Một số chỉ số chức năng sinh lý của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội​ (Trang 57)

3.2.1. Các chỉ số chức năng tuần hoàn máu

3.2.1.1. Tần số tim

Kết quả nghiên cứu tần số tim của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.15 và hình 3.8.

Bảng 3.15. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Tuổi Tần số tim (nhịp/phút) X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 31 90,10 ± 9,38 - 39 93,72 ± 7,53 - -3,62 >0,05 13 36 85,85 ± 8,58 -4,25 34 93,54 ± 9,88 -0,18 -7,69 <0,05 14 36 84,12 ± 7,77 -1,73 34 89,67 ± 9,99 -3,87 -5,55 <0,05 15 30 84,00 ± 8,48 -0,12 30 86,43 ± 7,44 -3,24 -2,43 >0,05 Tăng trung bình -2,03 -2,43

Số liệu bảng 3.15 cho thấy tần số tim của học sinh giảm dần theo tuổi. Tần số tim của học sinh nam giảm từ 90,10 nhịp/phút ở 12 tuổi đến trung bình 84 nhịp/phút lúc 15 tuổi, giảm 6,1 nhịp/phút. Giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi, tần số tim của học sinh nam có tốc độ giảm nhanh nhất là 4,25 nhịp/phút, chỉ số này đạt 85,85 nhịp/phút lúc 13 tuổi. Giai đoạn từ 14 đến 15 tuổi, học sinh nam có tần số tim giảm chậm nhất là 0,12 nhịp/phút. Trung bình mỗi năm tần số tim của học sinh nam giảm 2,03 nhịp/phút. Tương tự, học sinh nữ có tần số tim lúc 12 tuổi là 93,72 nhịp/phút và 86,43 nhịp/phút

lúc 15 tuổi, giảm 7,29 nhịp/phút. Trong đó, giai đoạn từ 13 đến 14 tuổi, tần số tim của học sinh nữ giảm nhanh nhất là 3,87 nhịp/phút. Tốc độ giảm của tần số tim chậm nhất ở giai đoạn từ 13 đến 14 tuổi (giảm 0,18 nhịp/phút). Mỗi năm, tần số tim của học sinh nữ giảm 2,43 nhịp/phút. Điều này có thể được lý giải khi còn nhỏ, trẻ đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, lượng dinh dưỡng và dưỡng khí trẻ cần cao hơn nhiều so với người lớn, những chất dinh dưỡng này đều do máu đem tới. Vì thế, tim phải đập nhanh mới có thể bảo đảm cho trẻ phát triển bình thường. Hơn nữa, do kích thước cơ thể tỉ lệ nghịch với tần số tim. Khi kích thước cơ thể tăng, cùng sự phát triển và hoàn thiện về các chỉ số hình thái thì cấu trúc và chức năng của tim cũng ngày càng hoàn thiện, buồng tim to hơn, cơ tim ngày càng khỏe, sức chứa máu của tim tăng lên, lực co tim mạnh nên tần số tim có xu hướng giảm. Chính vì vậy, khi dần tới tuổi trưởng thành thì tần số tim sẽ giảm. Các số liệu trên cho thấy, từ 12 đến 15 tuổi, tốc độ giảm tần số tim của học sinh nữ nhanh hơn học sinh nam.

Hình 3.8. Biểu đồ tần số tim của học sinh theo tuổi và giới tính

Như vậy, tần số tim của học sinh giảm dần theo lứa tuổi, tuy nhiên tốc độ giảm không đồng đều. Sự khác biệt này là do sự phát triển không đồng đều về kích thước cơ thể của học sinh nam và học sinh nữ trong giai đoạn tuổi dậy thì. Ngoài ra, trong cùng một lứa tuổi, học sinh nữ có tần số tim cao hơn học sinh nam. Điều này là do tần số tim tỷ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Cụ thể, học sinh nam và học sinh nữ có

sự chênh lệch về tần số tim cao nhất ở tuổi 13 là 7,69 nhịp/phút, tiếp theo là lứa tuổi 14, nữ học sinh có tần số tim nhanh hơn nam học sinh là 5,55 nhịp/phút. Sự khác biệt về tần số tim của học sinh theo giới tính ở hai lứa tuổi này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở 12 tuổi và 15 tuổi, tần số tim của học sinh nữ và nam có sự chênh lệch ít hơn, trong đó sự khác biệt là ít nhất ở 15 tuổi (2,43 nhịp/phút). Sự chênh lệch về tần số tim theo giới tính ở 12 và 15 tuổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn Yên [52] và Trần Thị Loan [29]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [5] cho kết quả tần số tim của học sinh nữ thấp hơn học sinh nam, còn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc [36] có sự chênh lệch tần số tim của học sinh nam và học sinh nữ không theo xu hướng cụ thể. Như vậy, chỉ số tần số tim không đặc trưng cho giới trong lứa tuổi này.

Bảng 3.16. Tần số tim (nhịp/phút) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau Giới tính Tuổi Đoàn Yên và cs (1993) Trần Thị Loan (2002) Đỗ Hồng Cường (2009) Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 79,3 81,00 82,85 78,61 90,10 13 79,9 79,10 81,29 75,69 85,85 14 75,3 76,20 78,69 73,92 84,12 15 76,1 75,00 76,82 73,05 84,00 Nữ 12 85,1 83,90 82,67 78,62 93,72 13 84,6 81,30 79,98 76,65 93,54 14 80,4 79,10 77,68 75,15 89,67 15 81,1 78,00 76,52 74,15 86,43

So sánh với kết quả của Đoàn Yên (1993) [52], Trần Thị Loan (2002) [29], Đỗ Hồng Cường (2009) [5] và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) [36] cho thấy, kết quả của nghiên cứu này có giá trị cao hơn hẳn. Điều này là do chỉ số chiều cao và cân nặng

trong nghiên cứu này có giá trị cao hơn các nghiên cứu trên, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng nên tim vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bên cạnh đó, ở tuổi dậy thì cơ thể trẻ đang có biến chuyển mạnh trong hoạt động của các cơ quan, đòi hỏi hệ tim mạch phải tăng cường chức năng để đáp ứng nhu cầu biến động đó, vì vậy tần số tim vẫn tăng so với các nghiên cứu trước đây.

3.2.1.2. Huyết áp tâm thu

Kết quả nghiên cứu huyết áp tâm thu của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.17 và hình 3.9.

Bảng 3.17. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Tuổi

Huyết áp tâm thu (mmHg)

X1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 31 101,05 ± 6,63 - 39 100,55 ± 5,64 - 0,5 >0,05 13 36 103,04 ± 8,91 1,99 34 102,88 ± 8,07 2,33 0,16 >0,05 14 36 106,15 ± 8,52 3,11 34 105,58 ± 9,35 2,7 0,57 >0,05 15 30 109,35 ± 8,79 3,2 30 108,07 ± 8,91 2,49 1,28 >0,05 Tăng trung bình 2,77 2,51

Dựa vào số liệu bảng 3.17, thấy rằng huyết áp tâm thu của học sinh tăng theo tuổi. Học sinh nam có huyết áp tâm thu trung bình là 101,05 nhịp/phút lúc 12 tuổi, 103,04 nhịp/phút lúc 13 tuổi, học sinh nam 14 tuổi có huyết áp tâm thu là 106,15 nhịp/phút và đạt 109,35 nhịp/phút lúc 15 tuổi. Vậy, giai đoạn từ 14 đến 15 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh nam tăng mạnh nhất là 3,2 nhịp/phút; còn giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi có huyết áp tâm thu tăng ít nhất là 1,99 nhịp/phút. Số liệu về huyết áp tâm thu của học sinh nữ cho thấy tốc độ tăng đồng đều hơn so với học sinh nam. Cụ thể, học sinh nữ có huyết áp tâm thu trung bình là 100,55 nhịp/phút lúc 12 tuổi và 108,07 nhịp/phút lúc 15 tuổi. Huyết áp tâm thu của học sinh nữ từ 12 đến 15 tuổi tăng 7,52 nhịp/phút. Giai đoạn huyết áp tâm thu của học sinh nữ tăng mạnh nhất là từ 13 đến

14 tuổi (tăng 2,7 nhịp/phút). Từ 12 đến 13 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh nữ tăng chậm nhất là 2,33 nhịp/phút.

Như vậy, trung bình mỗi năm huyết áp tâm thu của học sinh nam tăng 2,77 nhịp/phút, học sinh nữ tăng trung bình 2,51 nhịp/phút. Điều này cho thấy, huyết áp tâm thu của học sinh nữ tăng chậm hơn so với học sinh nam trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi.

Vậy, từ 12 đến 15 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh tiếp tục tăng. Huyết áp tâm thu của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ trong cùng một tuổi với biên độ chênh lệch từ 0,16 đến 1,28 nhịp/phút. Trong đó, ở tuổi 13, sự chênh lệch về huyết áp tâm thu của học sinh nam với học sinh nữ là thấp nhất và ở 15 tuổi, sự khác biệt giữa 2 giới tính là lớn nhất. Trong các lứa tuổi nghiên cứu, Sự khác biệt về huyết áp tâm thu theo giới tính không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Hình 3.9. Biểu đồ huyết áp tâm thu của học sinh theo tuổi và giới tính

So với các nghiên cứu khác thấy rằng, nghiên cứu này và nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [5], Hoàng Thu Soan [41] đều cho kết quả huyết áp tâm thu của học sinh nam có tốc độ tăng nhanh nhất trong giai đoạn từ 14 đến 15 tuổi. Những nghiên cứu khác đều có giai đoạn này sớm hơn 1 đến 2 năm. Nghiên cứu này có kết quả về bước tăng nhảy vọt của huyết áp tâm thu ở học sinh nữ tương tự với kết quả của Trần Thị Loan [29] (giai đoạn 13 đến 14 tuổi), sớm hơn 1 năm so với nghiên cứu của Đoàn

Yên [52], Đỗ Hồng Cường [5] và muộn hơn 1 năm so với nghiên cứu của Hoàng Thu Soan [41], Nguyễn Thị Bích Ngọc [36]. Điều này cho thấy sự tăng trưởng về hình thể cũng như các chỉ số sinh lý tuần hoàn của học sinh nam muộn hơn học sinh nữ, điều này phù hợp với xu hướng phát triển chiều cao và cân nặng của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu.

Bảng 3.18. Huyết áp tâm thu (mmHg) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau Giới tính Tuổi Đoàn Yên và cs (1993) Trần Thị Loan (2002) Đỗ Hồng Cường (2009) Hoàng Thu Soan (2011) Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 94,90 97,25 110,94 106,24 99,81 101,05 13 97,70 101,97 111,03 107,06 101,33 103,04 14 107,40 103,92 113,36 106,34 104,52 106,15 15 108,60 106,28 118,17 111,50 106,18 109,35 Nữ 12 107,05 101,78 109,77 104,50 101,88 100,55 13 109,10 104,02 111,63 107,20 105,09 102,88 14 104,60 106,69 114,37 105,83 106,38 105,58 15 110,00 108,13 117,53 108,13 107,75 108,07 So sánh chỉ số huyết áp tâm thu của học sinh trường Nguyễn Siêu với học sinh trong cùng khu vực quận Cầu Giấy 15 năm trước, thấy rằng có sự khác biệt giữa học sinh nam và nữ trong hai nghiên cứu. Trong đó, huyết áp tâm thu của học sinh nam trường THCS & THPT Nguyễn Siêu có giá trị cao hơn, số liệu của học sinh nữ lại có giá trị thấp hơn dù không đáng kể. Bên cạnh đó, nghiên cứu này cho kết quả huyết áp tâm thu của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ trong các lứa tuổi, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Đoàn Yên và cộng sự [52], Đỗ Hồng Cường [5], Hoàng Thu Soan [41] cho kết quả biến động về sự khác biệt

huyết áp tâm thu giữa hai giới tính, các nghiên cứu khác cho kết quả huyết áp tâm thu ở học sinh nam thấp hơn học sinh nữ.Như vậy, chỉ số huyết áp không đặc trưng cho giới trong lứa tuổi này.

Như vậy, các kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi càng tăng thì huyết áp càng tăng. Huyết áp phụ thuộc vào nhịp tim và lực co của tim, độ đàn hồi của thành mạch hay sức cản của mạch máu. Trong quá trình phát triển, sức đẩy của tim tăng dần, nhịp tim và lưu lượng tim tăng dần, đồng thời cấu trúc của thành mạch thay đổi. Tuổi tăng thì thành mạch dày hơn, sức đàn hồi giảm dần chính vì vậy huyết áp tăng dần theo tuổi. Cũng vì lý do này nên tần số tim của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu cao hơn những nghiên cứu khác khiến cho huyết áp cũng có sự khác biệt tương tự.

3.2.1.3. Huyết áp tâm trương

Kết quả nghiên cứu huyết áp tâm trương của học sinh trường THCS – THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.19 và hình 3.10.

Bảng 3.19. Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Tuổi

Huyết áp tâm trương (mmHg)

X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 31 61,95 ± 3,15 - 39 60,83 ± 3,98 - 1,12 >0,05 13 36 62,77 ± 3,67 0,82 34 62,54 ± 3,97 1,71 0,23 >0,05 14 36 65,96 ± 3,90 3,19 34 65,21 ± 4,77 2,67 0,75 >0,05 15 30 69,05 ± 6,21 3,09 30 67,07 ± 6,80 1,86 1,98 >0,05 Tăng trung bình 2,37 2,08

Số liệu bảng 3.19 cho thấy, huyết áp tâm trương của học sinh tăng dần theo tuổi ở cả hai giới tính. Học sinh nam có huyết áp tâm trương là 61,95 nhịp/phút lúc 12 tuổi, tăng thêm 7,1 nhịp/phút và đạt 69,05 nhịp/phút lúc 15 tuổi. Huyết áp tâm trương của học sinh nam tăng không đồng đều. Giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi có tốc độ

tăng huyết áp tâm trương thấp nhất là 0,82 nhịp/phút và tốc độ tăng nhanh nhất là giai đoạn từ 13 đến 14 tuổi, tăng 3,19 nhịp/phút. Mỗi năm, huyết áp tâm trương của học sinh nam tăng trung bình 2,37 nhịp/phút.

Huyết áp tâm trương của học sinh nữ tăng từ 60,83 nhịp/phút lúc 12 tuổi lên 67,07 nhịp/phút lúc 15 tuổi. Trong đó, giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi, huyết áp tâm trương có tốc độ tăng chậm nhất là 1,71 nhịp/phút và tăng nhanh nhất từ 13 đến 14 tuổi là 2,67 nhịp/phút. Giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, huyết áp tâm trương của học sinh nữ tăng thêm 6,24 nhịp/phút và trung bình tăng 2,08 nhịp/phút mỗi năm.

Như vậy từ 12 đến 15 tuổi, huyết áp tâm trương của học sinh nam tăng nhanh hơn học sinh nữ. Trong đó giai đoạn từ 12 đến 13 tuổi ở cả hai giới tính đều có huyết áp tâm trương tăng chậm nhất (tăng 0,82 nhịp/phút ở nam và 1,71 nhịp/phút ở nữ) và chỉ số này tăng nhanh nhất ở giai đoạn từ 13 đến 14 tuổi (tăng 3,19 nhịp/phút ở nam và 2,67 nhịp/phút ở nữ). Điều này là khác biệt so với thời điểm tăng nhanh huyết áp tâm thu ở nam.

Hình 3.10. Biểu đồ huyết áp tâm trương theo tuổi và giới tính

Dựa vào số liệu trên thấy rằng, huyết áp tâm trương của học sinh nam luôn cao hơn học sinh nữ ở cùng một độ tuổi, mức chênh lệch từ 0,23 đến 1,98 nhịp/phút. Cụ thể ở 13 tuổi, học sinh nam có huyết áp tâm trương mức chênh lệch với hơn học sinh

nữ là ít nhất (0,23 nhịp/phút), ở 15 tuổi, đây là lứa tuổi có sự chênh lệch cao nhất là 1,98 nhịp/phút. Sự khác biệt về huyết áp tâm trương theo giới tính và lứa tuổi không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.20. Huyết áp tâm trương (mmHg) của học sinh theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau Giới tính Tuổi Đoàn Yên và cs (1993) Trần Thị Loan (2002) Đỗ Hồng Cường (2009) Nguyễn Thị Bích Ngọc (2013) Đào Ngọc Minh Anh (2017) Nam 12 57,60 57,52 61,10 59,64 61,95 13 57,90 60,48 63,38 61,98 62,77 14 65,50 64,25 65,92 64,16 65,96 15 64,80 66,72 69,48 65,63 69,05 Nữ 12 63,20 63,27 64,68 62,37 60,83 13 62,70 64,78 67,81 65,09 62,54 14 65,00 66,37 70,74 66,15 65,21 15 69,10 68,68 72,86 67,36 67,07

Dựa vào số liệu bảng 3.20 cho thấy, thời điểm huyết áp tâm trương của học sinh nam trong nghiên cứu này tăng nhanh tương tự với nghiên cứu của Đoàn Yên [52], Trần Thị Loan [29], muộn hơn 1 năm so với Nguyễn Thị Bích Ngọc [36] và sớm hơn 1 năm so với nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [5]. Trong khi đó, thời điểm tăng nhanh huyết áp tâm trương ở học sinh nữ trong nghiên cứu này diễn ra sớm hơn 1 năm so với Đoàn Yên [52] và Trần Thị Loan [29], muộn hơn 1 năm so với Đỗ Hồng Cường [5] và Nguyễn Thị Bích Ngọc [36]. Bên cạnh đó, huyết áp tâm trương của học sinh nam trường Nguyễn Siêu luôn cao hơn học sinh nữ trong cùng một lứa tuổi, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, kết quả của các tác giả khác cho kết quả ngược lại, ngoại trừ số liệu nghiên cứu của Đoàn Yên và cộng sự

[52] có sự biến động chênh lệch giữa hai giới tính. Điều này lý giải tương tự huyết áp tâm thu của học sinh giữa các nghiên cứu. Như vậy, sự khác biệt của huyết áp tâm trương giữa hai giới tính không đặc trưng cho các nhóm tuổi này.

3.2.2. Các chỉ số chức năng thông khí phổi 3.2.2.1. Tần số hô hấp 3.2.2.1. Tần số hô hấp

Kết quả nghiên cứu tần số hô hấp của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện ở bảng 3.21 và hình 3.11.

Bảng 3.21. Tần số hô hấp (nhịp/phút) của học sinh theo lứa tuổi và giới tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội​ (Trang 57)