3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành và mật độ cây gỗ tái sinh
Tái sinh rừng diễn ra theo những quy luật nhất định, phụ thuộc vào các đặc tính sinh lý, sinh thái của loài cây và điều kiện sống của môi trường. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh nhằm làm rõ các quy luật tái sinh cũng như tiềm năng phát triển của chúng trong tương lai, làm cơ sở khoa học để đề xuất các phương thức tái sinh như: tái sinh tự nhiên, xúc tiến tái sinh tự nhiên hay tái sinh nhân tạo. Từ đó có thể điều chỉnh quá trình tái sinh theo hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học.
Từ số liệu thu thập được về thành phần thực vật ở KVNC, cấu trúc tổ thành và mật độ các loài cây gỗ tái sinh được trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Cấu trúc tổ thành và mật độ các loài cây gỗ tái sinh ở KVNC STT Tên loài Mật độ (cây/ha) Tỷ lệ tổ thành (%)
1 Keo Lá tràm 665 15,76 2 Thẩu tấu 568 13,46 3 Cò ke 511 12,11 4 Thành ngạnh 407 9,65 5 Chân chim 385 9,13 6 Sòi tía 354 8,39 7 Trám trắng 289 6,85 8 Kháo nhớt 255 6,04 10 loài khác 785 18,61 Tổng 18 4219 100
Qua bảng trên cho thấy có 18 loài cây gỗ tái sinh xuất hiện với mật độ 4219 cây/ha. Có 8 loài cây gỗ tái sinh tham gia vào công thức tổ thành, đó là các loài Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất 15,76% với mật độ 665 cây/ha được tái sinh từ hạt do các khu rừng trồng Keo
lân cận phát tán sang, tiếp theo là Thẩu tấu (Aporosa dioica) có tỷ lệ tổ thành 13,46% với 568 cây/ha, tiếp là Cò ke (Grewia paniculata) chiếm 12,11% với 511 cây/ha, Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense) chiếm 9,65% với mật độ 407 cây/ha, Chân chim (Schefflera macrophylla) có mật độ 385 cây /ha chiếm tỷ lệ tổ thành 9,13%, tiếp là Sòi tía (Sapium discolor) có tỷ lệ 8,39% với mật độ 354 cây/ha, Trám trắng (Canarium album) có mật độ 289 cây/ha chiếm 6,85% và cuối cùng là Kháo nhớt (Machilus leptophyla) với 255 cây/ha có tỷ lệ 6,04%. Còn lại các loài khác (10 loài) chiếm 18,61% với mật độ 785 cây/ha.
Nhìn chung sự tái sinh ở KVNC diễn ra khá mạnh, các loài tái sinh chủ yếu là những loài ưa sáng, mọc nhanh, ít loài có giá trị về mặt kinh tế.
Mật độ cây gỗ tái sinh là một chỉ tiêu quan trọng trong quá trình phục hồi rừng nói riêng và xu hướng diễn thế của quần xã nói chung. Với mật độ như trên, nhìn chung sự tái sinh ở KVNC diễn ra khá mạnh, các loài tái sinh chủ yếu là những loài ưa sáng, mọc nhanh, ít loài có giá trị về mặt kinh tế.
Số lượng và thành phần loài cây gỗ tái sinh cũng tương đối phong phú. Tuy nhiên, cây tái sinh không hoàn toàn do tầng cây cao gieo giống tại chỗ mà một số loài được mang đến từ nhiều con đường khác nhau như: phát tán nhờ gió, chim, thú và con người.
Một số các cây loài gỗ quý hoặc có giá trị kinh tế cao như Lát, Thông, Sấu, Nhãn…có hiện tượng tái sinh nhưng do số lượng không đủ lớn nên không tham gia vào công thức tổ thành, điều này chứng tỏ có thể do nguồn giống không đủ hoặc điều kiện sinh thái như khí hậu, thổ nhưỡng,…chưa hoàn toàn đáp ứng, tạo điều kiện cho sự tái sinh của các loài trên. Do đó cần có những nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này, dựa trên đó có những biện pháp xúc tiến tái sinh, chuyển hóa dần thành rừng có cấu trúc gần với tự nhiên nhằm đáp ứng mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, đồng thời bảo tồn tính đa dạng sinh học, giảm nguy cơ
tuyệt chủng của một số loài gỗ quý trong KVNC.