Đánh giá sản phẩm dở dang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cc​ (Trang 78)

Tại Công ty TNHH C&C, với đặc điểm sản xuất của Công ty là số lượng sản xuất ổn định, chu kì sản xuất ngắn, liên tục, có sản phẩm hoàn thành nhập kho trong ngày, nên không có sản phẩm dở dang, và để công tác tính giá thành được đơn giản nên Công ty không đánh giá sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì.

Thiệt hại về sản phẩm hỏng và ngừng sản xuất xảy ra rất ít và nhỏ nên Công ty không tiến hành đánh giá.

4.3 Phƣơng pháp kế toán tập hợp giá thành tại Công ty TNHH C&C

4.3.1 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành sản phẩm áp dụng cho Công ty TNHH C&C là các sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

4.3.2 Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành

Kỳ tính giá thành: Do Công ty sản xuất ra nhiều mặt hàng, kế hoạch ổn định, chu kì sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho nên kỳ tính giá thành là theo tháng.

Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp trực tiếp, dựa vào các khoản chi phí thực tế để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.

4.3.3 Hạch toán chi phí tính giá thành

Tính giá thành là giai đoạn sau cùng của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc xác định kỳ tính giá thành phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất sản phẩm. Kỳ tính giá thành tại Công ty là hàng tháng và vào cuối tháng.

Sau khi phân bổ chi phí cho từng loại, kế toán sẽ tiến hành tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm theo từng mã hàng.

và số lượng hoàn thành của từng loại sản phẩm để tính ra giá thành đơn vị theo công thức:

Tổng giá thành từng loại SP = CPSX DDĐK + Tổng chi phí phát sinh trong kì – CPSX DDCK

Tổng giá thành từng loại SP Giá thành đơn vị từng loại SP =

Tổng số lượng thành phẩm nhập kho từng loại

Bảng 4.2 Bảng số lƣợng thành phẩm của sản phẩm Loại hộp Hộp bánh truyền thống Túi xách giấy (35x29x9.6) cm Túi giấy Cookies 600g Tổng cộng Số lượng 30.000 47.000 79.760 191.760  Tổng giá thành sản phẩm hộp bánh truyền thống: = CP NVLTT + CP NCTT + CP SXC = 1,183,104,000 + 331,813,563 + 57,083,914 = 1,572,001,477

Giá thành đơn vị sản phẩm hộp bánh truyền thống:

= 1,572,001,477/30.000 = 52,400

Nợ TK 155: 1,572,001,477 Có TK 154: 1,572,001,477

Biểu mẫu 4.23. Bảng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

CÔNG TY TNHH C&C

285 Nơ Trang Long, P.13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM ĐT: (08) 35534156, 35534157 Fax: (08) 35534757 MST:0300851516 BẢNG CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Từ ngày 01/01/2014 đến 31/01/2014 Lập ngày 31 tháng 08 năm 2016

Ngƣời lập Kế toán trƣởng Giám đốc STT Thành phẩm Tổng giá thành CP NVLTT CP NCTT CP SXC Số lƣợng Giá thành 1 Hộp bánh truyền thống 1,572,001,477 1,183,104,000 331,813,563 57,083,914 30.000 52,400 … … … … … … … … Cộng phát sinh 1,572,001,477 1,183,104,000 331,813,563 57,083,914 30.000 52,400

4.4 Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính (Phụ lục 2)

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:

- Ngày 31/12/2016 Công ty kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp với số tiền 1.667.103.279 đ Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 911: 1.667.103.279 Có TK 642: 1.667.103.279

- Ngày 31/12/2016 Công ty kết chuyển chi phí tài chính số tiền 475.445.422 đ. Kế toán hạch toán như sau:

- Ngày 31/12/2016 Công ty kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền 22.256.731.944 đ. Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 511: 22.256.731.944

Có TK 911: 22.256.731.944

- Ngày 31/12/2016 Công ty kết chuyển giá vốn hàng bán với số tiền 19.474.856.515 đ. Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 911: 19.474.856.515

Có TK 632: 19.474.856.515

- Ngày 31/12/2016 Công ty kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính với số tiền 839.073 đ.Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 911: 839.073 Có TK 515: 839.073

4.5 So sánh lý thuyết và thực tế công tác tại Công ty TNHH C&C

Thực tế Lý thuyết

Giống nhau

- Đều làm việc trên những con số, tính toán và tư duy - Các nghiệp vụ thường xuyên lặp đi lặp lại

- Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định

Khác nhau

- Phiếu xuất kho gồm 2 liên: 1 người nhận, 1 thủ kho

- Các khoản trích theo lương tính theo khoản lương cơ bản

- Tập hợp chi phí ngoài khoản chi phí 621, 622, 627. Phân bổ chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung liệt kê nhỏ các tài khoản chi tiết

- Phiếu xuất kho gồm 3 liên: 1 người nhận, 1 thủ kho, 1 lưu lại trong phiếu

- Khoản trích theo lương thường tính trên quỹ lương nhân với tỷ lệ - Tập hợp chi phí bao gồm các khoản chi phí 621, 622, 627

CHƢƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét

5.1.1 Nhận xét tổng quát v tình hình hoạt động tại Công ty TNHH C&C

Công ty có kế hoạch sản xuất tốt, nên quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, năng suất tăng nhanh. Sản phẩm tạo ra đúng lịch trình và tiến độ để cung cấp hàng hóa kịp thời.

Công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị, đổi mới phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất, đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất và mở rộng quy mô bán hàng.

Đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, và gắn bó lâu dài với Công ty, làm hạn chế biến động nhân sự tham gia sản xuất sản phẩm.

Có kế hoạch dự trù vật liệu tốt nên công việc sản xuất không bị ngừng trệ, giảm chi phí và tối ưu hóa hoạt động sản xuất để hạ giá thành sản phẩm.

Mục tiêu lớn nhất là giữ vững thương hiệu của mình trên thị trường sản xuất bao bì, hộp, giấy… cả trong hiện tại và tương lai.

Với sự lãnh đạo tài tình của Ban giám đốc cùng với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân viên, Công ty TNHH C&C đã khẳng định được thương hiệu cũng như vị thế trên thị trường sản xuất giấy tại Thành phố Hồ Chí Minh.

5.1.2 Nhận xét v công tác kế toán tại Công ty TNHH C&C

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH C&C em thấy công tác quản lý cũng như công tác kế toán được thực hiện một cách rất nguyên tắc, tuân thủ quy định của nhà nước và quy định của Công ty. Công tác tổ chức kế toán rất chặt chẽ và hiệu quả trong công tác quản lý số liệu, sổ sách chứng từ.

Công ty sử dụng sổ sách kế toán theo đúng sổ sách do bộ tài chính quy định. Các báo cáo tài chính được lập đầy đủ, chính xác cho cơ quan thuế và Giám đốc kịp thời.

Với sự lãnh đạo của Ban giám đốc cộng với sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên trong Công ty đã từng bước đưa Công ty vào sự ổn định tương đối

Với những thành quả trên chúng ta không thể không nghỉ đến bộ phận kế toán của Công ty họ là những người quản lý tốt và góp phần mang lại hiệu quả cho Công ty, Công ty đã áp dụng phần mềm tự động hóa kế toán vào việc phản ánh các nghiệp vụ phát sinh . Việc sử dụng phần mềm kế toán đã giúp rất nhiều trong việc quản lý và điều hành, luôn sẵn có thông tin từ chi tiết đến tổng hợp theo mọi khía cạnh và bất cứ lúc nào.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Kiến nghị v công tác kế toán tại Công ty TNHH C&C

Duy trì hệ thống tổ chức như hiện nay để đảm bảo cho Công ty hoạt động một cách liên tục vì cách tổ chức như vậy rất hợp lí.

Tiếp tục duy trì các chính sách kế toán cũng như hệ thống chứng từ đang sử dụng tại doanh nghiệp.

Tham gia tập huấn các nghị định, thông tư về thuế, tài chính thường xuyên để kịp thời cập nhật những thông tin mới nhất và áp dụng cho chính xác.

5.2.2 Kiến nghị v kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Hiện nay thì đa số nguyên vật liệu vận chuyển từ nơi mua nguyên vật liệu đến phân xưởng, đây là yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình tăng chi phí của phân xưởng. Vì vậy vấn đề đặt ra với bộ phận vật tư là phải tổ chức tốt các kho nhằm góp phần làm giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Nguyên vật liệu mua về phải qua khâu kiểm nghiệm về số lượng, chất lượng, quy cách để không làm ảnh hưởng đến chất lượng phân xưởng. Nguyên liệu mua về phải bảo quản tốt nên phải giao trách nhiệm cho mỗi người mỗi khâu không nên giao toàn bộ trách nhiệm cho một người để tránh việc thất thoát.

Đội trưởng phải kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vật liệu tránh tình trạng bỏ sót trong quá trình sản xuất.

Để đảm bảo được phân xưởng sản xuất thông suốt không bị tách khâu cung cấp vật liệu phân xưởng nên thiết lập một hệ thống các nhà cung cấp ổn định, nên ký hợp đồng mua vật liệu với các nhà cung cấp theo thời gian dài với địa điểm và thời gian giao vật liệu được xác định phù hợp với tiến độ, điều này sẽ cho phép Công ty giảm được chi phí bảo quản vật liệu ở kho, và chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp được một ít thời gian, hơn nữa việc cung cấp vật liệu cho các phân xưởng đủ về số lượng, đúng chất lượng vẫn đảm bảo được tiến độ.

Về chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty phải thường xuyên kiểm tra đột xuất số công nhân thực tế làm trên phân xưởng để xem xét việc chấm công chính xác, so sánh số nhân viên thực tế với số nhân viên theo hợp đồng. Bên cạnh đó trình độ tay nghề của công nhân phải được nâng cao, máy móc được đầu tư mua sắm mới để không bị gián đoạn điều này làm giảm ngày công của công nhân góp phần làm giảm chi phí nhân công.

Các đội, các bộ phận quản lý phải có sự giám sát rõ ràng từ khâu tuyển công nhân, chấm công, giám sát thi công, hạch toán chi phí và ghi chép vào sổ sách nhằm đảm bảo tiến độ thi công, hạn chế tối đa chi phí bất hợp lý phát sinh.

Công ty nên gắn liền lợi ích của mình với quyền lợi của công nhân như: trợ cấp khó khăn, bệnh tật, đau ốm, khuyến khích khen thưởng các công nhân ở các phân xưởng tiết kiệm vật tư, hạn chế sản phẩm hỏng, tránh lãng phí, để hạ giá thành sản phẩm cho công ty, và hoàn thành sản xuất đúng tiến độ.

Công ty nên trích trước tiền lương của công nhân nghỉ phép theo định khoản Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335: Chi phí phải trả  Về chi phí sản xuất chung:

phân bổ chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng, Công ty sử dụng tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cách phân bổ này rất là hợp lý, tương đối chính xác vì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Mặc khác tại các đội sản xuất các chi phí phát sinh được các đội tập hợp trên bảng kê kèm theo chứng từ gốc giúp kế toán Công ty phân loại chi phí được rõ ràng, chính xác hơn.

Về việc đánh giá chi phí sản xuất dở dang cuối kì

Hiện nay, Công ty chưa quan tâm đến việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo từng tháng, quý, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tính giá thành sản phẩm, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì là để phân định rõ ràng phần chi phí sản phẩm và chí phí sản phẩm được chuyển thành chi phí thời kỳ (chi phí vượt mức bình thường được chuyển vào giá vốn). Vì vậy, Công ty nên chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì hợp lí với tình hình hoạt động của Công ty, tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa việc ghi nhận doanh thu và chi phí tránh tình trạng lợi dụng việc đánh giá sản phẩm dở dang để điều chỉnh tăng, giảm giá thành sản phẩm theo ý muốn chủ quan, kê khai kiểm kê số lượng sản xuất dở dang không chính xác, đặc biệt với những phân xưởng sản xuất trong khoảng thời gian dài và thanh toán theo giai đoạn sản xuất.

5.2.3 Kiến nghị khác

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường một doanh nghiệp muốn tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì phải nắm bắt thị trường là một điều cần thiết . Nắm bắt được thị trường là một trong những thành công của doanh nghiệp

Nếu vốn không đủ để mua hàng hóa sẽ không kịp đáp ứng tiêu thụ, không có vốn thì nguồn cung cấp không phù hợp và cung cấp không đầy đủ nhu cầu mà mình mong muốn về chủng loại số lượng sản phẩm.

Trong quan hệ mua bán với các đối tác cần linh hoạt hơn trong các biện pháp khuyến mãi về số phương tiện thanh toán như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho những khách hàng thanh toán nhanh và những khách hàng có quan hệ lâu dài.

KẾT LUẬN

Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố đầu vào, tổ chức sản xuất cùng cân đối quá trình kinh doanh và hợp lý, phản ánh hai mặt chủ yếu của quá trình sản xuất là chi phí và kết quả. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Nó phản ánh từ quá trình cung ứng đến quá trình sản xuất kinh doanh và định hướng cho quá trình tiêu thụ. Mặt khác, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không chỉ có chức năng phản ánh một cách đơn thuần mà còn có chức năng thông tin cho quá trình quản trị của doanh nghiệp một cách có hiệu quả để thích ứng với yêu cầu tổ chức sản xuất trong tình hình mới.

Công tác kế toán rất quan trọng với khả năng quản lý toàn bộ quy trình kinh doanh trên hệ thống sổ sách kế toán, phân tích tình hình tài chính và nắm bắt kịp thời những chủ trương chính sách của nhà nước. Kế toán là một thành phần rất quan trọng trong việc quản lý tại doanh nghiệp.

Giai đoạn hiên nay là giai đoạn để củng cố và phát triển toàn bộ mọi mặt hoạt động kinh doanh của Công ty với những thuận lợi và khó khăn. Tuy chịu nhiều áp lực và khó khăn nhưng Công ty đã từng bước khắc phục và phát triển để đứng vững trong tương lai góp phần cho công cuộc đổi mới và phát triển nước ta.

PHỤ LỤC Phụ lục 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giảng viên khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (Năm 2010) ,

Kế toán chi phí, NXB Giao Thông Vận Tải

2. ThS. Phạm Ngọc Toàn (Năm 2010), Kế toán chi phí, NXB Tài Chính

3. Tài liệu trích dẫn từ Internet:

- Tailieu.vn

- Ketoanthienung.com

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cc​ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)