Giải pháp bộ máy tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng chí sán, tỉnh hà giang​ (Trang 65)

- Chí Sán là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, ở vị trí vùng cao, sâu, xa, địa hình cao phức tạp, giao thông khó khăn, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc, nên cũng là một trong những trở ngại trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH, đồng thời mang tính chất đặc thù. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng là phải hoàn thiện và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý.

- Bộ máy nhân sự phải đáp ứng được đầy đủ theo quy định của Nghị định 117 (trung bình 500ha/1 kiểm lâm viên), đồng thời phải nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm nhằm làm tăng hiệu quả quản lý đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng. Cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy Khu rừng đặc dụng Chí Sán theo sơ đồ 3.1 sau:

Ban giám đốc Khu RĐD ( 02 người) Phòng Hành chính tổng hợp (4 người) Phòng Quản lý bảo vệ rừng (5 người ) Phòng Khoa học và giáo dục môi trường

(4 người )

Trạm quản lý bảo vệ rừng (12 người)

3.6.2. Đề xuất giải pháp thiết lập phân khu chức năng

Các phân khu chức năng là một trong nhưng đơn vị quản lý bảo tồn quan trọng đối với rừng đặc dụng và được quy định trong Luật Lâm nghiệp (2017). Căn cứ vào thảm thực vật rừng và phân bố của các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, các phân khu chức năng được đề xuất như sau:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

Căn cứ để phân chia Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng, ngặn chặn mọi hình thức tác động xấu tới động thực vật rừng, đất rừng, môi trường rừng vv... Bởi vậy phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Bao gồm các diện tích rừng còn giàu tài nguyên, có giá trị bảo tồn cao, đại diện cho các kiểu rừng trong khu vực;

- Là nơi phân bố tập trung các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm; - Có diện tích đủ lớn để bảo vệ nghiêm ngặt các giá trị đa dạng sinh học, đặc biệt là sinh cảnh của các loài thú lớn.

- Tính khả thi trong công tác quản lý bảo vệ trước các tác động của con người;

Diện tích và ranh giới đề xuất:

Tổng diện tích quy hoạch Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 1.982, 69 ha, chiếm 35,26% tổng diện tích tự nhiên. Vì phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm hai khu vực không liền vùng, nên được đề xuất thành 2 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt I có diện tích 1.562,25 ha và Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt II có diện tích 420,44 ha.

- Ranh giới Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1:

Từ đỉnh 1562,6 có tọa độ là 23008’59” và 105023”15” đi theo ranh giới ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng thuộc địa phận thị trấn Mèo Vạc điểm có tọa độ là 23008’53” và 105024”30” khi đó chạy về phía đông theo ranh giới đường biên ranh giới giữa 2 trang thái rừng là thường xanh phục hồi núi đá và thường xanh trung bình núi đất đến điểm có tọa độ là 23008’49” và 105025”18”. Từ đây, ranh giới phân khu chạy hoàn toàn theo đường ranh giới ngoài của khu khu rừng đặc dụng đến điểm có tọa độ là 23007’35” và 105023”21”. Từ đây, ranh giới chạy theo hướng bắc theo đường giao thông đến điểm có tọa độ là 23008’47” và 105022”39”. Từ đây ranh giới phân khu chạy theo ranh giới vùng đệm trong 1 xã Tả Lủng đến điểm có tọa độ là 23008’56” và 105022”48”. Từ đây, chạy xuống phía Nam theo dông lần lượt qua các đỉnh 1385, 1447 và kết thúc ở điểm có tọa độ là 23008’59” và 105023”15”, khép kín ranh giới phân khu.

- Ranh giới phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2:

Từ điểm yên ngựa giữa 2 đỉnh 1205 và 1272 có tọa độ là 23009’06” và 105020”41” ranh giới phân khu chạy về hướng Nam theo dông qua các đỉnh 1262, 1110, 876 đến điểm có tọa độ là 23008’21” và 105020”22”. Từ đây, ranh giới chạy theo đường ranh giới khu khu rừng đặc dụng đến điểm có tọa độ 23008’07” và 105020”34”. Từ đây ranh giới chạy theo về hướng Đông theo đường dông qua các đỉnh 1049, 1136, 1216, 1214, 1221, 1163 đến đỉnh 1083 có 23008’24” và 105021”49”. Từ đây ranh giới chạy ngược về phía Bắc theo đỉnh dông lần lượt qua các đỉnh 1172, 1157, 1186, 1269, 1318 đến điểm yên ngựa giữa 2 đỉnh 1318 và 1241 có tọa độ là 23009’19” và 105021”50”. Từ đây ranh giới đi về hướng Tây theo ranh giới khu khu rừng đặc dụng về điểm yên ngựa giữa 2 đỉnh 1205 và 1272 có tọa độ là 23009’06” và 105020”41” khép kín ranh giới phân khu.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt này tập trung hầu hết diện tích rừng, đặc biệt là các kiểu rừng còn ít bị tác động. Đây là vùng phân bố chủ yếu của hầu hết các loài thực vật quý hiếm như Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris), Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis), Du sam đá vôi (Keteleeria fortunei), Thiết sam (Tsuga chinensis), Dẻ tùng sọc

trắng (Amentotaxus argotaenia), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Hoàng liên ô rô (Mahonia bealii)…

Nơi đây tập trung nhiều loài động vật, thực vật, nấm, côn trùng… tính đa dạng sinh học rất cao, chưa khám phá hết. Cần tiếp tục thực hiện các Chương trình nghiên cứu về động thực vật rừng, lâm sản ngoài gỗ, để xây dựng các giải pháp bảo tồn cho từng đối tượng cụ thể.

Phân khu phục hồi sinh thái:

Căn cứ để phân chia Phân khu Phục hồi sinh thái:

Phân khu phục hồi sinh thái là nơi ngoài chức năng bảo vệ, còn là nơi để phục hồi các trạng thái rừng và đa dạng sinh học đã bị khai thác quá mức. Bởi vậy, phân khu phục hồi sinh thái gồm các loại rừng sau:

- Gồm hầu hết là các kiểu rừng đã bị tác động cần phải phục hồi;

- Ranh giới dễ nhận biết ngoài thực địa để thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động lâm sinh trong phân khu;

- Thuận lợi thu hút người dân tham gia các hoạt động phục hồi rừng.

Diện tích và ranh giới đề xuất:

- Phân khu phục hồi sinh thái có tổng diện tích là 3.432,41 ha, chiếm 62,93% tổng diện tích tự nhiên khu rừng đặc dụng.

- Ranh giới phân khu phục hồi sinh thái là diện tích phần còn lại của khu khu rừng đặc dụng sau khi trừ đi diện tích 02 phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 01 phân khu hành chính dịch vụ.

- Diện tích rừng còn lại trong phân khu phục hồi sinh thái hầu hết đã qua tác động, là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng thứ sinh phục hồi và đất trống. Vì vậy cần phải tiến hành các giải pháp xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên và trồng bổ sung trong giai đoạn tới. Thành phần loài thực vật tuy phong phú nhưng các loài thực vật quý hiếm đã bị khai thác kiệt và đẩy lùi vào Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Phân khu Hành chính - dịch vụ:

Căn cứ để phân chia Phân khu Hành chính - dịch vụ:

- Vị trí của phân khu hành chính dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu như sau: Có thể được xây dựng xung quanh cơ sở hạ tầng vĩnh cửu hiện có hoặc các khu vực sử dụng đặc biệt sẽ tiếp tục được Ban quản lý khu rừng đặc dụng sử dụng; Không được nằm trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt hoặc tiếp giáp với ranh giới của phân khu bảo vệ nghiêm ngặt trừ những phân khu hiện tại; không được thiết lập ở những địa điểm sẽ tác động đến cảnh quan và chất lượng thẩm mỹ của khu RĐD.

- Phân khu hành chính dịch vụ phải được xây dựng chủ yếu trên phần đất được chuyển đổi vĩnh viễn từ trạng thái tự nhiên của nó; không được xây dựng ở những nơi cần có những tuyến đường mới hoặc tuyến cung cấp tiện ích mới sẽ làm ảnh hưởng đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; Chỉ có thể được xây dựng tùy từng trường hợp sau khi có đề xuất quy hoạch chi tiết cụ thể cho việc xây dựng một cơ sở hạ tầng hoặc khu vực sử dụng đặc biệt mới. Cơ sở hạ tầng mới và những phát triển theo đề xuất ở phân khu hành chính dịch

vụ phải thông qua một quá trình đánh giá tác động môi trường và phải được phê duyệt chính thức.

Diện tích và ranh giới đề xuất:

- Diện tích: Tổng diện tích quy hoạch phân khu hành chính dịch vụ là 38,8 ha, trên diện tích rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh phục hồi. Dự kiến phạm vi Phân khu hành chính dịch vụ nằm trên khúc giữa của đoạn đường vào Hồ Treo và núi Tò Đú thuộc địa phận hành chính của thị trấn Mèo Vạc.

- Ranh giới: Từ điểm có tọa độ 23008’53” và 105024”30” ranh giới phân khu đi theo ranh giới đường biên ranh giới giữa 2 trạng thái rừng là thường xanh phục hồi núi đá và thường xanh trung bình núi đất đến điểm có tọa độ là 23008’49” và 105025”18”. Từ đây ranh giới đi ngược về phía Tây men theo ranh giới ngoài của khu RĐD đến điểm có tọa độ là 23008’53” và 105024”30”, khép kín ranh giới phân khu.

3.6.3. Đề xuất một số chương trình hoạt động cụ thể cho rừng đặc dụng

Chương trình bảo vệ và phát triển rừng

- Mục tiêu nhằm tăng diện tích rừng, tăng độ che phủ mặt đất, tạo

cảnh quan, ngăn chặn việc tái lấn chiếm trồng cây nông nghiệp, bảo tồn nguồn gen, cải tạo môi trường sinh sống cho các loài động vật hoang dã và khả năng phòng hộ đầu nguồn của các con sông lớn trong khu vực. Tạo việc làm và thu hút người dân tham gia, tăng thu nhập và nhận thức của người dân trong công tác quản lý bảo vệ và phục hồi rừng.

- Đối tượng: bao gồm các kiểu rừng, các hệ sinh thái, các sinh cảnh, các cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên cùng các quần thể động, thực vật có trong khu RĐD cũng như toàn bộ các hệ sinh thái rừng đã bị tác động đang trên đà suy thoái hoặc đã bị cạn kiệt như rừng thứ sinh nghèo kiệt, đất trống.

Phương thức thực hiện như sau:

(1) Giao quyền quản lý sử dụng đất, xác định ranh giới trên bản đồ và thực địa:

- Tiến hành đo đạc, lập bản đồ địa chính. Ban quản lý khu RĐD Chí Sán sẽ kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện Mèo Vạc và cán bộ địa chính của các xã có ranh giới hành chính với khu rừng đặc dụng Chí Sán tiến hành đo đạc và lập bản đồ địa chính, cắm mốc ranh giới với các phân khu cùng những nội dung khác có liên quan đến việc giao đất, giao rừng. Sau đó UBND tỉnh giao quyền sử dụng đất cho Ban quản lý rừng đặc dụng Chí Sán.

(2) Khoanh nuôi phục hồi rừng và bảo tồn đa dạng sinh học

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học cho ban quản lý đến năm 2020.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng cho từng trạm bảo vệ rừng hàng năm và 5 năm và xây

- Phối hợp với các cơ quan trong khu vực triển khai các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng.

- Xây dựng một số tổ bảo vệ rừng thôn bản.

- Tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng.

(3) Giao khoán bảo vệ rừng:

- Tiếp tục tiến hành công tác giao khoán bảo vệ rừng trên toàn bộ diện tích rừng liền kề với khu dân cư cho các hộ gia đình, bao gồm rừng tự nhiên còn tốt hoặc rừng tự nhiên đang trong quá trình phục hồi. Trên cơ sở tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát để nâng cao hiệu quả.

- Trước khi giao cần tiến hành đánh giá chất lượng rừng và nguyện vọng của người dân cũng như khả năng nhận quản lý bảo vệ rừng, nhằm làm cơ sở cho việc quyết định giao khoán bảo vệ cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ gia đình hay cộng đồng.

- Lập hồ sơ và hướng dẫn thủ tục giao khoán quản lý bảo vệ rừng và xây dựng quy chế, hướng dẫn kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự nhiên như cấm chăn thả gia súc, phòng chống lửa rừng cho đối tượng được giao khoán bảo vệ rừng.

(4) Công tác phòng chống cháy rừng có sự tham gia của người dân:

Đối với Khu BTTN Chí Sán, công tác phòng cháy chữa cháy rừng phải được coi là mục tiêu hàng đầu trong các hoạt động của mình. Để công tác phòng chống cháy rừng thực hiện có hiệu quả, ngoài việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, thì sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương là cần thiết. Cụ thể thông qua các hoạt động sau:

- Xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng, kế hoạch tuyên truyền giáo dục và nội quy phòng cháy chữa cháy rừng, phổ biến đến tận người dân.

- Tổ chức các đợt tập huấn, hội thao phòng chống cháy rừng theo định kỳ hàng năm có sự tham gia của cơ quan chức năng như công an chữa cháy, bộ đội và đặc biệt là nhân dân trong vùng.

- Xây dựng cơ chế thù lao thích hợp để thu hút sự tham gia của người dân trong việc phòng ngừa và dập tắt các vụ lửa rừng;

- Xây dựng cơ chế chính sách bảo đảm cho người tham gia phòng cháy chữa cháy rừng trong trường hợp gặp rủi ro.

- Hàng năm tổ chức công tác sơ, tổng kết thi đua khen thưởng về công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn.

(5) Khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên:

- Nhằm tận dụng triệt để khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng theo chiều hướng giống như các hệ sinh thái rừng, kiểu rừng vốn có của nó trước đây. Tạo ra những khu rừng có tính bền vững cao, gần gũi với tự nhiên, với cách làm đơn giản và ít tốn kém kinh phí.

- Đối tượng bao gồm toàn bộ diện tích đất trống cây bụi, đất trống thảm tươi, trên có cây gỗ rải rác và một số trảng cỏ có mật độ cây rừng tái sinh có nhiều triển vọng đạt mật độ trên 250 cây/ha.

- Có hai hình thức khoanh nuôi: Khoanh nuôi bảo vệ xúc tiến tái sinh tự nhiên; Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có kết hợp trồng bổ sung.

(6) Trồng rừng mới:

- Nhằm nâng cao độ che phủ rừng, mở rộng sinh cảnh, phòng chống cháy, thu hút các loài động vật hoang dã giảm những tác động về môi trường sinh thái như xói mòn, lũ lụt bằng việc trồng và phát triển các loài cây bản địa trên những diện tích không có khả năng tái sinh phục hồi rừng.

- Đối tượng thực hiện trên những diện tích đất trống trảng cỏ, đất trổng thảm tươi có cây gỗ rải rác ở Phân khu phục hồi sinh thái không có khả năng áp dụng biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. Tổng diện tích quy hoạch trồng rừng trong khu BTTN là 28,51 ha đất trống cỏ.

(7) Trồng cây cảnh quan ven đường:

- Trồng cây bản địa ven đường giao thông trong khu vực lân cận khu rừng đặc dụng cạnh các công trình kiến trúc để tăng độ che phủ mặt đất, tạo cảnh quan xanh, góp phần cải tạoo môi trường sinh thái và công tác giáo dục môi trường.

- Nguyên tắc chọn loài cây trồng: Chọn loài cây trồng là các loài cây bản địa, tốt nhất là các loài cây hiện phân bố hoặc có phân bố trong quá khứ ở

trong khu vực; Cây có hình thái đẹp như dáng đẹp, hoa, quả, đẹp,... có thể phối hợp với các khu rừng hoặc các công trình kiến trúc. Ưu tiêu các loài hoa bản địa đẹp, có mùi thơm; Cây có thể chịu hạn, ít bị tác động bởi sâu hại; Cây không gây độc hại với con người. Lá, hoa, quả rụng ít tác động tới môi trường, ảnh hưởng tới khách du lịch.

Chương trình nghiên cứu khoa học

Nhằm nắm vững điều kiện cơ bản của khu vực các đặc trưng của các hệ sinh thái rừng, nghiên cứu đặc điểm phân bố, tập tính sinh hoạt các loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng chí sán, tỉnh hà giang​ (Trang 65)