3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn (OTC)
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu của Hoàng Chung (2008) [7].
- Tuyến điều tra: Mục tiêu điều tra theo tuyến nhằm xác định sự phân bố của các đối tượng nghiên cứu, dự kiến điểm bố trí OTC. Căn cứ vào địa hình cụ thể của khu vực nghiên cứu lập các tuyến điều tra. Tuyến đầu có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Khoảng cách giữa các tuyến điều tra là 50-100m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu.
- Ô tiêu chuẩn: Áp dụng OTC có diện tích 400m2 (20m x 20m) cho các trạng thái rừng, 25m2 (5m x 5m) đối với thảm cây bụi, 4m2 (2m x 2m) đối với thảm cỏ thấp. Trong OTC lập các ODB có diện tích 25m2 (5m x 5m) thu thập số liệu về thành phần của thực vật, xác định tên khoa học và dạng sống của các loài cây, đo chiều cao của cây. ODB được bố trí trên chỗ giao nhau của hai đường
chéo và ở 4 góc vuông của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất 1/2 OTC (Hình 2.1). Số OTC được lập là 5 ô. Trong OTC và ODB tiến hành đo chiều cao vút ngọn (Hvn) của các loài cây gỗ tái sinh, số lượng loài, mật độ cây gỗ tái sinh và xác định chất lượng cây gỗ tái sinh.
20m 20m
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí ô dạng bản (ODB)
- Đo chiều cao cây bằng thước đo chiều cao Blumeleiss, đo theo nguyên
tắc lượng giác (trị số trung bình của 3 lần đo). Những cây có chiều cao vút ngọn từ 4 m trở xuống được đo bằng sào chia vạch đến 0,1 m.