Đánh giá công tác quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 87 - 92)

II. Các khoản phải trả

2.2.3Đánh giá công tác quản lý tài chính

Một thực tế có thể nhận thấy những giai đoạn kinh tế tăng trưởng bùng nổ các doanh nghiệp gần như bỏ quên việc quản lý nguồn vốn lưu động của mình. Tiền mặt vẫn quay vòng đều đặn quanh hệ thống nên các nhà quản lý thật sự không thấy cần thiết phải lo lắng làm thế nào quản lý chặt chẽ nó, dù biết điều này có thể bào mòn dần tăng trưởng lợi nhuận và doanh số.

Vào thời điểm hiện tại, nguồn vốn và tín dụng đã và đang cạn kiệt, khách hàng cũng ra sức thắt chặt trong khi nhà cung cấp không chấp nhận bất kỳ hình thức chậm thanh toán nào. Cuộc khủng hoảng toàn cầu đang buộc các doanh nghiêp bằng mọi cách có được tiền mặt. Vì vậy nhà quản trị cần có cái nhìn tỉnh táo và thận trọng hơn trong cách quản lý nguồn vốn lưu động.

Thông thường chúng ta sẽ bị giữ rất nhiều vốn vào các khoản phải thu và hàng tồn kho trong đó công ty Thăng Long cũng không ngoại lệ nhưng chúng ta hoàn toàn có thể biến chúng thành tiền mặt nếu có thể điều chỉnh hợp lý chính sách và thực tiễn quản lý nguồn vốn lưu động của công ty.

Chúng ta cần tránh sai lầm qua việc chỉ quản lý tài chính bằng việc quản lý bằng báo cáo thu nhập và các phương pháp tính toán hiệu quả sinh lợi đang được sử dụng. Giả định rằng một giám đốc mua hàng được các nhà cung ứng đề nghị mua NVL nhiều hơn số lượng cần thiết để đối lấy một khoản giảm giá. Nếu chúng ta chấp nhận lời chào hàng đó, doanh nghiệp sẽ phải giữ một khoản tiền mặt vào khối lượng hàng tồn kho dôi thêm đó. Điều quan trọng là chi phí hàng tồn kho không thể hiện trên báo cáo thu nhập nên giám đốc mua hàng đó không có lý do gì từ chối lời đề nghị của nhà cung ứng, thậm chí là khi giám đốc mua hàng đã tính toán và nhận thấy các chi phí ấy còn cao hơn khoản lợi thu về từ mức giá chào hàng thấp nhận được. Trên thực tế, nếu giám đốc mua hàng từ chối khoản giảm giá ấy, khoản thù lao gắn với báo cáo thu nhập, sẽ bị ảnh hưởng xấu, dù khi đó quyết định của giám đốc mua hàng có lợi cho công ty. Dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay dịch vụ, những công ty ở đó, trách nhiệm về kết quả cân đối kế toán, chứ không chỉ lợi nhuận, thuộc về phía các cấp quản lý, sẽ ít có khả năng rơi vào chiếc

bẫy ấy. Các nhà quản lý khi đó sẽ có động lực để đánh giá cẩn trọng và so sánh tất cả các khoản chi phí và lợi ích để có phương án hành động tốt nhất.

Chúng ta chỉ có thể đánh giá sơ bộ tình hình tài chính của Công ty qua việc lập bảng nghiên cứu cơ cấu tài sản, thông qua nguồn số liệu chủ yếu từ Bảng cân đối tài sản của Công ty THĂNG LONG ngày 31/12/2011. Để thấy được hàng tồn kho và khoản phải thu của công ty Thăng Long chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong vốn lưu động và mức độ giam tiền mặt của công ty ở mức độ nào và đi kèm với nó là các chi phí giấu mặt vì vậy cần giảm hàng tồn kho để giảm chi phí. Bởi vì tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho cao đồng nghĩa với tiền mặt bị giam trong vốn lưu động.

Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản của Công ty THĂNG LONG

Chỉ tiêu Số đầu năm 2011 Số cuối năm 2011

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền

A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1,588,233,606,818.00 86.78% 1,627,665,755,252.00

I. Tiền 69,350,808,265.00 3.79% 115,549,980,609.00

II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 0.00 0.00% 918,000,000.00

III. Các khoản phải thu 1,028,003,777,694.00 56.17% 998,416,858,203.00

IV. Hàng tồn kho 413,427,079,976.00 22.59% 436,103,766,767.00

V. Tài sản ngắn hạn khác 77,451,940,883.00 4.23% 76,677,149,673.00

B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 241,973,392,171.00 13.22% 219,216,221,514.00

I. Các khoản phải thu dài hạn 25,639,128,763.00 0.37% 26,506,485,406.00

II. Tài sản cố định 93,007,280,681.00 5.08% 73,861,644,848.00

III. Bất động sản đầu tư 0.00 0.00% 0.00

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 112,141,421,865.00 6.13% 103,489,632,404.00

V. Tài sản dài hạn khác 11,185,560,862.00 0.61% 15,358,458,856.00

(Nguồn: Từ bảng cân đối kế toán của TLG năm 2011)

Theo số liệu Bảng 2.7 ta thấy tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) cuối kỳ so với đầu năm tăng 16,674,977,777.00 đồng, tăng 0.91%. Điều này cho thấy mức độ sử dụng vốn và khả năng huy động vốn có tăng và do đó quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty có tăng nhưng mức độ tăng thấp . Mức tăng trên chủ yếu là do tăng nợ ngắn hạn 36,586,960,001.00 đồng (tăng 18.13%) mặc dù mức tăng nợ ngắn hạn lớn nhưng vay& nợ dài hạn lại giảm 10,776,928,005.00 nợ dài hạn khác giảm 1,179,012,031.00 đặc biệt nợ ngắn hạn khác giảm -7,291,753,750.00. Ngoài ra vốn chủ sở hữu và các quỹ khác cũng tăng lên nhưng tăng ít1.431.387.962 đồng (tăng 1,92%) điều này làm hạn chế đi khả năng sử dụng vốn và làm tổng tài sản công ty tăng chậm

Dựa vào Bảng 2.12 ta thấy, quy mô tổng tài sản của Công ty tăng là do ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu sau:

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn (Tài sản ngắn hạn): Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 39,432,148,434.00đồng (tăng 2.48%) nhưng tỷ trọng của nó trong tổng tài sản chỉ tăng là 1,35% =(88,13- 86,78%). Trong đó:

•Vốn bằng tiền của Công ty tăng 46,199,172,344.00 đồng (tăng 66.62%)

•Các khoản phải thu giảm 29,586,919,491.00 đồng (giảm 2.88%chủ yếu là do trả trước cho người bán giảm: =36 077 703 500=108.747.956.217- 72.670.252.719

đồng, phải thu nội bộ ngắn hạn giảm: 561.071.740.258- 506.544.755.253= 54 526 985 010 đồng và các khoản phải thu khác cũng tăng mạnh: 60.283.680.946- 41.371.737.965=18 911 942 980 đồng, trong khi đó phải thu khách hàng lại tăng 362.171.373.319- 316.873.044.356= 45.298.328.960 đồng.

•Hàng tồn kho cũng tăng đáng kể là 22,676,686,791.00đồng (tăng 5.49%), điều này cho thấy tốc độ bán hàng chậm.

•Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác giảm 774,791,210.00 đồng (giảm 1.00%)

• TSCĐ và đầu tư dài hạn (Tài sản dài hạn): Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của Công ty giảm 22,757,170,657.00( giảm 9.40%) đồng trong khi tỷ trọng của nó trong tổng tài sản lại giảm 1,35%= 13.22%- 11.87%. Việc giảm này chủ yếu là do: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Giảm các khoản đầu tư tài chính dài hạn 8,651,789,461.00 đồng (giảm 7.72%)

•Giảm tài sản cố định do thanh lý và khấu hao là 19,145,635,833.00 đồng (giảm 20.59%)

•Tăng tài sản dài hạn khác 4,172,897,994.00 đồng (tăng 37,31%) nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và thay đổi nhẹ trong tổng tài sản từ tỷ lệ 0,61% lên 0.83%

•Tăng các khoản phải thu dài hạn 867,356,643.00 đồng (tăng 3.38%) và có sự biến động trong tổng tài sản từ mức 0.37% lên 1.44%. Theo số liệu Bảng 2.3 ta thấy tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) cuối kỳ. Để biết năng lực và xu hướng phát triển của Công ty thì cần phải xem xét tỷ suất đầu tư theo công thức:

Tỷ suất đầu tư = Tài sản dài hạn x 100 Tổng tài sản Đầu năm: = 90.857.937.021 x 100 = 16,37% 554.912.491.329 Cuối năm: = 96.504.823.591 x 100 = 16,29% 592.256.924.630

Như vậy, tỷ suất đầu tư của Công ty đầu năm 2011 cao hơn so với cuối năm 2011. Điều này cho thấy, tốc độ tăng tài sản dài hạn đầu năm mạnh hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Điều này có thể làm cho hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của Công ty có xu hướng tăng lên.

Qua phân tích bảng trên ta thấy, tài sản lưu động của Công ty chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng quỹ tiền mặt, tăng hàng tồn kho và tăng các khoản phải thu. Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển tài sản lưu động bị giảm và sẽ ảnh hưởng tới khả năng sản xuất trong tương lai.

Sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn

Để thấy rõ về cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ta xem xét các số liệu trong bảng2.13

Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Thăng Long

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Số đầu năm 2011 Số cuối năm 2011

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % A. Nợ phải trả 1,646,153,561,868.00 90.51% 1,663,492,828,083.00 87.18% I. Nợ ngắn hạn 1,559,996,921,199.00 85.78% 1,589,292,127,450.00 80.66% II. Nợ dài hạn 86,156,640,669.00 4.74% 74,200,700,633.00 6.52% B. Nguồn vốn chủ sở hữu 184,053,437,121 9.49% 183,389,148,683 12.82% I. Vốn chủ sở hữu 172,415,307,859.00 9.48% 172,412,040,726.00 12.67%

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 11,638,129,262.00 0.01% 10,977,107,957.00 0.15%

Tổng cộng nguồn vốn 1,830,206,998,989.00 100.00% 1,846,881,976,766.00 100.00

(Nguồn: Từ Bảng cân đối kế toán của Công ty Thăng Long năm 2011)

Để nhận biết tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu cần phải phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty.

Để phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty, trước tiên ta tính hệ số tài trợ: Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng số nguồn vốn Đầu năm = 172,549,155,001.00 = 0.094875 1,818,702,716,869.00 Cuối năm = 172,732,736,973.00 = 0.094069 1,836,225,565,056.00

Qua đó ta thấy, hệ số tài trợ cuối năm 2011 đã giảm so với đầu năm 2011, điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty đã suy giảm.

Qua Bảng 2.8 ta thấy cơ cấu nguồn vốn của Công ty rất chênh lệch, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu luôn thấp hơn nhiều so với nợ phải trả. Đầu năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm 90.51%và nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 9.49%Cuối năm 2011, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn chiếm 87.18%và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 12.82%. Năm 2011, tổng cộng nguồn vốn của công ty tăng 17,522,848,187.00 đồng (tăng 0.963%) nhưng con số này là rất khiêm tốn nguyên nhân chủ yếu là do Công ty tăng các khoản nợ ngắn hạn lên 29,295,206,251.00 (tăng 1.878%) nhưng tỷ lệ nợ dài hạn lại giảm đi 11,955,940,036.00( giảm -13.877%) ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu cũng chỉ tăng 183,581,972.00( tăng 0.106%)

Qua tình hình biến động cơ cấu nguồn vốn ta thấy nợ phải trả tăng rất nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó nợ ngắn hạn lại tăng lên và nợ dài hạn giảm đi. Điều này cho thấy khả năng tự chủ và tài chính của Công ty cuối năm 2011 giảm rất nhiều so với đầu năm 2011, đặc biệt áp lực tài chính nặng nề do phải phụ thuộc vào nợ ngắn hạn

Bảng 2.9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 2 3 4

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 87 - 92)