Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại ngân hàng đông á​ (Trang 53 - 54)

Tuy khảo sát có những đóng góp tích cực đối với ngân hàng trong việc tìm hiểu khách hàng và nhận biết vị thế của mình nhưng cũng có một số hạn chế nhất định:

Do hạn chế về khả năng nên nghiên cứu chỉ tiến hành trên 140 khách hàng (120 phiếu hợp lệ) và là những khách hàng cá nhân nên chưa thể đánh giá tổng quát về toàn bộ khách hàng giao dịch tại Đông Á.Vì vậy, nên lặp lại nghiên cứu với quy mô mẫu lớn hơn, đa dạng hóa đối tượng khách hàng chứ không chỉ riêng khách hàng cá nhân để khái quát những thành phần tiêu biểu của thang đo.

Nghiên cứu chỉ xem xét đến thời gian sử dụng dịch vụ và số ngân hàng giao dịch, chưa tìm hiểu hết sự hài lòng của khách hàng trong mối liên hệ với ngành nghề kinh doanh, tiềm lực tài chính, yếu tố dân tộc,…

Nghiên cứu chỉ tập trung vào những khách hàng sử dụng dịch vụ tại Đông Á ( chủ yếu ở TP.HCM) nên chưa thể hiện đánh giá về khách hàng trên địa bàn ở những địa phương khác cũng như những khách hàng tiềm năng chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, nên lặp lại nghiên cứu với quy mô rộng hơn để có cái nhìn tổng thể hơn về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Qua phân tích hồi quy ở chương 4, mô hình hồi quy có hệ số R2điều chỉnh = 0.567 có nghĩa là 56,7% biến thiên sự hài lòng của khách hàng được giải thích bởi 3 biến độc lập trên, còn 43,3% biến thiên sự hài lòng của khách hàng được giải thích bởi các nhân tố khác không có trong mô hình. Do đó, nên có những nghiên cứu tiếp theo về sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ ngân hàng, trong đó, cần nghiên cứu bổ sung thêm biến giải thích vào mô hình để mô hình hồi quy có mức độ phù hợp cao hơn.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại ngân hàng đông á​ (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)