3.2 Giải pháp mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng
3.2.5 Đẩy mạnh công tác tự huy động vốn
NH cần nghiên cứu và đưa ra một mức lãi suất hợp lí, vừa có tính cạnh tranh vừa có thể thu hút khách hàng. Đồng thời cần đơn giản hóa thủ tục nhận tiền gửi, nghiên cứu triển khai gửi tiền một nơi rút tiền nhiều nơi với chi phí rút tiền thấp có tính cạnh tranh hoặc không thu phí. Hình thức này có nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn, địa điểm giao dịch linh hoạt hơn. Cần đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng ngồn vốn trên địa bàn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn là điều kiện hàng đầu để mở rộng tín dụng phục vụ phát
triển kinh tế của CN. Ngoài ra, NH cần đưa ra một biên độ lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất huy động, đảm bảo không quá cao nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho NH.
3.2.6 Chuyên môn hóa các bước trong quy trình tín dụng
NH chưa có phần thẩm định riêng và bộ phận quan hệ khách hàng, nên cán bộ tín dụng phải đảm nhiệm tất cả các khâu nên chất lượng việc thẩm định tài sản đảm bảo chưa cao, lại gây khó khăn cho cán bộ tín dụng. Để việc thẩm định đạt hiệu quả cao hơn thì NH nên chuyên môn hóa công việc.
NH nên phân các cán bộ tín dụng thành bộ phận: bộ phận quan hệ khách hàng sẽ tiếp xúc, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, soạn thảo hợp đồng tín dụng, thực hiện đăng kí giao dịch đảm bảo, thủ tục công chứng. Bộ phận quản trị tín dụng thực hiện những công việc còn lại. Như vậy giúp cán bộ thẩm định hiểu rõ hơn về tài sản đảm bảo mà mình thẩm định, giúp cán bộ tín dụng phát triển sâu vào một khâu cụ thể, giúp đánh giá khách hàng và tài sản đảm bảo tốt hơn. Ngoài ra còn giảm chi phí cho việc thuê chuyên gia thẩm định.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với NH Agribank CN 10
NH cần quan tâm hơn trong việc cho vay đối với các DNVVN:
Các khoản vay của các DNVVN phải được đầu tư đúng mục đích. Doanh nghiệp phối hợp với NH tuân thủ nghiêm ngặt các chế tài về tín dụng trước trong và sau khi vay vốn.
Ưu tiên vốn đầu tư cho DNVVN, gắn kết NH với doanh nghiệp, bám sát từng lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp để phục vụ chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp.
Phối hợp với chính quyền địa phương gặp gỡ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ dành cho DNVVN. Chủ động tháo gỡ khó khăn cho DNVVN về các thủ tục vay vốn trong phạm vi cơ chế tín dụng được phép.
Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, thẩm định, đánh giá dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ tín dụng. Việc tuyển chọn cán bộ cần được tiêu chuẩn hóa và theo xu hướng trẻ hóa. Cần bố trí công việc chuyên môn cho cán bộ đúng sở trường.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác tín dụng để xử lí và điều chỉnh kịp thời những khó khăn.
Chú trọng trong công tác quản lý nợ và xử lí rủi ro cho NH.
Kiểm tra kĩ các doanh nghiệp về tính chính xác, đầy đủ về hồ sơ pháp lí và hồ sơ kinh tế của các doanh nghiệp.
Không ngừng quan tâm thu hồi nợ đã xử lí rủi ro tạo tâm lý có trách nhiệm trả nợ cho KH.
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNNVN
Tăng cường vai trò giám sát, thanh tra của NHNNVN, trong đó đặc biệt chú trọng đến thanh tra quản trị điều hành và chất lượng tín dụng. Để hoàn thiện và nâng cao vai trò thanh tra của NH thì phải chú trọng đến những vấn đề sau:
Bám sát các hoạt động tín dụng của NH để kịp thời phát hiện và xử lí những sai sót nếu có.
Đổi mới và nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là thanh tra tại chỗ, tăng cường giám sát các NH TM sau thanh tra để kịp thời xử lí những trường hợp tái phạm.
Nâng cao trình độ và khả năng chuyên môn của cán bộ thanh tra giỏi về nghiệp vụ vững về bản lĩnh.
Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ NH, có đề án ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong hoạt động của NH và triển khai mạnh toàn hệ thống NH trên toàn quốc. Việc hiện đại hóa công nghệ NH sẽ giúp cho các NH trong nước theo kịp trình độ công nghệ của các NH trên thế giới, đồng thời sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho câc NH mở rộng hoạt động tín dụng.
Hoàn thiện và phát triển hệ thống thông tín tín dụng, phòng ngừa rủi ro của ngành NH. Hệ thống thông tin CIC được thành lập và đi vào hoạt động nhưng đang trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện nên còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc thu thập củng như xử lí thông tin. Vì vậy, NHNN cần có những biện pháp để cải thiện và nâng cao chất
lượng công tác thông tin tín dụng nhằm phục vụ hoạt động cho vay của các NHTM và các tổ chức tín dụng như:
CIC phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các thiết bị, thiết lập hệ thống thu thậpcũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.
CIC cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin mà còn phải có khả năng phân tích, thu thập, tổng hợp và đưa ra những nhận định, lời khuyên thích hợp cho các NHTM.
CIC cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ kế hoạch và đầu tư, cơ quan thuế, hải quan,…để trao đổi thông tin về doanh nghiệp, đăng kí kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ hành chính, thông tin xuất nhập khẩu của khách hàng,… để NHTM có thể kiểm tra tính trung thục của doanh nghiệp trong hồ sơ vay vốn.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ để các NHTM có thể tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, tạo nên hệ thống NHTM vững mạnh.
Ban hành, hoàn thiện đồng bộ hóa các văn bản về hoạt động kinh doanh tín dụng của các CN trong hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các CN mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng với KH đặc biệt đối với các DNVVN.
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp Việt Nam. Tăng cường vai trò tư vấn đối với doanh nghiệp.
Các chính sách phải thực hiện trên tinh thần công bằng, kiểm soát được tính an toàn của hệ thống nhưng đồng thời phải đảm bảo được tính cạnh tranh.
Ban hành chính sách về sự ra đời và phát triển của thị trường mua bán nợ để có thể phòng ngừa và phân tán rủi ro.
KẾT LUẬN ------
Nền kinh tế thị trường và quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi các NH phải hoàn thiện phương án kinh doanh của NH. Hoạt động cho vay của NH có tác động trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNVVN giải quyết khó khăn về nguồn vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, tín dụng đối với DNVVN là nghiệp vụ không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của NH.
Chính vì thế, NH Agribank CN 10 đã rất nổ lực để có thể đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của KH là DNVVN vì NH đã xác định đối tượng chính mà NH hướng đến là các DNVVN có số lượng rất lớn trong nền kinh tế và thường xuyên có nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Hoạt động cho vay đối với DNVVN tại NH ngày càng hiệu quả hơn không những đã hổ trợ vốn kịp thời cho các doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn từng bước khẳng định ưu thế, vị trí của NH trong hệ thống NH toàn quốc.
Mặc dù không tránh khỏi những thiếu sót, khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NH Agribank CN 10” hy vọng đã phần nào đánh giá thực trạng cho vay đối với DNVVN của NH Agribank CN 10 trong giai đoạn 2012 – 2014. Qua đó, khóa luận tốt nghiệp mong muốn đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hơn hoạt động cho vay của NH Agribank CN 10.
Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị cán bộ phòng Kế hoạch – kinh doanh tại NH Agribank CN 10. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô TS. Phan Mỹ Hạnh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài báo thực tập tốt nghiệp.
PHỤ LỤC A
Trích từ báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng Agribank chi nhánh 10 trong giai đoạn 2012 - 2014
Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lượng khách hàng vay vốn 80 110 90
Tỷ lệ nợ xấu 4,7% 4.9% 5,7%
Tổng nguồn vốn huy động 845 843 972
Tổng tài sản 2.380 2.341 1.915
Dư nợ cho vay
Tổng dư nợ cho vay 2.343 2.062 1.403
Phân loại theo loại tiền
Bằng VNĐ 2.173 1.938 1.268
Bằng ngoại tệ 170 124 117
Phân theo thời hạn cho vay
Dư nợ ngắn hạn 1.196 1.051 742
Dư nợ trung hạn 1.142 1.006 641
Dư nợ dài hạn 5.0 5.0 20.0
Phân theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp Nhà Nước 249 243 27
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.094 1.819 1.376
Phân theo ngành kinh tế
Ngành công nghiệp 445 412 280,6
Ngành nông lâm, ngư nghiệp 47 61.9 42.1
Ngành thương mại, dịch vụ 751 721,7 491,1
Ngành khác 1.100 866 589,3
Tổng doanh số cho vay 1.625 678 740
Phân theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn 1.587 594 700
Trung hạn 38 84 19
Dài hạn - - 21
Phân theo hình thức cho vay
Hạn mức tín dụng 1.218 542,4 592 Cho vay từng lần 406,3 135,6 148 Doanh số thu nợ Ngắn hạn 1.604 739 1.009 Trung hạn 137 220 384 Dài hạn 2 0,45 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ***o0o***
Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010 về các tổ chức tín dụng được Quốc hội ban hành, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định số 49/2000/NĐ – CP ngày 12/09/2000 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của NH TM
Nghị định 90/2001/NĐ – CP ngày 23/11/2001 của Chính Phủ về trợ giúp phát triển DNVVN.
Quyết định số 2173/QĐ-NHNN và Quyết định 2174//QĐ-NHNN ngày 28/10/2014 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, CN NH NN.
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NH NN về việc ban hành qui chế CV của tổ chức tín dụng đối với KH.
Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014 của Hộ đồng thành viên Agribank về việc ban hành qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NH NNo&PTNTVN.
Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN, ngày 01/08/2014 của NHNo về việc ban hành qui trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Agribank.
Quyết định số 31/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên
Agribank về việc ban hành qui định về phân cấp quyết định cấp tín dụng trong hệ thống NH Agribank.
Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 của Hội đồng thành viên
Agribank về một số chính sách tín dụng.
Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng cho các DNVVN.
Thông tư số 09/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 của Thống đốc NHNN về việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng.
Thông tư số 42/2002/TT – BTC ngày 07/05/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điểm qui chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng cho các DNVVN ban hành kèm theo quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 của Thủ tướng Chính Phủ.
GS.TS Lê Văn Tư (2005). Giáo trình Quản trị NH thương mại. Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2013). Giáo trình Nghiệp vụ NH thương mại. Nhà xuất bản Lao Động.
TS. Nguyễn Minh Kiều (2009). Giáo trình Nghiệp vụ NH thương mại. Nhà xuất bản thống kê.
Peter S. Rose. Giáo trình Quản trị NH thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
PGS.TS Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình Nghiệp vụ NH thương mại. Nhà xuất bản Thống Kê.
PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007). Giáo trình NH thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
TS. Trương Quang Thông (2010). Giáo trình Quản trị NH thương mại. Nhà xuất bản tài chính.
Trang web của NH Agribank CN 10
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH Agribank CN 10 trong giai đoạn 2012, 2013 và 2014.
Cẩm nang tín dụng của NH Agribank CN 10