Xây dựng bản đồ thảm thực vật rừng và bản đồ phân bố thực vật nguy cấp, quý, hiếm:
Trên cơ sở bản đồ lý thuyết đã được khoanh vẽ bổ sung ngoài thực địa, tiến hành số hóa và chuyển họa lên bản đồ VN2000 tỷ lệ 1/25.000 bằng các phần mềm GIS. Áp dụng thang phân loại thảm thực vật của Thái Văn Trừng (1999), theo quan điểm sinh thái phát sinh quần thể để xác định các kiểu rừng trên bản đồ. Tính toán diện tích các kiểu thảm thực vật trực tiếp từ bản đồ để xác định diện tích của từng kiểu thảm thực vật.
Mô tả các kiểu thảm: Mô tả cấu trúc các kiểu thảm dựa trên sự quan sát trong quá trình điều tra trên tuyến khảo sát thực vật.
Bản đồ phân bố các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm được xây dựng trên nền bản đồ thảm thực vật. Từ kết quả thu được trong quá trình điều tra theo tuyến, đánh dấu các điểm phân bố các loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm bằng các ký hiệu trên bản đồ.
Lập danh lục thực vật:
Mẫu sau khi được chuyển về phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành xử lý mẫu theo phương pháp xử lý mẫu của Bách thảo và áp dụng phương pháp hình thái so sánh để phân loại xác định tên khoa học.
Phân loại các mẫu tiêu bản theo bảng chỉ dẫn nhận biết nhanh các họ thực vật. Các khóa phân loại kết hợp tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia để sắp xếp chúng theo từng họ, chi.
Đối với những nơi có bộ mẫu cây khô lưu ở bảo tàng thực vật hay các phòng mẫu cây khô với đầy đủ tên khoa học, so sánh với bộ mẫu lưu để có tên sơ bộ. Những mẫu nghi ngờ được phân tích cụ thể và tra tên khoa học theo khoá xác định.
Các bộ phận phân tích là các đặc điểm đặc trưng cho loài như cành, lá, hoa đặt dưới kính lúp để quan sát và vẽ hình. Khi phân tích chú ý một số nguyên tắc: Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong; Phân tích từ cái lớn đến cái nhỏ; Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.
Bảng danh lục thực vật được xây dựng theo hệ thống phân loại của tác giả Nguyễn Tiến Bân trong danh lục các loài thực vật Việt Nam. Sử dụng các tài liệu chuyên ngành như Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1999, 2000), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2003, 2005), Thực vật chí Việt Nam (Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2011) và phương pháp chuyên gia để xây dựng danh lục thực vật.
Để lập bảng danh lục thực vật, trước hết phải có một danh sách các loài theo từng họ, các họ theo từng lớp và các lớp theo từng ngành. Các ngành và lớp xếp theo thứ tự tiến hóa từ thấp đến cao. Các họ trong mỗi lớp, các loài trong mỗi họ được xếp tên khoa học theo alphabet. Danh lục các loài cần có tên khoa học, tên Việt Nam hay tên địa phương (nếu có) cùng với các thông tin giúp cho việc đánh giá các giá trị của hệ thực vật.
Xác định các loài quý hiếm
Sử dụng Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ Thế giới (IUCN 2018), Nghị định 32/2006/NĐ - CP để xác định các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm.
Đánh giá công dụng của các loài thực vật
Dựa vào các tài liệu chuyên ngành như: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2004), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1996), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam (Trần Hợp, 2000), 1900 cây có ích (Trần Đình Lý, 1995), theo phân loại của IUCN 1994 (Hội nghị tại Bangkok, Thái Lan) để đánh giá công dụng của các loài thực
vật. Cách đánh giá giá trị của tài nguyên thực vật được trình bày theo bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2: Phân loại giá trị sử dụng của các loài thực vật
STT Giá trị sử dụng Ký hiệu
1 Cây lấy gỗ G
2 Dầu, tinh dầu D
3 Cây làm thuốc Th
4 Thức ăn cho người Tn
5 Thức ăn cho gia súc Tg
6 Làm cảnh Ca
7 Khác (sợi, chất nhuộm, vật liệu xây dựng …) K
- Đề xuất các giải pháp
Phân tích kết quả thảo luận với các bên liên quan ở địa phương, căn cứ các giá trị đa dạng sinh học, căn cứ vào các văn bản pháp lý hiện hành về rừng đặc dụng, đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên gia để đề xuất các giải pháp bảo tồn phù hợp ở khu vực Chí Sán.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đa dạng các kiểu thảm thực vật
- Khu rừng đặc dụng Chí Sán khá đa dạng về hệ sinh thái và các kiểu thảm thực vật rừng do đặc điểm biến động đa dạng về đai cao địa hình (từ 300 đến hơn 1.800 m so với mực nước biển) cùng với sự phong phú về các kiểu địa hình núi đá vôi và núi đất. Trên cơ sở hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Tiến sĩ Thái Văn Trừng (1978) và dựa trên kết quả điều tra khảo sát thực địa, phân tích hệ thực vật, cấu trúc thảm thực vật và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thảm thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu, bản đồ thảm thực vật khu vực thành lập rừng đặc dụng Chí Sán đã được xây dựng (Phụ lục 5).
- Trong đó, các kiểu rừng chính, phụ được tổng hợp chia ở Bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1: Các kiểu thảm thực vật rừng ở Khu RDD Chí Sán Ký hiệu Kiểu thảm thực vật Diện tích Tỉ lệ %
1 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp tầng trên (>1600 m) 282,8 5,0 2 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới núi thấp (700 - 1600m) 3494,7 62,1
2.1 Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới
núi thấp phát triển trên núi đất 750,5 13,3
2.2 Kiểu phụ thứ sinh rừng kín lá rộng thường xanh mưa
ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi trên đất mất rừng 1.601,9 28,5
2.3 Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng kín lá rộng thường xanh
Ký hiệu Kiểu thảm thực vật Diện tích Tỉ lệ % 3
Kiểu phụ thứ sinh rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi trên đất mất rừng (<700m)
338,6 6,0
4 Đất trống, cây bụi, cây gỗ rải rác 678,6 12,1
5 Rừng trồng 299,1 5,4
6 Nông nghiệp & dân cư 531,0 9,4
Tổng số 5.623,8 100
3.1.1 Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp tầng trên (>1600 m) trên (>1600 m)
Kiểu rừng này có diện tích 282,8 ha, chiếm 5 % tổng diện tích quy hoạch rừng đặc dụng Chí Sán. Phân bố tập trung tại đỉnh núi Tà Đú ở độ cao trên 1.600m so mực nước biển. Đất dưới tán rừng thuộc Feranit vàng nhạt đến đỏ vàng, phong hóa từ đá vôi. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 150c, lượng mưa lớn. Bản chất sinh thái kiểu thảm này là nhiều tầng tán, thành phần thực vật đa dạng với nhiều loài cây gỗ lớn.
Khu vực này ít nhiều đã bị tác động, song vẫn còn giữ được tính nguyên sinh về cơ bản. Độ tàn che tán rừng đạt 0,7 - 0,8, có lâm phần độ tàn che đạt 0,9. Rừng gần như không có tầng cây trội vượt tán, thường chia thành 4 tầng là tầng ưu thế sinh thái, tầng cây gỗ dưới tán rừng, tầng cây bụi, cây tái sinh và tầng cây thân thảo.Thực vật rừng khá đa dạng, phổ biến là các loài trong họ Chè (Meliaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Trâm (Myrtaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Hoa (Betulaceae), họ Sến
(Sapotaceae), họ Hoa hồng (Rosaceae) ... với một số đại diện tiêu biểu như: Kháo tơ (Machilus bombycina), Đỗ quyên lá lõm (Rhododendron
emarginatum), Chè tuyết (Camellia aff siamensis var assamica), Sến cát
(Mimusops elengi var. poilanei), Chè gân có lông (Camellia aff pubicosta), Thích năm thùy (Acer oliverianum), Giổi (Manglietia fordiana), Bời lời nhiều hoa (Litsea monopetala), Sồi lá bời lời (Lithocarpus litseifolius), Cà ổi long nâu (Castanopsis tesseltata), Đỗ quyên trên đá (Rhododendron
saxicolum), Thích bắc bộ (Acer tonkinense) ... Đối với nhóm thảm tươi
thường thấy xuất hiện các loài trong ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Ô rô (Acanthaceae) ... hay nhóm cây bụi như Đơn nem núi (Maesa montana), Cơm nguội (Ardisia virens), Ba chạc (Euodia lepta), Trang dịu (Ixora diversifolia) ... và thực vật ngoại tầng còn bắt gặp cá loài trong họ Lan (Orchidaceae), Gắm (Gnetum montanum), Bàm bàm (Entada phaseoloides), Ráy leo lá hẹp (Pothos scandens) ... Tình hình tái sinh dưới tán rừng rất khả quan và đảm bảo cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên.
3.1.2. Rừng kín thường xanh lá rộng mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp (từ 700m đến 1.600m)
Kiểu rừng này được phân bố đai cao từ 700 đến 1600m, có diện tích 3494,7 ha,chiếm 62,1 % tổng diện tích tự nhiên. Địa hình nơi phân bố thường là các đỉnh núi cao trung bình, hoặc sườn các dông phụ núi cao chạy từ các đỉnh núi xuống. Đặc điểm khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ bình quân chỉ 15 đến 200, nhiều mây, độ ẩm cao nên kiểu thảm này có nhiều thực vật có nguồn gốc là cây bản địa Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Trên cơ sở nguyên tắc phân loại kiểu thảm thực vật, tại khu vực này có kiểu chính, phụ như sau:
- Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp phát triển trên núi đất
Kiểu rừng này phân bố đai độ cao từ 700 - 1.600m so với mực nước biển, có diện tích 750,5 ha và chiếm 13,3 % tổng diện tích rừng đặc dụng. Địa hình nơi phân bố thường là các đỉnh núi cao trung bình, hoặc sườn các dông phụ núi cao chạy từ các đỉnh núi xuống. Cũng như kiểu thảm thực vật ở đai rừng nhiệt đới và á nhiệt đới, kiểu thảm này đã bị tác động, do phân bố ở các đỉnh và giông núi, nơi có địa hình phức tạp, khó tiếp cận và xa khu dân cư đang sinh sống. Đặc điểm phân bố trên nên kiểu thảm thực vật rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới núi thấp ít nhiều chịu tác động bởi yếu tố nhân tác, nhưng ở phạm vị thấp và còn lưu trữ được nét nguyên sơ vốn có. Thực vật tạo rừng cơ bản là những loài thuộc đai rừng nhiệt đới (<700m) và á nhiệt đới tầng trên (>1.600m). Bên cạnh thành phần thực vật kể trên, tác giả còn ghi nhận được một số loài thực vật thân gỗ tiêu biểu xuất hiện trong kiểu thàm này như: Dạ hợp dandy (Manglietia dandyi), Chẹo roxburghi (Engelhardtia roxburghiana), Dọc (Garcinia multilora), Kháo quả dẹt (Machilus platycarpa), Quế tuyệt (Cinnamomum magnificum), Mỡ (Manglietia conifera), Gội nước hoa to (Aphanamixis grandifolia), Xoan đào (Prunus arborea), Bồ đề răng (Styrax serrulatus), Cáng lò (Betula alnoides), Chòi mòi (Antidesma ghaesembilla), Dẻ cá loại (Castanopsis spp.), Dâu da đất (Baccaurea ramiflora), Sui (Antiaris toxicaria). Rừng thường chia 4 tầng, hai tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và một tầng thảm tươi. Độ tàn che tán rừng đạt 0,8 và chiều cao tán rừng 20m. Tình hình tái sinh rừng đáp ứng tái sinh phục hồi rừng do phát triển trên nền vật chất thuận lợi cho cây rừng phát triển.
- Kiểu phụ thứ sinh rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp phục hồi trên đất mất rừng
Kiểu rừng này phân bố ở thị Trấn Mèo Vạc, xã Tát Ngà, xã Sủng Máng, xã Tà Lủng và xã Nậm Ban, có diện tích là 1.601,9 ha, chiếm 28,5 % diện tích rừng đặc dụng Chí Sán. Cấu trúc tầng rừng và thành phần cây lá rộng không khác nhiều so với kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi trên đất mất rừng. Thực vật rừng phổ biến gồm: Gội (Aglai a sp.), Lòng mang (Pterospermum diversifolium), Sở (Camellia sasanqua), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Thích bắc bộ (Acer tonkinense), Thôi chanh Trung Quốc (Alangium chinense), Chân chim lông (Schefflera
hypoleucoides), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Sòi lá tròn (Sapium
rotundifolium), Vàng tâm (Manglietia fordiana) … Thành phần loài cây tái
sinh ở kiểu thảm này khá phong phú, đã xuất hiện lớp cây tái sinh thuộc rừng nguyên sinh, định vị và có đời sống dài. Cây bụi và dây leo cũng phát triển mạnh, trong đó có loài mới ghi nhận cho khu hệ thực vật Việt Nam là Mây đồi (Calamus albidus) xuất hiện với số lượng đáng kể.
- Kiểu phụ thổ nhưỡng rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt
đới phát triển trên núi đá vôi xương xẩu
Kiều phụ thổ nhưỡng này có diện tích 1.141,3ha, chiếm 20,3 % diện tích quy hoạch rừng đặc dụng. Phân bố rộng khắp rừng đặc dụng và thuộc đai rừng á nhiệt đới núi thấp thuộc thị trấn Mèo Vạc, xã Lũng Chinh, Tà Lủng và Sủng Máng. Lớp thảm thực vật phát triển trên nền vật chất núi đá vôi, nên ở sườn và đỉnh núi không xuất hiện tầng đất, đối với chân núi và thung đá vôi xuất hiện tầng đất mỏng hoặc rất mỏng. Đất dưới tán rừng Feranit vàng nhạt đến đỏ vàng, phong hóa từ đá vôi. Ở vành đai này nhiệt độ không khí mát mẻ, mưa nhiều. Mặc dù có lượng mưa trong năm lớn nhưng do hệ thống Karst chi
phối nên việc thiếu nước sinh hoạt và sản xuất trong vùng diễn ra khá phổ biến, đặc biệt trong mùa khô.
Thảm thực vật này ít nhiều đã bị tác động, dẫn đến thay đổi kết cấu tầng thứ trong không gian theo phương thẳng đứng và nằm ngang. Rừng gần như không có tầng cây trội vượt tán mà thường chỉ chia thành 4 tầng là tầng ưu thế sinh thái, tầng cây gỗ dưới tán rừng, tầng cây bụi, cây tái sinh và tầng cây thân thảo. Ở kiểu rừng này các loài cây lá rộng thường xanh chiếm ưu thế thuộc các họ Trôm (Sterculiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Ba mảnh vỏ (Euphorbiaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Sến (Sapotaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đay (Tiliaceae) … và đôi khi các loài cây lá kim mọc đan xen. Đối với các loài cây lá rộng thường xanh gặp ở kiểu rừng này như: Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Si (Ficus benjamina), Phân mã (Archidendron ellipticum), Sảng (Sterculia lanceolata), Sụ lưỡi nai (Phoebe kunstleri), Teo nông (Streblus tokiensis), Sung lá lệch (Ficus
obscura var borneensis), Long mang lá đa dạng (Pterospermum diversifolium), Cà đuối lào (Cryptocarya laotica), Trường sâng (Pometia pinnata), Thị hô nghi (Diospyros quaesita), Han voi (Dendrocnide urentissima), Nhọc (Polyalthia sp.), Nhội (Bischofia javanica), Sô loan
Trung Quốc (Sloanea sinensis), Bời lơi chân dài ( Litsea brevipes) … cũng
như một số loài cây lá kim mọc rải rác ở sườn và đỉnh núi đá như: Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris), Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Thiết sam (Tsuga chinensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri) ... Đối với lớp cây bụi thảm tươi ở kiểu thảm này kém phát triển, nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng trên do dưới tán rừng không xuất hiện lớp thảm mục và tầng đất phân giải để cây định phát triển một số loài gặp như một số loài Ráy leo (Pothos spp.), Bóng nước sân (Impatiens verrucifer), Thài lài (Amischotolype mollissima). Tái sinh dưới tán rừng kém phát triển.
3.1.3 Kiểu phụ thứ sinh rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi trên đất mất rừng <700m phục hồi trên đất mất rừng <700m
Kiểu rừng này có diện tích là 338,6 ha, chiếm 6,0 % diện tích của Khu rừng đặc dụng Chí Sán. Phân bố chủ yếu ở xã Nậm Ban, Tát Ngà và một phần nhỏ thị trấn Mèo Vạc, có nguồn gốc từ kiểu nguyên sinh khí hậu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Do tác động của con người như khai thác quá mức, canh tác nương rẫy nhiều năm trước đây, dẫn đến kết cấu rừng bị phá hủy hoàn toàn hoặc mất hẳn. Sau nhiều năm thực hiện hoạt động quản lý bảo vệ tốt, hoạt động khai thác và và canh tác nương rẫy chấm dứt, nên rừng từng bước phụ hồi trở lại. Tại những lâm phần rừng canh tác nương rẫy hình thành nên những lâm phần rừng đồng tuổi, đường kính đồng đều, tầng tán liên lục với loài Cáng lò (Betula alnoides) chiếm ưu thế trên 85% tại khu vực xã Nậm Bàn. Đan xen với cây Vối thuốc còn bắt gặp một số loài như: Súm lông (Eurya
aff japonica), Thích (Acer tonkinense), Vối thuốc (Schima wallichii), Hu đay
(Trema orientalis), Thôi chanh (Alangium chinense), Sau sau (Liquidamba
formosan)… Tại những lâm phần bị khai thác kiệt, thành phần thực vật tham
gia khá đa dạng, ngoài một số loài ghi nhận được ở đai rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới được mô tả còn ghi nhận được một số loài như: Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Trâm vỏ đỏ (Syzygium jambos var silvaticum), Sô loan (Sloanea sinensis), Gội (Aglaia sp.), Sổ bà (Dillenia indica), Bứa lá nhỏ (Garcinia brateata), Ô lưu có răng (Olea dentata), Sồi ống (Lithocarpus
tubulosus), Trám trắng (Canarium album), Lòng mang (Pterospermum sp.),
Cà ổi long nâu (Castanopsis tesseltata) … Về tái sinh dưới tán rừng rất khả quan và đảm bảo cho quá trình phục hồi rừng.
3.1.4 Đất trống, cây bụi và cây gỗ rải rác
lập địa không thể mọc được cây gỗ. Kiểu thảm này là sản phẩm trực tiếp từ hoạt động canh tác nương rẫy và lặp đi lặp lại nhiều lần. Đất ở đây bị bạc màu, tầng đất mỏng nên chỉ thích hợp với các loài cây bụi và cỏ như: Sim (Rhodomurtus tomentosa), Mua lông (Melastoma sanguineum), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Mua vảy (Melastoma candidum), Lấu đỏ (Psychotria
rubra), Ngấy các loại (Rubus spp.), Quyển bá (Selaginella intermedia), Ké
hoa đào (Urena lobata), Thần mô đuôi chồn (Adiantum caudatum), Chít (Thysanolaena maxima), Guột lá dừa (Blechnum orientale). Bên cạnh những loài cây bụi thảm tươi ghi nhận được tại sinh cảnh này, nhóm nghiên cứu còn xác định được một số loài cây gỗ tái sinh. Đây là nhóm loài góp phần