Ðặc điểm hình thái ngoài và giải phẫu của các giống đậu Nho nhe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và trinh tự đoạn gen matk ITS của một số mẫu cây đậu nho nhe (vigna umbellata)​ (Trang 38)

3. Nội dung nghiên cứu

3.1. Ðặc điểm hình thái ngoài và giải phẫu của các giống đậu Nho nhe

3.1.1. Ðặc điểm hình thái ngoài của các giống đậu Nho nhe

Các giống đậu Nho nhe thu được tại các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc gồm giống thu tại Điện Biên (NN14-ĐB), giống thu tại Mường Lầm - Sơn La (NN15-ML), giống thu tại thành phố Sơn La (NN16-TP), giống thu tại Quỳnh Nhai - Sơn La (NN17-QN), giống thu tại Lai Châu (NN18-LC), giống thu tại Thuận Châu - Sơn La (NN19-TC, NN20-TC, NN21-TC) được trồng tại vườn thí nghiệm của Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên để nghiên cứu hình thái ngoài. Kết quả mô tả hình thái ngoài của 8 giống như sau:

Hình thái rễ: 8 giống cây đậu Nho nhe: NN14-ĐB, NN15-ML, NN16-TP,

NN17-QN, NN18-LC, NN19-TC, NN20-TC và NN21-TC đều có chung đặc điểm giống nhau với 1 rễ cọc và các rễ phụ. Trên rễ phụ có nhiều nốt sần, nốt sần có vai trò cố định nitơ trong không khí. Rễ chịu hạn khá nhưng chịu úng kém (Hình 3.1).

Hình thái thân: 8 giống đậu Nho nhe đều là thân thảo, mọc đứng. Chiều

cao của thân phụ thuộc vào giống và cách trồng. Thân khi còn non có màu xanh lục, hoặc màu tím, sau đó chuyển dần sang xanh đậm. Các giống đều có nhiều lông nhỏ ở trên thân (Hình 3.2).

Hình thái lá: Đo, đếm xác định kích thước về chiều dài lá, số lượng lá

chét và kích thước lá chét được thực hiện theo phương pháp thông thường. Kết quả nhận thấy, 8 mẫu đậu Nho nhe có kích thước và chiều dài lá khá giống nhau. Lá có 3 chét, hình quả tim, có lông tơ nhám. Lá chét trung tâm có gân lá đối xứng và có cuống dài hơn so với lá chét hai bên. Lá chét 2 bên mọc đối diện và gân lá không đối xứng. Lá của 8 mẫu đậu Nho nhe đều có màu xanh đậm (Hình 3.3).

A B C

D E F

G H

Hình 3.1. Hình thái rễ của các giống đậu Nho nhe

A: NN14-ĐB; B: NN15-ML; C: NN16-TP; D: NN17-QN; E: NN18-LC; F: NN19-TC; G: NN20-TC; H: NN21-TC

A B C

D E F

G H

Hình 3.2. Hình thái thân của các giống đậu Nho nhe

E: NN18-LC; F: NN19-TC; G: NN20-TC; H: NN21-TC

A B C

D E F

G H

Hình 3.3. Hình thái lá của các giống đậu Nho nhe

E: NN18-LC; F: NN19-TC; G: NN20-TC; H: NN21-TC

A B C

D E F

Hình 3.4. Hình thái hoa các giống đậu Nho nhe A: NN14-ĐB; B: NN15-ML; C: NN16-TP; D: NN17-QN; E: NN18-LC; F: NN19-TC; G: NN20-TC; H: NN21-TC A A1 B B1 C C1 D D1 E E1 F F1 G G1 H H1

Hình 3.5. Hình thái ngoài quả các giống đậu Nho nhe

A-A1: NN14-ĐB; B-B1: NN15-ML; C-C1: NN16-TP; D-D1: NN17-QN; E-E1: NN18-LC; F-F1: NN19-TC; G-G1: NN20-TC; H-H1: NN21-TC

Hình thái hoa: Đo, đếm số lượng và kích thước nụ hoa, kích thước các bộ

phận của hoa bằng thước kẹp panme. Hoa đậu Nho nhe đều có màu vàng, hoa tự nở ở nách lá (Hình 3.4).

Hình thái quả: Quả đậu Nho nhe khi non thường có màu xanh. Khi chín

quả chuyển sang màu nâu, chiều dài của quả khoảng 7-9 cm (Hình 3.5).

Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái hạt của các giống đậu Nho nhe

TT Mẫu Hình dạng hạt Hình dạng vỏ hạt Màu vỏ hạt Màu rốn hạt KL1000 hạt (g)

1 NN14-ĐB Ô van Trơn bóng Vàng nâu Trắng 86,5

2 NN15-ML Ô van Rạn vỏ, có

vân đen Nâu đen Trắng 50,0

3 NN16-TP Ô van, dẹt Trơn bóng, rạn vỏ,có vân đen Vàng nâu, nâu đen, nâu đỏ Trắng 64,1 4 NN17-QN Ô van, dẹt Trơn bóng, có vân đen Vàng nhạt, nâu đỏ, xám có vân đen Trắng 51,7 5 NN18-LC Ô van, dẹt Trơn bóng, rạn vỏ, có vân đen Vàng nhạt, vàng nâu, đỏ, xám có vân Trắng 58,7 6 NN19-TC Dài, dẹt Trơn bóng, rạn vỏ có vân đen Xám vân đen, vàng nhạt/nâu, đen Trắng 52,5 7 NN20-TC Ô van Trơn bóng, rạn vỏ, có vân đen Xám/nâu/vàng có vân đen/nâu Trắng xám 67,1 8 NN21-TC Ô van, dẹt Trơn bóng, rạn vỏ, có vân đen Xám/nâu/vàng nhạt/đỏ có vân đen Trắng 45,1

Hình dạng hạt: Hình thái và khối lượng hạt là một trong những đặc tính

được quan tâm trong công tác chọn giống. Kết quả phân tích đặc điểm hình thái của các giống đậu Nho nhe thu tại Điện Biên, Lai Châu, Sơn La dựa trên các

tính trạng hình dạng hạt, màu sắc hạt, màu sắc rốn hạt và khối lượng hạt. Các giống đậu Nho nhe có hình ovan, dẹt hoặc dài; màu sắc của vỏ hạt và rốn hạt khác nhau tùy thuộc vào từng giống. Khối lượng 1000 hạt của 8 giống đậu nho nhe được thể hiện dao động từ 45-86,5 g (Hình 3.6 và Bảng 3.1).

A B C

D E F

G H

A: NN14-ĐB; B: NN15-ML; C: NN16-TP; D: NN17-QN; E: NN18-LC; F: NN19-TC; G: NN20-TC; H: NN21-TC

3.1.2 Hình thái giải phẫu của các giống đậu Nho nhe 3.1.2.1. Hình thái giải phẫu của rễ 3.1.2.1. Hình thái giải phẫu của rễ

Cấu tạo giải phẫu rễ của 8 giống đậu đỗ Nho nhe thu tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La có các phần giống nhau, gồm: Ngoài cùng là lớp biểu bì (1) đã hóa bần dày khoảng 1-2 lớp tế bào, có hình chữ nhật, vách hóa bần, bắt màu xanh, là những tế bào rỗng, không chứa nội chất. Các tế bào xếp đều đặn và không chừa ra các khoảng gian bào. Bần không thấm nước có chức năng bảo vệ. Dưới bần là mô mềm vỏ (2) gồm 4-5 lớp tế bào có hình hơi tròn, xếp sít nhau, có kích thước không đều nhau. Mô cứng (3): Gồm một số các tế bào bắt màu xanh xếp thành từng đám tế bào đảm nhiệm chức năng cơ học. Libe (4): Gồm những tế bào sống, có kích thước nhỏ, xếp liên tục tạo thành vòng xung quanh bó libe. Gỗ (5): Gồm các mạch gỗ lớn xếp thành dải, chiếm hầu hết thể tích phần trụ (Hình 3.7).

Hình 3.7. Hình thái giải phẫu rễ các giống cây đậu Nho nhe

3.1.2.2 Hình thái giải phẫu của thân

Hình thái giải phẫu của thân cây đậu Nho nhe từ các giống gồm: (1) Lớp biểu bì phủ ngoài thân là một lớp tế bào dày gồm những tế bào hình trứng xếp xít nhau uốn lượn theo thân tạo thành vòng ngoài cùng, biểu bì đã hóa bần. (2) Mô dày gồm 1- 2 lớp tế bào sống, vách dày bắt màu hồng, có chức năng nâng đỡ. (3) Mô cứng gồm những tế bào có vách dày, xếp liền nhau tạo thành vòng, đảm nhiệm chức năng cơ học. (4) Mô mềm vỏ gồm 2-3 lớp tế bào không có diệp lục, gồm những tế bào hình đa giác, màng mỏng, có kích thước lớn, tương đối đồng đều, xếp sít nhau để chừa ra các khoảng gian bào nhỏ. (5) Gỗ gồm 5-6 lớp tế bào chết, bắt màu xanh, xếp thành vòng tròn liên tục. (6) Tầng phát sinh: Gồm các tế bào sống, có hình chữ nhật hơi dài. Các tế bào của tầng sinh trụ phân chia theo hướng tiếp tuyến trong cho gỗ thứ cấp và phân chia theo hướng tiếp tuyến ngoài cho libe thứ cấp. (7) Libe gồm những tế bào hình đa giác, xếp sít nhau, có màng mỏng. Các tế bào libe phân hóa hướng tâm. (8) Mô mềm ruột gồm các tế bào tròn cạnh, có kích thước khác nhau chiếm phần lớn diện tích. (9) Lông che chở có chức năng bảo vệ thân (Hình 3.8).

Hình 3.8. Hình thái giải phẫu thân các giống đậu Nho nhe

1. Bần; 2. Mô dày; 3. Ðám mô cứng; 4. Mô mềm vỏ; 5. Gỗ; 6. Tầng phát sinh; 7. Libe; 8. Mô mềm ruột; 9. Lông che chở.

3.1.2.3. Hình thái giải phẫu của lá

Kết quả giải phẫu lá nhận thấy, các giống đậu Nho nhe thu tại Điện Biên, Lai Châu, Sơn La gồm các lớp: Biểu bì, mô dày, mô mềm vỏ, mô cứng, libe sơ cấp và gỗ sơ cấp.

(1) Biểu bì là lớp ngoài cùng, được cấu tạo gồm những tế bào hình chữ nhật, xếp xít nhau, không có lục lạp, có chức năng bảo vệ; phía ngoài biểu bì có lông. (2) Mô giậu gồm 2-3 lớp tế bào dài, xếp thẳng vuông góc với bề mặt cơ quan, nằm tiếp giáp ngay dưới biểu bì trên, chứa nhiều lục lạp. (3) Mô xốp (còn gọi là mô khuyết) nằm ngay dưới mô giậu và trên biểu bì dưới. (4) Biểu bì dưới có nhiệm vụ bảo vệ các tế bào bên trong. Lớp mô dày gồm 2-3 lớp tế bào sống, có hình đa giác, vách dày, bằng xenlulose (bắt màu đỏ đậm); các tế bào nằm sát dưới biểu bì chuyên hóa với chức năng cơ học. (5) Lớp libe sơ cấp gồm các tế bào sống (bắt màu hồng của thuốc nhuộm cacmin), có hình đa giác, nhỏ, xếp xít nhau tạo thành một vòng liên tục. (6) Gỗ sơ cấp gồm 8-9 lớp tế bào chết, bắt màu xanh, có kích thước khác nhau, nằm phía trong libe tạo nên bó xếp chồng. (7) Lớp mô cứng gồm những tế bào có vách dày, xếp liền nhau tạo thành vòng, đảm nhiệm chức năng cơ học của lá. (8) Lớp mô mềm vỏ gồm 10-11 lớp tế bào có kích thước không đồng đều chiếm phần lớn diện tích. (9) Mô dày gồm 2-3 lớp tế bào sống, có hình đa giác, vách dày, bằng xenlulose (bắt màu đỏ đậm). (10) Lông che chở có chức năng bảo vệ lá (Hình 3.9).

Hình 3.9. Hình thái giải phẫu lá của các giống đậu Nho nhe

1. Biểu bì trên; 2. Mô giậu; 3. Mô xốp; 4. Biểu bì dưới; 5. Libe; 6. Gỗ; 7. Vòng mô cứng; 8. Mô mềm; 9. Mô dày; 10. Lông che chở.

3.2. Hoạt tính α- amylase từ mầm hạt đậu Nho nhe

α-amylase là enzyme phân giải tinh bột thành đường glucose. Khi hạt nảy mầm α-amylase được tổng hợp và hoạt động mạnh, giúp quá trình phân giải tinh bột diễn ra mạnh mẽ để tổng hợp các chất hữu cơ cho sự hình thành cây non, làm cho hàm lượng đường tăng. Đường tạo thành có vai trò làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào, từ đó làm tăng tính chống chịu của thực vật với các yếu tố cực đoan từ môi trường, giúp cây non phát triển bình thường.

Hoạt tính α-amylase từ mầm hạt đậu Nho nhe từ 8 giống sau 01 ngày được định tính trên đĩa thạch có chứa cơ chất 1,0% tinh bột. Kết quả hình 3.10 nhận thấy, trên đĩa thạch xuất hiện các vòng phân giải cơ chất màu trắng sau khi nhuộm bằng thuốc nhuộm lugol. Đường kính vòng phân giải cơ chất của α-amylase từ các mẫu đậu Nho nhe dao động từ 1,4-1,7 cm (Bảng 3.2). Như vậy, các giống đậu Nho nhe trong nghiên cứu khi nảy mầm đều có hoạt tính α-amylase.

TT Mẫu đậu Nho nhe Đường kính vòng phân giải cơ chất (cm) 1 NN14-ĐB 1,5 2 NN15-ML 1,7 3 NN16-TP 1,7 4 NN17-QN 1,5 5 NN18-LC 1,5 6 NN19-TC 1,4 7 NN20TC 1,5 8 NN21-TC 1,6

α-amylase từ mầm hạt đậu Nho nhe của các mẫu NN14-ĐB, NN16-TP, NN20-TC và NN21-TC được định lượng bằng phương pháp đường khử theo Miller. Kết quả định lượng nhận thấy, hoạt tính α-amylase từ mầm hạt đậu Nho nhe của các mẫu NN14-ĐB, NN16-TP, NN20-TC và NN21-TC lần lượt đạt 1,08; 0,21; 0,74 và 0,81 U/mg protein (Bảng 3.3).

Hình 3.10. Định tính α- amylase trên đĩa thạch của các giống đậu Nho nhe

Bảng 3.3. Hoạt tính α-amylase của các giống đậu Nho nhe

1 NN14-ĐB 1,08

2 NN16-TP 0,21

3 NN20-TC 0,74

4 NN21-TC 0,81

Hoạt tính α-amylase từ mầm hạt đậu Nho nhe trong nghiên cứu này được so sánh với nghiên cứu của Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Nguyễn Văn Tuân (2007) [7] nhận thấy, hoạt tính α-amylase từ mầm đậu Nho nhe trong nghiên cứu này cao hơn so với các mẫu đậu xanh thu tại tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Thái Nguyên, Cao Bằng sau 5 ngày (hoạt tính dao động từ 0,573- 0,941 U/mg protein).

3.3. Hoạt tính enzyme protease từ mầm hạt đậu Nho nhe

Protease là enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình nảy mầm của hạt, sự phát triển của cây non và có liên quan đến khả năng chịu mất nước của tế bào. Nghiên cứu hoạt tính protease từ mầm hạt đậu Nho nhe nhằm đánh giá mối liên quan với hàm lượng protein có trong hạt.

Bảng 3.4. Hoạt tính protease của các giống đậu Nho nhe

TT Mẫu đậu Nho nhe Hoạt tính (U/mg)

1 NN14-ĐB 0,410 2 NN15-ML 0,943 3 NN16-TP 1,135 4 NN17-QN 0,709 5 NN18-LC 0,729 6 NN19-TC 0,828 7 NN20-TC 0,778 8 NN21-TC 1,112

Kết quả khảo sát nhận thấy, hoạt tính protease từ mầm hạt đậu Nho nhe khảo sát ở giai đoạn 2-3 ngày tuổi có hoạt tính dao động từ 0,410-1,135 U/mg protein; trong đó hoạt tính protease cao nhất đạt 1,135U/mg protein ứng với

mẫu đậu Nho nhe NN16-TP thu tại tỉnh Sơn La và thấp nhất là mẫu đậu Nho nhe NN14-ĐB thu tại tỉnh Điện Biên (Bảng 3.4).

Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Nguyễn Văn Tuân (2007) đã xác định hoạt tính protease của 11 giống đậu xanh thu tại tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Thái Nguyên, Cao Bằng dao động từ 1,59-2,12 U/mg [7] . Như vậy, hoạt tính protease từ mầm hạt đậu Nho nhe trong nghiên cứu của chúng tôi cao thấp hơn so với nghiên cứu đã công bố.

3.4. Định lượng protein tan

Nghiên cứu hàm lượng protein tan nhằm xác định giá trị dinh dưỡng của đậu Nho nhe và kiểm tra được sự khác biệt về đặc điểm hóa sinh liên quan tới điều kiện thổ nhưỡng. Kết quả cho thấy, hàm lượng protein tan của 8 mẫu đậu Nho nhe thu tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La có sự khác nhau được thể hiện ở bảng 3.5. Hàm lượng protein tan tổng số của 8 mẫu Nho nhe nghiên cứu dao động từ 43,5-51,2%. Trong đó, mẫu đậu Nho nhe NN14-ĐB có hàm lượng protein tổng số cao nhất đạt 51,5%; tiếp đến là các mẫu NN20-TC, NN21-TC và NN15-ML đạt từ 50,1-50,4%. Hàm lượng protein tổng số thấp nhất là mẫu NN17-QN đạt 43,5%.

Bảng 3.5. Hàm lượng protein tan của các giống đậu Nho nhe

TT Mẫu đậu Nho nhe Hàm lượng protein tan (%)

1 NN14-ĐB 51,2 2 NN15-ML 50,1 3 NN16-TP 48,4 4 NN17-QN 43,5 5 NN18-LC 44,8 6 NN19-TC 44,0 7 NN20-TC 50,4 8 NN21-TC 50,2

Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quất và cộng sự (2012) đã chỉ ra hàm lượng protein tan tổng số của 10 giống đậu xanh được trồng tại tỉnh Nghệ An

và Hà Tĩnh dao động từ 21,24 - 24,25% [5]. Như vậy, hàm lượng protein của đậu Nho nhe trong nghiên cứu này khác so với kết quả đã công bố.

3.5. Hàm lượng isoflavone từ mầm hạt đậu Nho nhe

Isoflavone là các polyphenol không màu thuộc lớp flavonoid. Isoflavone trong đậu tương gồm daidzein, genistein và glycitein được tổng hợp thông qua con đường phenypropanoid với sự tham gia của nhiều enzyme, trong đó có hai loại enzyme quan trọng tham gia tổng hợp isoflavone được biết đến là chalcone isomerase và isoflavone synthase. Các chất này chỉ khác nhau về nguyên tử hydro và các nhóm hydroxyl. Genistein chỉ khác daidzein ở nhóm hydroxyl liên kết với carbon số 5. Daidzein và genistein là những chất isoflavone phổ biến nhất, có cấu trúc hóa học đặc trưng.

Bảng 3.6. Hàm lượng isoflavone trong hạt nảy mầm 3 ngày tuổi

của 4 mẫu đậu Nho nhe

TT Chất

Mẫu

Daidzein Genistein Isoflavone

(daidzein+ genistein) 1 NN14-ĐB < 10 µg/g < 10 µg/g < 10 µg/g 2 NN18-LC < 10 µg/g < 10 µg/g < 10 µg/g 3 NN20-TC < 10 µg/g < 10 µg/g < 10 µg/g 4 NN21-TC < 10 µg/g < 10 µg/g < 10 µg/g AU 0.00 0.02 0.04 0.06 Minutes 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 AU 0.00 0.10 0.20 0.30 Minutes 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 A B

AU 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 Minutes 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 AU 0.00 0.20 0.40 0.60 Minutes 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 C D

Hình 3.11. Sắc ký đồ phân tích daidzein và genistein từ mầm hạt đậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm sinh học và trinh tự đoạn gen matk ITS của một số mẫu cây đậu nho nhe (vigna umbellata)​ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)