Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng. Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu tư và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn. Nhưng vấn đề này đặt ra một câu hỏi: doanh nghiệp
nên gia tăng vốn chủ sở hữu hay nên huy động vốn nợ, vay? Do đó, hiệu quả tài chính là mục tiêu của các nhà quản trị cũng như của người chủ và người có vốn đầu tư. Do việc quản lý tài chính dựa trên hai phương diện chủ yếu đó là quản lý tài sản sự vận động của tài sản để hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và quản lý nguồn vốn. Do vậy, muốn đánh giá hiệu quả hoạt động, chúng ta sẽ dựa trên việc đánh giá hiệu quả quản lý tài sản và nguồn vốn thông qua các chỉ tiêu sau:
Hiệu quả đầu tư tài sản kinh doanh
Chỉ tiêu này bao gồm các chỉ số hoạt động, có tác dụng đo lường khả năng khai thác và sử dụng vốn kinh doanh như thế nào.
- Hệ số vòng quay vốn lưu động: Cho biết cứ 1 đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích. Hệ số vòng quay vốn lưu động được xác định theo công thức (1.1):
Hệ số vòng quay = Vốn lưu động
Doanh thu thuần
- Hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ: tỷ số này cho biết một đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm, qua đó đánh giá năng lực sản xuất và sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp. Hệ số hiệu quả sử dụng TSCĐ được xác định theo công thức (1.2):
Hiệu quả sử dụng =
Doanh thu thuần Tài sản cố định Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở