Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH C&C

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cc​ (Trang 46)

3.1.1 Sơ lược v ông t

 Tên công ty: Công ty TNHH C&C

 Tên giao dịch quốc tế: C&C DESIGN CO.LTD

 Địa chỉ: 285 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP.HCM  Mã số thuế: 0300851516  Điện thoại: (08) 35534156, 35534157  Fax: (08) 35534757  Email: C-C @hcm.vnn.vn  Website : http://candcdesign.vn/

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn

 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất hộp giấy, bao bì hộp, in lịch và in bao bì

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH C&C

Thành lập từ năm 1995, C&C Design luôn đồng hành cùng nhiều thương hiệu đỉnh cao trên thị trường. Cùng với khách hàng, Công ty không ngừng sáng tạo, khám phá các công nghệ mới, định hình các xu hướng và xác lập các chuẩn mực nhằm luôn duy trì vị thế dẫn đầu.

Công ty đã tích lũy kinh nghiệm, nâng cao tay nghề của mình bằng cách giải quyết các thách thức thiết kế của các khách hàng. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, cung ứng các phụ kiện bao bì, tem nhãn, các tiện ích văn phòng, lịch, tặng phẩm khuyến mãi...

Hoạt động trong phân khúc B2B, Công ty hiểu được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, những áp lực mà hàng ngày phải đối mặt. Công ty cũng thành thạo trong việc đáp ứng kế hoạch sản xuất cường độ cao kể cả cho các dòng sản phẩm mang tính mùa vụ. Phương châm của Công ty luôn luôn là mắt xích đáng tin cậy trong chuỗi cung

3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý ở Công ty TNHH C&C

3.2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH C&C

Sơ đồ 3.1: ơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH C&C

Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch Công ty TNHH C&C, năm 2016

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc: Là người điều hành Công ty có nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành và quyết định các hoạt động kinh doanh của Công ty. Đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng đồng thời chịu mọi trách nhiệm trước cơ quan chủ quản.

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty.

- Ký hợp đồng lao động, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty.

- Chịu trách nhiệm trước Công ty và trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị mình quản lý.

- Có quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty như việc lựa chọn, đề bạt, bãi nhiệm, khen thưởng, kỹ luật với cán bộ nhân viên theo chính sách pháp luật của ngành và của Nhà nước.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÒN KẾ TOÁN PHÒNG THIẾT KẾ PHÂN XƢỞNG SẢN XUẤT

- Trực tiếp điều hành Phó giám đốc và trưởng các phòng ban.Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và Trưởng phòng kế toán.

Phó giám đốc: Trợ giúp Giám đốc điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty, thay mặt Giám đốc quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty khi Giám đốc vắng mặt.

Phòng thiết kế : Quản lý kỹ thuật công nghệ, tư vấn và thiết kế mẫu mã theo yêu cầu khách hàng

Phòng kế toán : Thực hiện các chức năng hạch toán, ghi sổ, lưu trữ và lập các chứng từ hóa đơn, quản lý tài sản và nguồn vốn trên sổ sách.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng pháp lệnh về kế toán, thống kê, tổng hợp kết quả thống kê, lập báo cáo phân tích kết quả kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của Công ty.

- Đồng thời phản ánh kịp thời chính xác kịp thời diễn biến các nguồn vốn giúp Ban Giám đốc có thể đưa ra quyết định đúng và kịp thời.

- Theo dõi công nợ, phản ánh và đề xuất thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác, thực hiện các công tác quý, 6 tháng, theo đúng niên độ.  Phòng kinh doanh : Tím kiếm khách hàng, phân tích biến động của thị trường

đưa ra những chiến lược kinh doanh nhằm tăng năng suất cho Công ty.  Phân xưởng sản xuất:

- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng quy trình về hệ thống đo lường chất lượng, kiểm tra, giám sát chặt chẻ quy trình sản xuất chế tạo tại phân xưởng. - Theo dõi tình hình sản cuả Công ty bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đề ra. - Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. - Tiến hành tổng kết, đánh giá chất lượng sản phẩm hàng tháng.

- Chịu trách nhiệm quản lý, vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.

3.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại Công ty TNHH C&C

Công ty TNHH C&C là một DN hoạt động trên quy mô bình thường. Nhưng để quản lý và giám sát một cách có hiệu quả của đơn vị thì bộ máy kế toán phải được thiết kế một cách phù hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý của Công ty cũng như không trái với chế độ hiện hành. Công ty đã lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán mang tính tập trung vừa phù hợp với quy mô lại đảm bảo quản lý chặt chẽ.

Sơ đồ 3.2: ơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH C&C, năm 2016

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

Kế toán trưởng: Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc và cấp trên về công tác kế toán của đơn vị. Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán, phân công, bố trí công việc cho nhân viên kế toán của Công ty. Kế toán trưởng còn là người có trách nhiệm cao nhất về công tác tổ chức điều hành giám sát các hoạt động tài chính và là người chịu trách nhiệm truớc ban lãnh đạo và các cơ quan chức năng về tính chính xác hợp lý của số liệu.

Kế toán tổng hợp: Theo dõi công nợ các khoản phải thu – phải trả của Công ty đối với khách hàng cũng như nhà cung cấp, lập kế hoạch thu nợ và trả nợ kịp thời để duy trì khách hàng và đảm bảo uy tín, báo cáo với Giám đốc về tình hình công nợ trong Công ty. KẾ TOÁN TRƢỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN GIÁ THÀNH KẾ TOÁN PHÂN XƢỞNG KẾ TOÁN VẬT TƢ KẾ TOÁN TSCĐ THỦ QUỸ

Kế toán TS Đ: Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ từ khâu mua về, trích khấu hao và thanh lý. Lập bảng trích khấu hao cuối tháng cho kế toán giá thành để tính giá thành.

Kế toán vật tư: Theo dõi và lập các phiếu xuất, nhập vật tư. Cuối quý lập bảng báo cáo nhập xuất tồn gửi lên cho kế toán giá thành để tính giá thành và cho bộ phận kế hoạch để lên kế hoạch mua vật tư.

Kế toán phân xưởng: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu tại phân xưởng.

Kế toán giá thành: Tổng hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo từng khoản mục và tính giá thành sản phẩm. Cuối tháng lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt tại quỹ của Công ty, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt. Lập UNC gửi ngân hàng, rút tiền và chuyển tiền, ghi sổ quỹ và lập báo cáo theo quy định.

3.3.3 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH C&C

Sơ đồ 3.3: Hình thức nhật ký chung tại Công ty

Ghi chú:

: ghi hàng ngày

: đối chiếu

: ghi cuối kỳ kế toán

3.3.4 Chế độ, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH C&C

Chế độ kế toán áp dụng: Thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014  Niên độ kế toán: Được tính từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm

Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam (VNĐ)

Phƣơng pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ  Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Theo nguyên giá

Nguyên giá = giá mua thực tế + chi phí trƣớc khi đƣa vào sử dụng

Phƣơng pháp khấu hao: khấu hao theo đường thẳng

CHỨNG TỪ GỐC BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH

BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ CÁI

Thời gian sử dụng của các loại tài sản cố định được tính theo mức khung thời gian sử dụng của Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003.

Nghiệp vụ bằng ngoại tệ:

Tất cả các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ được tính theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh. Xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân gia quyền.

Kế toán hàng tồn kho:

Trị giá vốn hàng tồn kho các nguyên vật, vật tư nhập về tại thời điểm nhập kho được kế toán tính theo giá gốc.

Giá gốc = giá mua thực tế + chi phí trƣớc khi đƣa vào sử dụng

Hạch toán nguyên vật liệu tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

3.4 Tình hình Công ty TNHH C&C những năm gần đây

Thị trường yêu cầu ngày càng rút ngắn thời gian cung ứng, loạt sản xuất số lượng nhỏ hơn với mẫu mã đa dạng hơn, Công ty luôn tự hoàn thiện mình để đáp ứng tốt điều này.

Phân xưởng được tổ chức linh hoạt, chịu được áp lực cao trước các dòng sản phẩm mang tính mùa vụ. Nối tiếp các công đoạn từ phác thảo ý tưởng, thiết kế kỹ thuật, sản phẩm mẫu, sản xuất thử, sản xuất thực tế và các phương thức giao nhận. Với kiến thức chuyên ngành và nhiều năm kinh nghiệm, Công ty cam kết tư vấn và phát triển giải pháp tốt nhất và hiệu quả nhất đối với mọi vấn đề phát sinh từ thực tế.

Nhà xưởng, công nghệ, thiết bị luôn được chú trọng để nâng cao sản lượng đáp ứng thị trường. Công ty không ngần ngại tìm tòi, trải nghiệm các công nghệ mới để sản phẩm ngày càng hoàn thiện hơn. Công ty cũng nhận gia công các công đoạn khó, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm như dập nổi 3D trên MDF, khắc, cắt lazer, phay CNC trên nhiều loại chất liệu... Công ty là chuyên gia trong việc laminate UV định hình, tạo hoa văn khúc xạ với thiết bị hiện đại, năng suất, chất lượng cao.

Tận tâm, kinh nghiệm, nhân viên C&C sẽ giải quyết những bài toán đòi hỏi khắt khe nhất, tẻ nhạt và phức tạp để giảm bớt khối lượng công việc của bạn và loại bỏ những cơn ác mộng mùa cao điểm. Công ty tự hào về việc đơn giản hóa các tiến trình để đạt được mức chất lượng cao nhất với giá cả rất cạnh tranh.

3.5 Thuận lợi khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của Công ty TNHH C&C

3.5.1 Thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH C&C

Theo xu thế phát triển của xã hội, bao bì dần vượt lên chức năng truyền thống của nó là bao gói trở thành một trong những yếu tố trọng tâm đưa sản phẩm thực phẩm của nhà sản xuất tới gần người tiêu dùng hơn. Điều này làm thúc đẩy cạnh tranh, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm. Với những đặc tính vượt trội mà bao bì đã mang lại các doanh nghiệp phần nào khẳng định được thương hiệu của mình. Do đó, sản xuất bao bì hiện tại là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH C&C nói riêng.

Với thế mạnh của Công ty là có hơn 20 năm kinh nghiệm, đội ngũ nhân công chất lượng cao cùng với công nghệ luôn được đổi mới việc sản xuất ra những sản phẩm bao bì chất lượng cao với mẫu mã theo yêu cầu của các nhà sản xuất đối với Công ty TNHH C&C không hề khó. Việc ký kết các hợp đồng sản xuất bao bì với nhiều đối tác đã khiến doanh số trong năm sau luôn tăng hơn so với năm trước. Bên cạnh đó, một ngành thực phẩm tiên tiến, vì sức khỏe của cộng đồng, vì một môi trường xanh cũng chính là mục tiêu Công ty cần đạt tới. Vì thế Công ty dành nhiều thời gian quan tâm nghiên cứu cải tiến để bao bì nói chung và vật liệu chế tạo bao bì nói riêng ngày càng thân thiện với môi trường hơn. Song song đó, Công ty TNHH C&C cũng gặp những khó khăn như nguồn cung ứng nguyên liệu không đủ đáp ứng sản xuất. Hệ thống nhà xưởng chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất thực tế. Nền kinh tế có nhiều biến động khiến các doanh nghiệp tồn trữ sản phẩm dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến doanh số của Công ty.

3.5.2 Phương hướng phát triển của Công ty TNHH C&C

Ngày nay, bao bì cao cấp đang phát triển theo xu hướng thủ công mỹ nghệ. Sử dụng chất liệu đắt tiền như gấm, da, giấy tái sinh, gỗ, trên nền carton cứng. Vận dụng linh hoạt những phối ghép về khối tích, sáng tối, đặc rỗng, mảng màu, chất liệu, hoa văn cùng với

các chi tiết đồng, nhôm chạm khắc tinh xảo. Ngoài việc đáp ứng các qui chuẩn ngặt nghèo trong bảo quản, tồn kho, vận chuyển, trưng bày... nó còn phải duy trì nhất quán các yếu tố nhận diện thương hiệu, đặc trưng doanh nghiệp. Ngoài việc nắm bắt xu thế đó Công ty còn cho ra đời các dòng sản phẩm phục vụ nhu cầu biếu, tặng nhân các dịp lễ, tết, bao bì cao cấp thậm chí còn đảm đương những sứ mệnh lớn lao hơn, như truyền tải tình yêu thương, lòng biết ơn, sự trân trọng, thể hiện các giá trị truyền thống, tâm linh, sắc thái vùng miền. Trong thời gian tới Công ty TNHH C&C sẽ mở rộng quy mô sản xuất hướng đến những sản phẩm chất lượng và thân thiện với môi trường. Sử dụng nguyên liệu từ nguồn giấy tái chế thay thế cho các nguồn hiện có. Mở rộng nhà xưởng và tăng cường hợp tác quốc tế bên cạnh nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm bao bì cung ứng cho thị trường..

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH C&C

4.1 Đặc điểm tình hình chung trong công tác tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH C&C tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH C&C

Công ty TNHH C&C chuyên sản xuất hộp giấy, bao bì hộp, in lịch và in bao bì phục vụ cho đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Công ty sản xuất sản phẩm theo từng đơn đặt hàng khi khách hàng có nhu cầu. Do đó, công tác kế toán được theo dõi theo từng đơn hàng.

4.2 Phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty TNHH C&C

Dựa vào đặc điểm sản xuất sản phẩm ở Công ty TNHH C&C, để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm Công ty chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm. Và chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm này là:

4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu tiếp

Nội dung:

NVL là thành phần chính cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Tại Công ty chi phí NVL chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm vì vậy Công ty rất quan tâm đến chi phí NVL trực tiếp.

Nguyên vật liệu chính (Tài khoản 152): dùng để sản xuất hộp giấy, bao bì hộp, lịch gồm giấy (giấy trắng, giấy nhuộm, giấy Duplex,…), keo, mút, vải,…

Đặc trưng của nguyên vật liệu chính:

- NVL chính bỏ một lần từ đầu quy trình sản xuất cho đến lúc ra thành phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ lệ rất cao trong cơ cấu giá

Biểu mẫu 4.1: Sổ chi tiết vật liệu

Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho - Hóa đơn bán ra - Bảng kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cc​ (Trang 46)