đây là giải pháp nhiều khả thi đòi hỏi phải có biện pháp xúc tiến đúng đối tượng, tùy vào điều kiện cụ thể ngoài thực tế mà xúc tiến cho phù hợp đỡ tốn kém, không đầu tư nhiều mà hiệu quả lại cao.

- Đối với những loài tái sinh từ chồi gốc sau khi cây gỗ bị chặt thì tùy loại cây mà để lại gốc chồi có độ cao thích hợp (cắt bằng cưa, có độ nghiêng thoát nước, không làm bong vỏ gốc chồi). Tỉa bớt chồi xấu, chỉ để lại ít gốc chồi khỏe, sinh trưởng tốt.

- Chuyển dần diện tích trồng Keo sang những diện tích trồng những loài có giá trị kinh tế cao như Sấu, Trám đen, Trám trắng, Nhãn, Mít….để thay thế dần những rừng trồng đã bước sang tuổi thành thục và khai thác. Chú trọng cây bản địa có tán rậm, chu kỳ kinh doanh dài kết hợp với cây phù trợ có giá trị cải tạo đất.

- Phòng trừ sâu hại, bệnh cho cây.

Tóm lại, các giải pháp kỹ thuật tác động vào chủ yếu là lựa chọn cây trồng phù hợp và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, đây được coi là giải pháp quan trọng để thay thế rừng trồng hiện tại thành rừng tự nhiên hoặc gần giống với tự nhiên mang đặc điểm của một hệ sinh thái bền vững có thành phần loài đa dạng và phong phú, có khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường, phục vụ mục tiêu phòng hộ và bảo vệ môi trường đồng thời đem lại những lợi ích có hiệu quả cao cho con người.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra được một số kết luận sau: 1.1. Trong quần xã rừng thứ sinh ở khu vực rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc có độ đa dạng khá cao về các taxon thực vật, chúng tôi đã thống kê được 178 loài thuộc 135 chi, 67 họ trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là:

+ Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) + Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) + Ngành Thông) (Pinophyta)

+ Ngành Mộc lan (Magnoliophyta).

1.2. Trong quần xã nghiên cứu, thảm thực vật có sự phong phú và đa dạng về thành phần loài với 178 loài. Sự đa dạng về thành phần loài trong các ngành có sự khác nhau rõ rệt, đa dạng nhất là ngành Mộc lan với 163 loài, ngành Dương xỉ có 10 loài, ngành Thông có 3 loài, thấp nhất là ngành Thông đất chỉ có 2 loài.

Thành phần dạng sống của thực vật ở KVNC đã có đầy đủ 5 nhóm dạng sống cơ bản (Ph, Ch, He, Cr, Th). Trong đó dạng sống chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỷ lệ cao nhất 67,42%, tiếp đến là dạng chồi nửa ẩn (He) có tỷ lệ 17,41%, dạng cây chồi ẩn (Cr) chiếm 7,87%, dạng cây chồi sát mặt đất (Ch) chiếm 3,93% và cây một năm (Th) chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,37%.

1.3. Quần xã thực vật ở KVNC có đặc điểm cấu trúc 4 tầng: tầng thứ 1 là các cây gỗ lớn có chiều cao từ 12 - 15m, tầng thứ 2 là các cây gỗ có chiều cao trung bình từ 7 - 10m, tầng thứ 3 gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao từ 1 - 4m, tầng thứ 4 là các cây bụi nhỏ và cây thân cỏ có chiều cao < 1m

Cấu trúc tổ thành tầng cây tái sinh khá đa dạng, phong phú trong đó có 8 loài tham gia vào công thức tổ thành nhưng hầu hết là những loài cây ưa sáng, mọc nhanh và ít có giá trị kinh tế.

Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh lệch trái, mật độ cây gỗ tái sinh giảm dần khi chiều cao tăng lên. Điều này chứng tỏ lớp cây tái sinh đang tiến đến giai đoạn giữa của quá trình tái sinh. Quy luật phân bố cây

cây gỗ tái sinh ở rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc theo mặt phẳng nằm ngang có dạng phân bố ngẫu nhiên.

Cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu từ hạt chiếm 80,21%, nguồn gieo giống nhờ sự phát tán của gió, côn trùng, chim thú, con người. Cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi chiếm 19,79%. Cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm 55,39%, cây có chất lượng trung bình chiếm 31,86%, còn lại là cây có chất lượng kém chiếm 12,75%.

1.4. Qua kết quả nghiên cứu, bước đầu chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp về chính sách và giải pháp về kỹ thuật nhằm xúc tiến khả năng tái sinh, phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu.

2. Kiến nghị

Cần tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố như đất đai, địa hình, khí hậu, sinh vật… đến khả năng tái sinh tự nhiên ở khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó xây dựng các biện pháp bảo vệ, quản lý rừng và khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên có hiệu quả nhằm đáp ứng mục tiêu phòng hộ, du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TIẾNG VIỆT

1. Baur G.N (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

2. Phạm Hồng Ban (2000), Bước đầu nghiên cứu tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp nương rẫy ở vùng Tây Nam - Nghệ An, Luận án Tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Vinh.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, NXb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Catinot. R (1965), Lâm sinh học trong rừng rậm châu Phi, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu KHLN, Viện KHNL Việt Nam.

6. Lê Mộng Chân (1994), “Điều tra tổ thành thực vật vùng núi cao Ba Vì”,

Thông tin khoa học lâm nghiệp, số 4.

7. Hoàng Chung (2008), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Duy Chuyên (1995), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thường xanh hỗn loài vùng Quỳ Châu nghệ An ˮ, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995, NXb Nông nghiệp, Hà Nội 1995.

9. Trần Văn Con (2001), “Nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Tây Nguyên và khả năng ứng dụng trong kinh doanh rừng tự nhiên”, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.44-59.

10. Lâm Phúc Cố (1994), “Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn sông Đà tại Mù Cang Chải”, Tạp chí Lâm nghiệp, 94 (5), tr. 14-15.

11. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1994), “Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của savan bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái”, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 2.

12. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

13. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng khộp Easup, Daklak, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Võ Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng

hộ đầu nguồn ở Việt Nam, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

15. Trần Đình Đại (2001), Những dẫn liệu về hệ thực vật Tây Bắc Việt Nam (ba tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La),Tuyển tập những công trình nghiên cứu Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật 1996 - 2000, tr.45 - 49, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

16. Trần Đình Đại, Đỗ Hữu Thư, Phan Huy Tạo, Lê Đồng Tấn (1988), “Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên ở một số vùng đất trống đồi núi trọc ở Sơn La, Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp (12), tr. 15 - 17.

17. Nguyễn Trọng Đạo (1969), “Biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên”, Tập san Lâm nghiệp, số 2, tr. 6 - 9.

18. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm ngiệp, 2/91, tr. 3-4.

19. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

20.Phạm Hoàng Hộ (2003), Cây cỏ Việt Nam, quyển I - III, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.

21. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

22. Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Phùng Ngọc Lan (1984), “Đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp (3), tr. 9.

24. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập 1, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Nguyễn Xuân Lâm (2000), Bài giảng lâm sinh, Đại học sư phạm Hà Nội. 26. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng

khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, (12). 27. Nguyễn Ngọc Lung, Phục hồi rừng ở Việt Nam, Thông tin Khoa học Kỹ

thuật Lâm nghiệp, 1/1991, 3 - 11.

28. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995), “Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở Việt Nam”, Tuyển tập những công trình nghiên cứu Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 93 - 98.

29. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình cao học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

30. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc và vùng phụ cận, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

31. Bùi Chính Nghĩa (2012), Nghiên cứu cấu trúc và động thái rừng phục hồi vùng Tây Bắc, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp. 32. Hoàng Kim Ngũ - Phùng Ngọc Lan (1998), Sinh thái rừng, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

33. Odum. P (1971), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

34. Vũ Đình Phương (1987), “Cấu trúc rừng và vốn rừng trong không gian và thờigian”, Thông tin khoa học lâm nghiệp.

35. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

36. Plaudy. J: “Rừng nhiệt đới ẩm”, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên đề số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp.

37. Nguyễn Xuân Quát (2002), Đôi nét kỹ thuật tái sinh phục hồi ở Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo tái sinh rừng, Cục phát triển Lâm nghiệp, Hà Nội. 38. Richards P.W (1964, 1967, 1968), Rừng mưa nhiệt đới, tập I, II, III (Vương

Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

39. Lê Sáu (1985), “Tái sinh rừng tự nhiên sau khai thác ở Kon Hà Nừng”, Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr. 2 - 3.

40. Schmithusen J. (1976), Địa lý đại cương thảm thực vật, Đinh Ngọc Trụ dịch, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

41. Phạm Đình Tam (1987), “Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (1), tr. 23 - 26.

42. Lê Đồng Tấn (2000), Nghiên cứu quá trình phục hồi tự nhiên một số quần xã thực vật sau nương rẫy tại Sơn La phục vụ cho việc khoanh nuôi, Luận án tiến sĩ sinh học, Hà Nội.

43. Lê Đồng Tấn (2003), “Nghiên cứu rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở Sơn La”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (3), tr. 341 - 343.

44. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp, TP. Hồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm rừng phòng hộ tại hồ núi cốc, tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)