Điều tra thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng chí sán, tỉnh hà giang​ (Trang 31 - 36)

- Dựa vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, địa bàn cầm tay, máy định vị GPS để xác định tuyến điều tra ngoài thực địa.

- Trên tuyến điều tra sử dụng GPS ghi lại vị trí của một số loài cây quý, hiếm để phục vụ xây dựng bản đồ phân bố.

- Ghi nhận kỹ lưỡng những đặc trưng của các sinh cảnh trên tất cả các tuyến khảo sát và các đặc điểm của mẫu để phục vụ công tác phân loại.

- Mẫu thu thập có đủ cả bộ phận dinh dưỡng, bộ phận sinh sản. Các mẫu thu thập được xử lý sơ bộ để đảm bảo nguyên vẹn mẫu không bị hư hỏng các đặc điểm phân loại và bảo quản trong cồn 45-500.

- Dựa trên các đặc điểm còn nguyên vẹn và trực quan nhất của các loài thực vật, tiến hành nhận dạng và xác định tên sơ bộ ngay tại thực địa và ghi các thông tin vào phiếu thực địa.

Bảng 2.1: Phiếu điều tra thực vật theo tuyến

Số hiệu tuyến ……….. Người điều tra……… Bắt đầu từ ………. đến……… Ngày điều tra………. Chiều dài tuyến………...

Stt Tên khoa học Tên Việt Nam Dạng sống Công dụng

1 2 3 4 5 Điều tra thảm thực vật

Khoanh vẽ bổ sung hiện trạng thảm thực vật rừng: Thực hiện khoanh vẽ bổ sung thực địa trên các tuyến điều tra. Tuyến được thiết kế qua các kiểu rừng chính và các kiểu rừng phụ khác nhau. Sử dụng bản đồ thảm thực vật

rừng lý thuyết, máy định vị toàn cầu (GPS) và ống nhòm để kiểm tra, khoanh vẽ bổ sung ranh giới các kiểu thảm thực vật rừng trên bản đồ lý thuyết tỷ lệ 1:25.000. Dùng phương pháp dốc đối diện ở những vùng đồi núi dễ quan sát và đi đường ranh giới theo các điểm xác định của GPS ở những khu vực khó quan sát.

Tiến hành xác lập các tuyến điều tra như sau:

- Tuyến 1: Tuyến Mèo Vạc: Xuất phát từ thôn Sảng Pả (TT Mèo Vạc)

đi qua khu vực thôn Phú Mì (Tà Lủng) đến thượng nguồn Thác Trắng gần đỉnh 1850m (Tát Ngà). Trên tuyến chính này thiết lập các tuyến nhỏ theo các hướng khác nhau để điều tra. Tổng độ dài tuyến khoảng 15km.

- Tuyến 2: Tuyến Tả Lủng: Bắt đầu từ thôn Há Chế 2, đi dọc theo tuyến đường vào thôn Lùng Vải B và mở rộng điều tra tại khu vực núi đá thuộc khu vực Lùng Vải B. Tuyến có chiều dài khoảng 3.5km.

- Tuyến 3: Tuyến Lũng Chinh: Xuất phát từ Lủng Phủa đi Sủng Tà và

tiếp cận khu vực núi đá vôi xã Sủng Máng có tọa độ VN2000: 485208- 2561370. Độ dài tuyến khoảng 4.5km.

- Tuyến 4: Tuyến Nậm Ban: Xuất phát từ thôn Nậm Hin đi dọc theo

tuyến đến thân Nà Pòong và khảo sát rừng phục hồi trên núi đất thuộc địa phận Nà Pòong. Tuyến có độ dài khoảng 4km.

- Tuyến 5: Tuyến Hồ treo Tà Đú: Xuất phát từ thôn Tà Đú đến Hồ treo, đi dọc theo đường đỉnh dông theo hướng đỉnh Tà Đú (1850m). Độ dài tuyến khoảng 3km.

Điều tra thành phần loài thực vật

Phương pháp chủ yếu là điều tra trên tuyến, trong đó kết hợp tuyến điều tra thảm thực vật để điều tra thành phần loài thực vật. Phương pháp thu thập số liệu như sau:

- Tiến hành điều tra theo tuyến mỗi bên 5m, ghi nhận tất cả các loài thực vật xuất hiện trên tuyến.

- Đối các loài chưa biết tên, lấy mẫu, và chụp ảnh mẫu phải đảm bảo tiêu chuẩn đủ cành, lá, hoa hoặc quả, đồng thời được xử lý sơ bộ bằng cồn công nghiệp.

- Xác định điểm phân bố trên bản đồ hoặc dùng GPS để xác định tọa độ các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm để xây dựng bản đồ phân bố.

Khảo sát đề xuất các giải pháp quản lý đa dạng sinh học

- Đánh giá các tác động tới đa dạng sinh học bằng phương pháp quan sát thực địa trên các tuyến điều tra thực vật; thảo luận với người dân và các cơ quan quản lý tài nguyên rừng trong khu vực.

- Xác định các giải pháp quản lý bằng phương pháp chính là thảo luận với các cơ quan quản lý, người dân địa phương, tìm hiểu quá trình quản lý tài nguyên rừng trong khu vực; ứng dụng các mô hình quản lý đã có để đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp.

- Căn cứ vào yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng và đất canh tác của người dân để xác định ranh giới khu bảo tồn ngoài thực địa và trên bản đồ. Căn cứ vào phân bố các kiểu thảm thực vật rừng, các loài nguy cấp, quý, hiếm để xác định các phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu dịch vụ và hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng chí sán, tỉnh hà giang​ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)