Hệ thực vật Chí Sán không chỉ đa dạng về thành phần loài, mà thành phần họ thực vật cũng rất phong phú với 118 họ. So với số họ thực vật Việt Nam thì Chí Sán chiếm tới 31.22% tổng số họ. Lần lượt các họ thực vật liệt kê ở Bảng 3.3 sau đây có n ≥ 10 loài.
Bảng 3.3: Thống kê các họ thực vật có 10 loài trở lên tại RĐD Chí Sán
Họ thực vật Loài Họ thực vật Loài
Asteraceae - Họ Cúc 73 Moraceae - Họ Dâu tằm 15 Orchidaceae - Họ Lan 54 Rasaceae - Họ Hoa hồng 15 Rubiaceae - Họ Cà phê 23 Rutaceae - Họ Cam quýt 13 Araliaceae - Họ Nhân sâm 22 Convallariaceae - Họ Tóc tiên 13 Euphorbiaceae - Họ Thầu dầu 18 Urticaceae - Họ Gai 11
Fabaceae - Họ Đậu 17 Araceae - Họ Ráy 11
Cyperaceae - Họ Cói 16 Lamiaceae - Họ Hoa môi 10 Lauraceae - Họ Long não 15 Poaceae - Họ Lúa 10
Từ số liệu bảng trên cho thấy, với 16 họ giầu có nhất về thành phần loài, tuy chỉ bằng 21.15% tổng số họ của cả hệ thực vật, nhưng số lượng loài tập trung tới 267 loài, chiếm 40.27%. Họ có loài nhiều nhất thuộc về họ Cúc (Asteraceae) 73 loài, chiếm 11.01%; tiếp theo họ Lan (Orchidaceae) với 54
loài, chiếm 7.99%; họ Cà phê (Rubiaceae) 23 loài, chiếm 3.47%; họ Nhân sâm (Araliaceae) 22 loài, chiếm 3.32%; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 18 loài, chiếm 2.71%; họ Đậu (Fabaceae) 17 loài, chiếm 2.56%; họ Cói (Cyperaceae) 16 loài, chiếm 2.41% và lần lượt thuộc về các họ còn lại.
Để đánh giá tính đa dạng bậc họ ở rừng nhiệt đới, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp của Tolmachop A. L. 1974. Theo tác giả này khi nghiên cứu về tính đa dạng thực vật ở rừng nhiệt đới đã chỉ ra, tổng tỉ lệ phần trăm của 10 họ giàu loài nhất tối đa không vượt quá 40% so với tổng hệ. Như vậy, với tỉ lệ 40,2% thu được chứng tỏ sự đa dạng của hệ thực vật khu RĐD Chí Sán khá cao và tiệm cận với nhận định của Tolmachop khi nghiên cứu về tính đa dạng thực vật bậc họ tại các khu rừng nhiệt đới.
Bên cạnh đó, có 23 họ chỉ có 1 loài duy nhất được tìm thấy trong quá trình nghiên cứu. Chi tiết như Bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Thống kê các họ thực vật có duy nhất 1 loài tại RDD Chí Sán
Stt Họ Tên khoa học Tên Việt Nam
1. Psilotaceae Họ Lá thông
Psilotum nudum (L.)
P. Beauv. Không hạt lá thông 2. Equisetaceae
Họ Tháp bút
Equisetum
ramosissimum Desf. Cỏ bút tháp
3. Adiantaceae
Họ tóc thần vệ nữ Adiantum caudatum L. Thần mô đuôi chồn 4. Angiopteridaceae
Họ Quan âm toạ liên
Angipteris
yunnanensis Hiern. Hiển dực vân nam
5. Davalliaceae Họ Nguyệt xỉ
Nephrolepis cordifolia
(L.) C.Presl. Ráng móng trâu tim 6. Dennstaedtiaceae
Họ Ráng đàn tiết
Snenomeris chinensis
Stt Họ Tên khoa học Tên Việt Nam 7. Gleicheniaceae
Họ Guột
Dicranoteris linearis
(Burm. f.) Underw. Tế thường 8. Pteridaceae
Họ Ráng sẹo gà Pteris multifida Poir. Ráng sẹo gà chẻ nhiều 9. Thelypteridaceae Họ Ráng thư dục Pneumaptopteris truncata (Poir.) Holttum Ráng khí cánh cụt 10. Cephalotaxaceae Họ Đỉnh tùng Cephalotaxus mannii Hook. J. Đỉnh tùng 11. Cupressaceae Họ Hoàng đàn Calocedrus rupestris
Aver., N.T.Hiệp & P.K.Lộc Bách xanh núi đá 12. Taxodiaceae Họ Bụt mọc Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. Sa mộc 13. Altingiaceae Họ Sau sau Liquidamba
formosana Hance Sau sau
14. Burseraceae Họ Trám Canarium album (Lour.) Raeusch. Trám trắng 15. Erythropalaceae Họ Dây hương Erythropalum
scandens Blume Dây hương
16. Juglandaceae Họ Óc chó
Engelhardtia
roxburghiana Wall. Chẹo ấn độ
17. Leeaceae Họ Gối hạc
Leea indica (Burm.f.)
Merr. Củ rối ấn
18. Linaceae Họ Lanh
Tirpitzia sinensis
Stt Họ Tên khoa học Tên Việt Nam 19. Loganiaceae
Họ Mã tiền
Gelsemium elegans
(Gardn. & Champ.) Benth. Lá ngón 20. Saururaceae Họ Dấp cá Houttuynia cordata Thunb. Giấp cá 21. Violaceae Họ Hoa tím Viola inconspicua Blume Hoa tím ẩn 22. Hypoxidaceae Họ Sâm hành Curculigo orchioides
Gaertn. Sâm cau
23. Musaceae
Họ Chuối Musa coccinea Andr. Chuối sen
Như vậy, có tới 23 họ thực vật chỉ có duy nhất 1 loài, chiếm 19,5% tổng số họ, đồng thời số loài chiếm 3,5% tổng số loài nghiên cứu trong khu vực. Kết quả khảo sát này tuy mới chỉ là tương đối, nhưng bước đầu có thể đánh giá được rằng tính đa dạng sinh học không chỉ dựa vào số họ nhiều loài mà số họ có ít loài cũng là một chỉ số quan trọng khác để đánh giá. Số họ ít loài không chỉ cho thấy tính đa dạng sinh học cao về thành phần loài mà còn thể hiện sự khác biệt trong mối quan hệ giữa các loài khác họ. Đặc biệt đối với họ chỉ có 1 loài còn thể hiện sự khác biệt về mặt di truyền so với các họ nhiều loài khác. Hơn nữa đây là những họ rất nhạy cảm với những tác động bên ngoài, có nghĩa là mất đi một loài này thì cũng chính là mất đi cả họ của loài đó trong khu vực. Tuy nhiên, tính hiếm của loài và họ đó còn phụ thuộc vào quần thể của loài đó trong khu hệ thực vật. Nếu như số lượng cá thể của loài đó thấp thì chúng trở thành những loài dễ bị đe dọa tiêu diệt, đồng thời họ đó cũng bị đe dọa. Đối với công tác bảo tồn thì đây cũng chính là các họ nhạy cảm cần quan tâm nghiên cứu và bảo vệ.
3.2.4. Mối tương quan giữa hệ thực vật khu rừng đặc dụng Chí Sán với các hệ thực vật khác
Hệ thực vật Chí Sán có mối tương quan với nhóm yếu tố Châu Á nhiệt đới: Tính chất này liên quan tới nguyên tắc phân bố sinh thái - địa lý của các loài vừa có mặt trong hệ thực vật trên thế giới vừa có mặt ở khu vực Chí Sán. Các số liệu cho thấy các loài khu phân bố này chỉ có 367 loài, chiếm tỷ lệ 55.52% tổng số loài toàn hệ, số loài có khu phân bố này là nhiều nhất so với các loài có khu phân bố thuộc yếu tố đặc hữu Việt Nam, Ôn bắc đới, Tân nhiệt đới. Đây là yếu tố được tạo thành bởi 11 yếu tố độc lập khác, mỗi yếu tố độc lập này đóng vai trò nhất định cho hệ thực vật nghiên cứu. Yếu tố gần gũi nhất với hệ thực vật Chí Sán phải kể đến yếu tố Indonexia - Malaixia 84 loài, chiếm 21.71%, Yếu tố Ấn độ 77 loài, chiếm 11.65%, Yếu tố Đông Dương 72 loài, chiếm 10.89% và Nam Trung Quốc 53 loài, chiếm 8.02%.
3.3. Đa dạng các giá trị bảo tồn
Dựa trên bảng danh lục thực vật 665 loài ghi nhận được tại Chí Sán, đã thống kê được 57 loài có nguy cơ bị đe dọa. Trong đó có 29 loài trong Sách Đỏ Việt Nam, 26 loài trong Danh lục Đỏ của của IUCN và 18 loài nằm trong Nghị định 32/2006/CP-NĐ ngày 30/3/2006 của Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Chi tiết như Bảng 3.5 dưới đây:
Bảng 3.5: Các loài trong sách đỏ Việt Nam, Thế giới và NĐ32CP S TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN 2007 IUCN
2018
NĐ32 CP
Pinophyta - Ngành Thông 1 - Cephalotaxaceae Họ Đỉnh tùng
1. Cephalotaxus mannii Hook. J. Đỉnh tùng VU VU IIA
S TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN 2007 IUCN 2018
NĐ32 CP
2. Calocedrus rupestris Aver.,
N.T.Hiệp & P.K.Lộc
Bách xanh núi
đá EN IIA
3 - Pinaceae Họ Thông
3. Keteleeria fortunei (A. Murray)
Carrière Du sam đá vôi EN NT
4. Pinus kwangtungensis Chun
ex Tsiang var kwangtungensis Thông Pà cò VU IA
5. Pseudotsuga sinensis Dode Thiết sam giả VU VU
6. Tsuga chinensis (Franch.) Pritz.
ex Diels Thiết sam VU LC
4 - Podocarpaceae Họ Kim giao
7. Podocarpus pilgeri Foxw. Thông tre lá ngắn LC
5 - Taxaceae Họ Thông đỏ
8. Amentotaxus argotaenia
(Hance) Pilge. Dẻ tùng sọc trắng NT
9. Taxus chinensis (Pilg.) Rehder Thông đỏ bắc VU EN IIA
Magnoliophyta - Ngành Ngọc lan
Magnoliopsida - Lớp Ngọc lan
6 - Araliaceae Họ Nhân sâm
10. Acanthopanax gracilistylus
W.W. Smith
Ngũ gia bì
hương EN
11. Acanthpanax trifoliatus (L.)
Voss. Ngũ gia bì gai EN
12. Aralia chinensis L. Thông mộc VU
S TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN 2007 IUCN 2018
NĐ32 CP
13. Asarum caudigerum Hance Biến hóa VU IIA
14. Asarum wullingense Liang Tế tân núi IIA
8 - Asteraceae Họ Cúc
15. Achillea millefolium L. Dương kỳ thảo VU
16. Cyathocline purpurea (Buch.-
Ham. ex D. Don) Kuntze Huyệt huyn tía LC
17. Hemisteptia lyrata Bunge Rau tô LC
9 - Berberidaceae Họ Hoàng liên gai
18. Mahonia bealii (Fortune)
Pyrnaert Hoàng liên ô rô EN
10 - Campanulaceae Họ Hoa chuông
19. Codonopsis javanica (Blume)
Hook.f. et Thoms. Đảng sâm VU IIA
11 - Caprifoliaceae Họ Kim ngân
20. Lonicera hildebrandiana Coll.
et Hemsl. Kim ngân lá to CR
12 - Clusiaceae Họ Bứa
21. Garcinia fagraeoides A. Chev. Trai lý IIA
13 - Cucurbitaceae Họ Bầu bí
22. Gymnostemma pentaphyllum
(Thunb.) Makino Giảo cổ lam EN
14 - Dipsacaceae Họ Tục Đoạn
23. Dipsacus asper Wall. Tục đoạn nhọn EN
S TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN 2007 IUCN 2018
NĐ32 CP
24. Diospyros quaesita Thwaites. Thị hồ nghi VU
16-Flacourtiaceae Họ Trung quân
25. Bennettiodendron cordatum
Merr. Bê nết VU
26. Gynocardia odorata R. Br. in
Roxb. Giang tím bịu EN
17 - Magnoliaceae Họ Ngọc lan
27. Manglietia conifera Dandy Mỡ LC
28. Manglietia dandyi (Gagnep.)
Dandy Dạ hợp dandy VU
18 - Meliaceae Họ Xoan
29. Aphanamixis polystachya
(Wall.) R. N. Parker Nàng gia LC
30. Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa VU LR
19 - Menispermaceae Họ Tiết dê
31. Stephania rotunda Lour. Bình vôi IIA
32. Stephania tetrandra S. Moore Phấn vòng kỉ IIA
20 - Mimosaceae Họ Trinh nữ
33. Archidendron ellipticum
(Blume) Nielsen Doi bầu dục LC
21 - Myrsinaceae Họ Đơn nem
34. Ardisia silvestris Pitard Lá khôi VU
22 - Opiliaceae Họ Rau sắng
S TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN 2007 IUCN 2018
NĐ32 CP
23 - Scrophulariaceae Họ Hoa mõm sói
36. Lindernia ruellioides (Colsm.)
Penn.
Lữ đằng dạng
nổ LC
24 - Styracaceae Họ Bồ đề
37. Alniphyllum eberhardtii Guillaum. Lá dương đỏ EN LR/LC
38. Rehderodendron
macrocarpum H.H. Hu Đua đũa LR/NT
25 - Tiliaceae Họ Đay
39. Excentrodendron tonkinense
(Gagnep.) Chang & Miau Nghiến EN IIA
Liliopsida – Lớp Hành
26 - Araceae Họ Ráy
40. Aglaonema simplex Blume Minh ty LC
27 - Convallariaceae Họ Tóc tiên
41.
Disporopsis longifolia Craib. Hoàng tinh hoa trắng IIA
28 - Cyperaceae Họ Cói
42.
Carex baccans Nees Cói túi quả
mọng LC
43. Cyperus diffusus Vahl Cói hoa xòe LC
44. Cyperus distans L. f. Cói bong cách LC
29 - Hypoxidaceae Họ Sâm hành
45. Curculigo orchioides Gaertn. Sâm cau EN
S TT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN 2007 IUCN 2018
NĐ32 CP
46. Disporum cantonensis (Lour.)
Merr.
Song bào dính, Sâm lá trúc
47. Lilium browii var. viridulum
Baker Bạch huệ núi EN IIA
31 - Orchidaceae Họ Lan
48.
Dendrobium fimbriatum Hook. Hoàng thảo
long nhãn VU
49. Dendrobium nobile Lindl Thạch hộc EN IIA
50. Nervilia sp. Thanh thiên quỳ IIA
51.
Oberonia cavaleriei Fin. Móng rùa
cavalerie
52. Paphiopedilum dianthum
T.Tang & F.T Wang Hài xoắn EN EN IA
53. Paphiopedilum henryanum
Bream Lan hài henry IA
54. Paphiopedilum micranthum
T.Tang & F.T.Wang Hài hoa nhỏ IA
32 - Poaceae Họ Lúa
55. Phyllostachys nigra (Lod. ex
Loud.) Munro Trúc đen VU
33 - Smilacaceae Họ Kim cang
56.
Smilax poilanei Gagnep. Kim cang
poilalei CR
34 - Stemonaceae Họ Bách bộ
Danh lục đỏ IUCN (2018): Ghi nhận được 26 loài, chiếm 3.92 % tổng số loài trong hệ, thuộc 27 chi, 19 họ và được phân chia theo 5 cấp:
- Nguy cấp (EN - Endangered): 4 loài - Sẽ nguy cấp (VU - Vulnerable): 5 loài - Ít nguy cấp (LR - Lower Risk): 3 loài - Ít lo ngại (LC - Least concern): 12 loài - Sắp bị đe dọa (NT - Near threatened): 2 loài
Sách đỏ Việt Nam (2007), Phần II - Thực vật: có 29 loài, chiếm 4.36% thuộc 27 chi, 23 họ và được phân chia theo 3 cấp tình trạng như sau:
- Rất nguy cấp (CR - Critically endangered): 2 loài - Nguy cấp (EN): có 13 loài
- Sẽ nguy cấp (VU): có 15 loài
Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP: Xác định được 18 loài, chiếm 2.71% thuộc 14 chi phân bố tại 12 họ khác nhau.
- Nhóm IA Có 4 loài: Đây là các loài được pháp luật quy định “Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao”.
- Nhóm IIA có 14 loài: Đây là các loài được pháp luật quy định “hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài thực vật rừng có giá trị về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh tế, số luợng quần thể còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng”.
Theo danh sách các loài nguy cấp, quý, hiếm ở trên thì những loài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu và phải được ưu trong công tác bảo tồn
đỏ IUCN (2018), cùng với các loài trong nhóm IA của Nghị định 32/2006/NĐ-CP.
3.4. Đa dạng tài nguyên thực vật
Xác định được 485 loài thuộc 8 nhóm tài nguyên khác nhau trong tổng số 664 loài ghi nhận được cho khu hệ thực vật này, chiếm 73.04%. Trong số đó, nhiều loài có từ 2 tới 3 công dụng trở lên. Chi tiết tổng hợp theo Bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6: Giá trị sử dụng của các loài thực vật
Stt Công dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ %
1 Làm thuốc Th 320 48.19
2 Cây lấy gỗ Go 95 14.31
3 Cây cảnh Ca 76 11.45
5 Thức ăn cho người Tn 48 7.23
6 Thức ăn gia súc Ts 44 6.63
7 Dầu, Tinh dầu D 11 1.66
8 Công dụng khác K 27 4.07
9 Chưa xác định 202 30.42
- Nhóm cây cho thuốc (Th): Kết quả thống kê được 320 loài làm dược liệu, chiếm 48.19% tổng số loài. Những loài cây này được người dân thu hái để sử dụng tại chỗ: Thông đá (Lycopodium clavatum), Thần mô đuôi chồn (Adiantum caudatum), Bách bộ (Stemona tuberlosa), Chân chim mây
(Schefflera venulosa), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Hoa giẻ thơm (Desmos
chinensis), Lài châu (Tabernaemontana bovina), Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus), Thụ sâm quả to (Dendropanax macrocarpus), Hà thủ ô trắng
(Streptocaulon juventas), Bạch truật (Atractylodes macrocephala), Vi hoàng long (Senecio nagensium), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Huyết rồng (Spatholobus parviflorus), Sụ lưỡi nai (Phoebe kunstleri ), Mua lông (Melastoma sanguineum), Bình vôi (Stephania rotunda), Vú bò (Ficus hirta), Lá khôi (Ardisia silvestris), Lạc tiên (Passiflora foetida), Hà thủ ô đỏ (Fallopia
multiflora), Ba kích (Morinda cochinchinensis), Thần xạ hương (Luvunga
scandens), Ngọc nữ quan (Clerodendrum mandarinorum), Cói túi quả mọng (Carex baccans), Sâm cau (Curculigo orchioides), Sa nhân sung (Achasma
pavieanum), Trọng lâu kim tiền (Paris delaveyi) ... Đa phần những loài cây
thuốc này được sử dụng chữa trị những bệnh thông thường như đau xương khớp, bệnh đường tiêu hoá, bệnh gan, bệnh thận, đau dạ dầy, rắn cắn. Những loài cây thuốc này đều có trong danh mục các bài thuốc y học cổ truyền đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường đông y.
- Nhóm cây cho gỗ (Go): 95 loài cho gỗ chiếm 14.31%. Phần lớn các
loài cây gỗ phân bố trong khu rừng đặc dụng đều là những loài ít có giá trị kinh tế. Những loài có giá trị như: Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Vàng tâm (Manglietia fordiana) , Dạ hợp (Manglietia dandyi), Sến cát (Mimusops
elengi) thường xuất hiện rất ít trong khu bảo tồn và nếu có chủ yếu là cây tái
sinh hoặc những cá thể không đủ quy cách nên không bị khai thác.
- Nhóm cây làm cảnh (Ca): Bước đầu đã xác định được 76 loài, chiếm
11.45 %. Trong số các loài được ghi nhận làm cảnh tập trung chủ yếu ở các loài trong họ Lan (Orchidaceae) như Vệ lan móng (Appendicula cornuta), Lọng lá tía (Bulbophyllum longibrachiatum), Lan kiếm nhiều hoa (Cymbidium floribundum), Hoàng thảo vàng (Dendrobium chrysanthum), Lan hài (Paphiopedilum henryanum), Tục đoạn đỏ (Pholidota rubra) và một
số loài thuộc họ khác như Hoàng Kim Phượng (Solidago virgaurea), Dền đuôi chồn (Amaranthus caudatus), Du sam đá vôi (Keteleeria fortunei), Guột lá dừa (Blechnum orientale), Ráng móng trâu tim (Nephrolepis cordifolia)... Bên cạnh đó, nhiều loài cây mọc hoang dại có hình dáng kỳ dị, tán đẹp, dễ uốn đang được các nhà chơi cây kiểng đem về thuần hóa để trở thành cây cảnh có giá trị trên thị trường hiện nay. Bởi vậy, khái niệm về cây cảnh sẽ được mở rộng nên trên thực tế số loài được làm cảnh và bóng mát sẽ cao hơn so với con số được thống kê ở trên.
- Nhóm cây còn lại: Đây là nhóm chiếm số lượng đáng kể. Nếu đứng