Khả năng quản lý thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 75 - 76)

- Lợi nhuận sau thuế

2.2.2.3.Khả năng quản lý thanh khoản

Tổng công ty xây dựng Thăng Long với các đơn vị khác cùng ngành có tỉ suất vốn tự tài trợ cao hơn. Tuy vậy, tổng công ty vẫn chưa thể đáp ứng sự chủ động về tài chính trong kinh doanh và tính thanh khoản là không cao vì vậy các cấp quản lý ngày càng chú trọng hơn đến vấn đề này.

Nguyên nhân:

- Đáp ứng được nhu cầu thanh khoản không chỉ là khó khăn của riêng Tổng công ty xây dựng Thăng Long mà còn là khó khăn chung của các doanh nghiệp xây dựng hiện nay, do đặc thù của ngành các là các dự án cần vốn đầu tư lớn.

- Một trong những nguyên nhân lớn là do, sau nhiều năm triển khai kinh doanh, chi phí dự án các Tổng công ty bỏ ra vẫn chưa được các chủ đầu tư thanh toán hết và nếu thanh toán thường rất chậm

- Vốn tồn đọng ở các dự án chưa được quyết toán khá lớn đã ảnh hưởng đến vốn tự tài trợ của các doanh nghiệp

- Đặc biệt có những giai đoạn do không có dự án trúng thầu áp lực vốn đối với doanh nghiệp càng đè nặng hơn.

Một thực tế chung có thể thấy trước năm 2009, nền kinh tế Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng liên tục trên 7%/năm. Tuy nhiên, bước sang năm 2009, kinh tế Việt Nam đã phải đối mặt với những thách thức lớn do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Lạm phát tăng cao, sự tăng giá và biến động bất thường của sắt thép, xăng dầu, xi măng, phân bón, nguyên liệu cho chế biến, … gây ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế.

Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đã khiến nguồn vốn tín dụng cung cấp cho nền kinh tế bị hạn chế, toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, huy động vốn cũng như đầu tư tín dụng vì vậy tính thanh khoản của doanh nghiệp càng thấp và gây khó khăn hơn cho các công ty xây dựng luôn cần nguồn vốn lớn

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính theo mô hình công ty mẹ công ty con tại tổng công ty xây dựng thăng long (Trang 75 - 76)