Đa dạng tài nguyên thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng chí sán, tỉnh hà giang​ (Trang 60)

Xác định được 485 loài thuộc 8 nhóm tài nguyên khác nhau trong tổng số 664 loài ghi nhận được cho khu hệ thực vật này, chiếm 73.04%. Trong số đó, nhiều loài có từ 2 tới 3 công dụng trở lên. Chi tiết tổng hợp theo Bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Giá trị sử dụng của các loài thực vật

Stt Công dụng Ký hiệu Số lượng Tỷ lệ %

1 Làm thuốc Th 320 48.19

2 Cây lấy gỗ Go 95 14.31

3 Cây cảnh Ca 76 11.45

5 Thức ăn cho người Tn 48 7.23

6 Thức ăn gia súc Ts 44 6.63

7 Dầu, Tinh dầu D 11 1.66

8 Công dụng khác K 27 4.07

9 Chưa xác định 202 30.42

- Nhóm cây cho thuốc (Th): Kết quả thống kê được 320 loài làm dược liệu, chiếm 48.19% tổng số loài. Những loài cây này được người dân thu hái để sử dụng tại chỗ: Thông đá (Lycopodium clavatum), Thần mô đuôi chồn (Adiantum caudatum), Bách bộ (Stemona tuberlosa), Chân chim mây

(Schefflera venulosa), Cỏ xước (Achyranthes aspera), Hoa giẻ thơm (Desmos

chinensis), Lài châu (Tabernaemontana bovina), Ngũ gia bì hương (Acanthopanax gracilistylus), Thụ sâm quả to (Dendropanax macrocarpus), Hà thủ ô trắng

(Streptocaulon juventas), Bạch truật (Atractylodes macrocephala), Vi hoàng long (Senecio nagensium), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Huyết rồng (Spatholobus parviflorus), Sụ lưỡi nai (Phoebe kunstleri ), Mua lông (Melastoma sanguineum), Bình vôi (Stephania rotunda), Vú bò (Ficus hirta), Lá khôi (Ardisia silvestris), Lạc tiên (Passiflora foetida), Hà thủ ô đỏ (Fallopia

multiflora), Ba kích (Morinda cochinchinensis), Thần xạ hương (Luvunga

scandens), Ngọc nữ quan (Clerodendrum mandarinorum), Cói túi quả mọng (Carex baccans), Sâm cau (Curculigo orchioides), Sa nhân sung (Achasma

pavieanum), Trọng lâu kim tiền (Paris delaveyi) ... Đa phần những loài cây

thuốc này được sử dụng chữa trị những bệnh thông thường như đau xương khớp, bệnh đường tiêu hoá, bệnh gan, bệnh thận, đau dạ dầy, rắn cắn. Những loài cây thuốc này đều có trong danh mục các bài thuốc y học cổ truyền đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường đông y.

- Nhóm cây cho gỗ (Go): 95 loài cho gỗ chiếm 14.31%. Phần lớn các

loài cây gỗ phân bố trong khu rừng đặc dụng đều là những loài ít có giá trị kinh tế. Những loài có giá trị như: Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Vàng tâm (Manglietia fordiana) , Dạ hợp (Manglietia dandyi), Sến cát (Mimusops

elengi) thường xuất hiện rất ít trong khu bảo tồn và nếu có chủ yếu là cây tái

sinh hoặc những cá thể không đủ quy cách nên không bị khai thác.

- Nhóm cây làm cảnh (Ca): Bước đầu đã xác định được 76 loài, chiếm

11.45 %. Trong số các loài được ghi nhận làm cảnh tập trung chủ yếu ở các loài trong họ Lan (Orchidaceae) như Vệ lan móng (Appendicula cornuta), Lọng lá tía (Bulbophyllum longibrachiatum), Lan kiếm nhiều hoa (Cymbidium floribundum), Hoàng thảo vàng (Dendrobium chrysanthum), Lan hài (Paphiopedilum henryanum), Tục đoạn đỏ (Pholidota rubra) và một

số loài thuộc họ khác như Hoàng Kim Phượng (Solidago virgaurea), Dền đuôi chồn (Amaranthus caudatus), Du sam đá vôi (Keteleeria fortunei), Guột lá dừa (Blechnum orientale), Ráng móng trâu tim (Nephrolepis cordifolia)... Bên cạnh đó, nhiều loài cây mọc hoang dại có hình dáng kỳ dị, tán đẹp, dễ uốn đang được các nhà chơi cây kiểng đem về thuần hóa để trở thành cây cảnh có giá trị trên thị trường hiện nay. Bởi vậy, khái niệm về cây cảnh sẽ được mở rộng nên trên thực tế số loài được làm cảnh và bóng mát sẽ cao hơn so với con số được thống kê ở trên.

- Nhóm cây còn lại: Đây là nhóm chiếm số lượng đáng kể. Nếu đứng

trên khía cạnh độc lập thì số lượng loài cũng như số lượng cá thể phân bố trong tự nhiên thường rất thấp. Ngoại trừ nhóm Tre nứa, Song mây, các loại làm thức ăn cho người và gia súc, nguyên liệu giấy sợi hay làm vật liệu xây dựng thường được sử dụng rộng rãi nhất.

Kết quả phân tích cho thấy khu RĐD Chí Sán là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên quý cho cuộc sống của các cộng đồng dân tộc trong vùng. Nó đã và đang cung cấp nguồn dược liệu, nguồn thức ăn, cây cảnh cho cuộc sống hiện tại cũng như trở thành nguồn dự trữ cho thế hệ mai sau. Chính vì vậy cần có chiến lược bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên quan trọng này nhằm cung cấp sản lượng một cách bền vững cho cộng đồng nơi đây.

3.5. Các mối đe dọa Đa dạng sinh học và khó khăn thách thức trong quản lý tài nguyên rừng

Đã từ lâu đời nay, cuộc sống của dân trong các xã ở đây vẫn theo thói quen dựa vào tài nguyên rừng như: Chặt cây lấy gỗ, lấy củi, lấy nguyên liệu, đốt than, săn bắt động vật hoang dã và tự do chăn thả đại gia súc. Đến nay, do áp lực từ nhiều phía như gia tăng dân số nhanh, các nhu cầu về sinh hoạt và đời sống đòi hỏi ngày một tăng, trong khi nhận thức về công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên còn nhiều hạn chế, đã gây ảnh hưởng mạnh tới đa dạng

sinh học cũng như cảnh quan trong vùng. Các tác động chủ yếu được xác định như sau:

Canh tác nương rẫy: Huyện Mèo Vạc có địa hình chủ yếu là núi đá

vôi, hoặc núi đất rất dốc, nên đất nông nghiệp rất hạn chế. Tuy rừng trong khu vực đã được quy hoạch thành phòng hộ đầu nguồn, nhưng do thiếu đất canh tác nên người dân vẫn tiếp tục mở rộng nương rẫy. Việc này dẫn đến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp, đồng thời đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các loài động, thực vật rừng.

Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép: Do nhu cầu về gỗ xây

dựng, lâm sản ngoài gỗ sử dụng hàng ngày, cùng với sự tác động của thị trường tiêu thụ nên các hoạt động này diễn ra phổ biến trong khu vực. Quá trình khảo sát cho thấy, sức ép về sử dụng tại chỗ tác động không lớn tới tài nguyên rừng, chính sức ép từ các đầu nậu gỗ và lâm sản là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gia tăng các hoạt động khai thác trái phép. Các loài gỗ quý cũng như các loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây thuốc và Phong lan đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi các hoạt động này.

Hiện nay trong Khu RDD Chí Sán là nơi có hàng chục loại loại lâm sản ngoài gỗ đang bị cộng đồng dân cư địa phương khai thác trái phép để sử dụng trong gia đình và bán ra ngoài như: Cây thuốc, mật ong, củi, nấm, rau rừng, phong lan. Đây là những loại lâm sản được nhiều đối tượng sử dụng và thị trường ưa chuộng. Xu hướng của các hoạt động này đang có chiều hướng gia tăng, thời gian thu hái gần như quanh năm và không cần sử dụng nhiều sức lực, đầu tư cho việc khai thác ít tốn kém.

Ở thị trấn Mèo Vạc, thật dễ dàng để tìm mua được các vị thuốc hay những túi nấm hương, mộc nhĩ, măng sặt, giò phong lan... hầu hết được khai

ngoài gỗ ở Mèo Vạc rõ ràng rất phong phú và đa dạng, thể hiện mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên thực vật rừng trong khu vực rừng đặc dụng Chí Sán nói riêng.

Lửa rừng: Cháy rừng là một trong những nguy cơ lớn gây ra sự suy

giảm đa dạng sinh học, bởi cháy rừng không những hủy diệt toàn bộ các loại cây rừng trên mặt đất mà hầu như các vi sinh vật dưới đất cũng bị ảnh hưởng. Thời gian xảy ra rất nhanh, không được dự báo trước, vì vậy để khôi phục được các diện tích rừng đã bị cháy cần phải mất thời gian rất dài và tốn kém kinh phí. Theo Thống kê của Hạt Kiểm lâm Mèo Vạc, hàng năm có từ 2 đến 3 ha đất rừng bị cháy. Nguyên nhân chính là do đốt nương, làm rẫy hoặc đun nấu trong rừng của người dân sống trong khu vực.

Chăn thả gia súc: Kết quả điều tra thực tế cho thấy, tất cả các thôn bản

của các xã trong khu vực chưa quy hoạch được khu chăn thả nên tình trạng trâu bò, dê được thả tự do vào rừng. Những tác động này bắt đầu với nguồn thức ăn là cỏ, sau đó là lá và ngọn cây rừng, một phần những cây con bị gia súc và người dân làm gãy, dẫm đạp làm chết các cây tái sinh… làm suy giảm tổ thành cây tái sinh trong rừng tự nhiên. Rừng không có khả năng tái sinh vì liên tục bị bứt ngọn, dẫm phá trong thời gian dài, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chương trình trồng và phục hồi rừng.

Ngoài ra, chăn thả gia súc bừa bãi trong vùng cũng làm hạn chế việc sử dụng đất đai cho các mục đích khác, do đó đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất đai và lâm sản từ rừng. Cùng với tập quán thả rông gia súc trong rừng đã nảy sinh các tác động bất lợi như: Gia súc hoạt động gần với một số loài động vật hoang dã như Hoẵng, Cáo, Cầy, Lợn rừng... có thể cạnh tranh nguồn thức ăn với nhóm thú móng guốc và tăng nguy cơ lan truyền bệnh từ vật nuôi sang động vật hoang dã, làm biến đổi chu trình sinh địa hoá diễn ra trong rừng.

3.6. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững

3.6.1. Giải pháp bộ máy tổ chức quản lý

- Chí Sán là khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, ở vị trí vùng cao, sâu, xa, địa hình cao phức tạp, giao thông khó khăn, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc, nên cũng là một trong những trở ngại trong công tác bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH, đồng thời mang tính chất đặc thù. Do đó, một trong những giải pháp quan trọng là phải hoàn thiện và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý.

- Bộ máy nhân sự phải đáp ứng được đầy đủ theo quy định của Nghị định 117 (trung bình 500ha/1 kiểm lâm viên), đồng thời phải nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm nhằm làm tăng hiệu quả quản lý đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng. Cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy Khu rừng đặc dụng Chí Sán theo sơ đồ 3.1 sau:

Ban giám đốc Khu RĐD ( 02 người) Phòng Hành chính tổng hợp (4 người) Phòng Quản lý bảo vệ rừng (5 người ) Phòng Khoa học và giáo dục môi trường

(4 người )

Trạm quản lý bảo vệ rừng (12 người)

3.6.2. Đề xuất giải pháp thiết lập phân khu chức năng

Các phân khu chức năng là một trong nhưng đơn vị quản lý bảo tồn quan trọng đối với rừng đặc dụng và được quy định trong Luật Lâm nghiệp (2017). Căn cứ vào thảm thực vật rừng và phân bố của các loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm, các phân khu chức năng được đề xuất như sau:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

Căn cứ để phân chia Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt nhằm bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái rừng, ngặn chặn mọi hình thức tác động xấu tới động thực vật rừng, đất rừng, môi trường rừng vv... Bởi vậy phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Bao gồm các diện tích rừng còn giàu tài nguyên, có giá trị bảo tồn cao, đại diện cho các kiểu rừng trong khu vực;

- Là nơi phân bố tập trung các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm; - Có diện tích đủ lớn để bảo vệ nghiêm ngặt các giá trị đa dạng sinh học, đặc biệt là sinh cảnh của các loài thú lớn.

- Tính khả thi trong công tác quản lý bảo vệ trước các tác động của con người;

Diện tích và ranh giới đề xuất:

Tổng diện tích quy hoạch Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 1.982, 69 ha, chiếm 35,26% tổng diện tích tự nhiên. Vì phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm hai khu vực không liền vùng, nên được đề xuất thành 2 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt I có diện tích 1.562,25 ha và Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt II có diện tích 420,44 ha.

- Ranh giới Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1:

Từ đỉnh 1562,6 có tọa độ là 23008’59” và 105023”15” đi theo ranh giới ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng thuộc địa phận thị trấn Mèo Vạc điểm có tọa độ là 23008’53” và 105024”30” khi đó chạy về phía đông theo ranh giới đường biên ranh giới giữa 2 trang thái rừng là thường xanh phục hồi núi đá và thường xanh trung bình núi đất đến điểm có tọa độ là 23008’49” và 105025”18”. Từ đây, ranh giới phân khu chạy hoàn toàn theo đường ranh giới ngoài của khu khu rừng đặc dụng đến điểm có tọa độ là 23007’35” và 105023”21”. Từ đây, ranh giới chạy theo hướng bắc theo đường giao thông đến điểm có tọa độ là 23008’47” và 105022”39”. Từ đây ranh giới phân khu chạy theo ranh giới vùng đệm trong 1 xã Tả Lủng đến điểm có tọa độ là 23008’56” và 105022”48”. Từ đây, chạy xuống phía Nam theo dông lần lượt qua các đỉnh 1385, 1447 và kết thúc ở điểm có tọa độ là 23008’59” và 105023”15”, khép kín ranh giới phân khu.

- Ranh giới phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2:

Từ điểm yên ngựa giữa 2 đỉnh 1205 và 1272 có tọa độ là 23009’06” và 105020”41” ranh giới phân khu chạy về hướng Nam theo dông qua các đỉnh 1262, 1110, 876 đến điểm có tọa độ là 23008’21” và 105020”22”. Từ đây, ranh giới chạy theo đường ranh giới khu khu rừng đặc dụng đến điểm có tọa độ 23008’07” và 105020”34”. Từ đây ranh giới chạy theo về hướng Đông theo đường dông qua các đỉnh 1049, 1136, 1216, 1214, 1221, 1163 đến đỉnh 1083 có 23008’24” và 105021”49”. Từ đây ranh giới chạy ngược về phía Bắc theo đỉnh dông lần lượt qua các đỉnh 1172, 1157, 1186, 1269, 1318 đến điểm yên ngựa giữa 2 đỉnh 1318 và 1241 có tọa độ là 23009’19” và 105021”50”. Từ đây ranh giới đi về hướng Tây theo ranh giới khu khu rừng đặc dụng về điểm yên ngựa giữa 2 đỉnh 1205 và 1272 có tọa độ là 23009’06” và 105020”41” khép kín ranh giới phân khu.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt này tập trung hầu hết diện tích rừng, đặc biệt là các kiểu rừng còn ít bị tác động. Đây là vùng phân bố chủ yếu của hầu hết các loài thực vật quý hiếm như Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Bách xanh núi đá (Calocedrus rupestris), Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis), Du sam đá vôi (Keteleeria fortunei), Thiết sam (Tsuga chinensis), Dẻ tùng sọc

trắng (Amentotaxus argotaenia), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Hoàng liên ô rô (Mahonia bealii)…

Nơi đây tập trung nhiều loài động vật, thực vật, nấm, côn trùng… tính đa dạng sinh học rất cao, chưa khám phá hết. Cần tiếp tục thực hiện các Chương trình nghiên cứu về động thực vật rừng, lâm sản ngoài gỗ, để xây dựng các giải pháp bảo tồn cho từng đối tượng cụ thể.

Phân khu phục hồi sinh thái:

Căn cứ để phân chia Phân khu Phục hồi sinh thái:

Phân khu phục hồi sinh thái là nơi ngoài chức năng bảo vệ, còn là nơi để phục hồi các trạng thái rừng và đa dạng sinh học đã bị khai thác quá mức. Bởi vậy, phân khu phục hồi sinh thái gồm các loại rừng sau:

- Gồm hầu hết là các kiểu rừng đã bị tác động cần phải phục hồi;

- Ranh giới dễ nhận biết ngoài thực địa để thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động lâm sinh trong phân khu;

- Thuận lợi thu hút người dân tham gia các hoạt động phục hồi rừng.

Diện tích và ranh giới đề xuất:

- Phân khu phục hồi sinh thái có tổng diện tích là 3.432,41 ha, chiếm 62,93% tổng diện tích tự nhiên khu rừng đặc dụng.

- Ranh giới phân khu phục hồi sinh thái là diện tích phần còn lại của khu khu rừng đặc dụng sau khi trừ đi diện tích 02 phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 01 phân khu hành chính dịch vụ.

- Diện tích rừng còn lại trong phân khu phục hồi sinh thái hầu hết đã qua tác động, là rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng thứ sinh phục hồi và đất trống. Vì vậy cần phải tiến hành các giải pháp xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên và trồng bổ sung trong giai đoạn tới. Thành phần loài thực vật tuy phong phú nhưng các loài thực vật quý hiếm đã bị khai thác kiệt và đẩy lùi vào Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

Phân khu Hành chính - dịch vụ:

Căn cứ để phân chia Phân khu Hành chính - dịch vụ:

- Vị trí của phân khu hành chính dịch vụ phải đảm bảo các yêu cầu như sau: Có thể được xây dựng xung quanh cơ sở hạ tầng vĩnh cửu hiện có hoặc các khu vực sử dụng đặc biệt sẽ tiếp tục được Ban quản lý khu rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đa dạng thực vật và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng chí sán, tỉnh hà giang​ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)