Tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số chức năng hô hấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội​ (Trang 91 - 94)

Kết quả nghiên cứu sự tương quan giữa cân nặng với một số chỉ số chức năng hô hấp của học sinh nam và học sinh nữ trường THCS – THPT Nguyễn Siêu được thể hiện trong bảng 3.33.

Bảng 3.33. Phương trình hồi quy của các chỉ số hô hấp với cân nặng Chỉ số

Nam Nữ

Phương trình hồi quy r Phương trình hồi quy r Tần số hô hấp -0,121W + 25,748 -0,998 -0,140W + 26,584 -0,796

VC 0,114W – 2,384 0,991 0,08W – 0,778 0,943

FEV1 0,094W – 1,841 0,989 0,066W – 0,465 0,963 Số liệu bảng 3.33 cho thấy, phương trình hồi quy giữa tần số hô hấp với cân nặng ở học sinh nam và nữ đều có giá trị hệ số âm. Điều này chứng tỏ tần số hô hấp có mối tương quan nghịch với cân nặng của học sinh. Ngược lại, dung tích sống và

thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu đều có tương quan thuận với cân nặng của học sinh nam và nữ.

3.3.5.1. Tương quan giữa cân nặng với tần số hô hấp

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa cân nặng với tần số hô hấp của học sinh có giá trị âm (r = -0,869). Điều này chứng tỏ, đây là mối quan nghịch (r < 0), vậy cân nặng của học sinh càng tăng thì tần số hô hấp có xu hướng càng giảm. Hệ số tương quan có giá trị | r | > 0,8, do vậy, cân nặng và tần số hô hấp có mối tương quan mạnh và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy, trong giai đoạn từ 12 đến 15 tuổi, cân nặng của học sinh càng tăng thì tần số hô hấp càng giảm. Sự khác biệt của tần số hô hấp giữa các đối tượng nghiên cứu được giải thích 75,5% qua cân nặng. Tuy nhiên sự khác biệt này có sự chênh lệch giữa hai giới tính. Dựa vào bảng 3.33 thấy rằng mức độ phù hợp giữa mô hình hồi quy được xây dựng và tập dự liệu ở học sinh nam (R2 = 0,995) cao hơn ở học sinh nữ (R2 = 0,634).

Hình 3.26. Biểu đồ tương quan giữa cân nặng với tần số hô hấp của học sinh

3.3.5.2. Tương quan giữa cân nặng với dung tích sống

Kết quả nghiên cứu thể hiện trong biểu đồ 3.28 cho thấy, hệ số tương quan giữa cân nặng với dung tích sống của học sinh có giá trị r = 0,963, đây là mối tương

quan thuận (r > 0). Cân nặng và dung tích sống có mối tương quan mạnh (| r | > 0,8) và có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này cho thấy, học sinh từ 12 đến 15 tuổi có mức độ tăng cân nặng nhiều thì dung tích sống cũng lớn và khoảng 92,7% sự khác biệt về dung tích sống giữa các cá thể có thể giải thích qua cân nặng.

Bảng 3.33 cho thấy giá trị hệ số trong phương trình hồi quy tuyến tính ở học sinh nam (a = 0,114) cao hơn học sinh nữ (a = 0,08), điều này chứng tỏ dung tích sống của học sinh nam liên quan cân nặng nhiều hơn học sinh nữ.

Hình 3.27. Biểu đồ tương quan giữ cân nặng với dung tích sống của học sinh

3.3.5.3. Tương quan giữa cân nặng và thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu

Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa cân nặng và thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu của học sinh trường THCS & THPT Nguyễn Siêu được thể hiện qua biểu đồ hình 3.29. Số liệu qua nghiên cứu cho thấy, hệ số tương quan giữa cân nặng và thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu có giá trị dương, r = 0,967. Điều này chứng tỏ đây là mối tương quan thuận (r > 0) và ở mức mạnh (| r | > 0,8). Do vậy, từ 12 đến 15 tuổi, cân nặng của học sinh tăng thì thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu cũng có xu hướng tăng. Mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này tương tự mối tương quan giữa chiều cao đứng với thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu.

Đồng thời số liệu cho kết quả cân nặng giải thích khoảng 93,5% sự khác biệt về FEV1 giữa các cá thể nghiên cứu.

Hình 3.28. Biểu đồ tương quan giữa cân nặng với thể tích khí thở ra tối đa trong giây đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nguyễn siêu, hà nội​ (Trang 91 - 94)