Nguồn gốc cây gỗ tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm rừng phòng hộ tại hồ núi cốc, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 73)

3. Phạm vi nghiên cứu

4.4.1. Nguồn gốc cây gỗ tái sinh

Quần xã rừng trong KVNC đang được phục hồi với một tiềm năng tái sinh tự nhiên, nhiều loài phát triển mạnh mẽ bằng chính nguồn hạt của thế hệ rừng trước hay trên các gốc, rễ cây bị chặt phá còn sót lại. Đa số các loài cây gỗ tái sinh từ hạt, một số tái sinh từ chồi như Bạch đàn trắng (Eucalyptus camadulensis), Bạch đàn lá liễu (Eucalyptus exserta), Nhãn (Dimocarpus

longana), Xoan (Melia azedarach),…Qua bảng 4.8 ta thấy ở quần xã nghiên cứu, cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm 80,21%, từ chồi chiếm 19,79%. Những cây gỗ tái sinh có nguồn gốc từ hạt có phẩm chất tốt sẽ là nhân tố cơ bản để hình thành nên tầng cây gỗ, tham gia vào việc hình thành các tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng loài cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu và thích nghi cao với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh từ chồi, sẽ tạo ra một hệ sinh thái rừng có thành phần loài phong phú, đa dạng và nhiều tầng hơn hay nói đúng hơn là tạo ra một hệ sinh thái rừng có cấu trúc bền vững và đa dạng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhanh chóng xúc

tiến các loài cây tái sinh phát triển thành rừng đáp ứng được mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường gắn với mục tiêu kinh doanh du lịch sinh thái rừng. Do đó cần xác định đúng các biện pháp kỹ thuật để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm là điều hết sức cần thiết. Có như vậy cây tái sinh mới sinh trưởng và phát triển theo hướng có lợi, nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm rừng phòng hộ tại hồ núi cốc, tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)