Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng và tình hình kinh doanh tại công ty CP thiết kế in ấn quảng cáo sao mai ​ (Trang 64)

3.2.1. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trƣờng

Nghiên cứu thị trường là công tác vô cùng quan trọng, nếu nghiên cứu thị trường được làm tốt, công ty sẽ có thông tin đầy đủ chính xác. Từ đó, có thể đưa ra các chiến lược giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Sau đây là một số cách thức tiến hành nghiên cứu thị trường phổ biến hiện nay mà công ty có thể áp dụng:

Để tiến hành phư ng pháp này công ty cần soạn sẵn bảng câu hỏi điều tra và tiến hành phỏng vấn các khách hàng đại diện nằm trong thị trường mục tiêu mà công ty muốn thâm nhập, cách làm này vừa có thể giúp công ty tiếp thị quảng cáo đến người tiêu dùng các mẫu sản phẩm, dịch vụ mới của công ty vừa có thể giúp công ty thu thập thông tin phản hồi nhanh chóng. Tuy nhiên phư ng pháp này lại có nhược điểm là khá tốn kém vì cần một số lượng lớn nhân lực để tiến hành khảo sát vì phải khảo sát trên một diện rộng thì kết quả thu được mới đáng tin cậy.

Khảo sát qua điện thoại hoặc trực tuyến (internet)

Cách thức thực hiện phư ng pháp này cũng tư ng tự như khảo sát trực tiếp nhưng khảo sát qua điện thoại hoặc qua internet sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí h n so với tiến hành khảo sát trực tiếp. Tuy nhiên phư ng pháp này lại thu hút người tiêu dùng tham gia và thông tin phản hồi cũng rất khó kiểm soát

Ngoài ra, công tác phân khúc thị trường đúng đắn cũng giúp cho công ty có chiến lược phù hợp với từng loại thị trường khác nhau. Đối với những n i mà khách hàng chưa biết đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp thì công ty nên tổ chức các buổi tham quan nhà xưởng, quy trình in ấn để tạo lòng tin n i khách hàng.

Việc phát triển thị trường mới, tìm kiếm thêm các khách hàng mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để phát triển thị trường mới, trước hết công ty cần phải tiến hành thăm dò khảo sát, khái quát được quy mô thị trường, những nhu cầu về sản phẩm…sau đó vạch ra các kế hoạch cần thiết để có thể tiến hành thâm nhập vào thị trường mới một cách hiệu quả nhất.

3.2.2. Đào tạo nhân viên bán hàng

Đội ngũ nhân viên bán hàng là lực lượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên nhân viên bán hàng nên nhân viên bán hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy chất lượng đội ngũ nhân viên bán hàng cần phải thường xuyên được nâng cao.

Một nhân viên bán hàng ít nhất cũng cần phải hiểu rõ, đầy đủ các thông tin về hàng hóa mà mình bán như:

- Giá cả của từng loại mặt hàng

- Chức năng, chủng loại, đặc điểm, ứng dụng của từng sản phẩm

- Tính chất lý hóa của sản phẩm, cách thức bảo quản sản phẩm để sản phẩm có tuổi thọ cao. Điều này sẽ giúp cho khách hàng càng thêm hài lòng và tin tưởng vào sản phẩm của công ty

Để đáp ứng các yêu cầu như trên công ty nên áp dụng theo phư ng thức đào tạo ngay tại ch làm. Phư ng thức đào tạo này giúp cho nhân viên bán hàng có thể hình dung cụ thể công việc đang làm và nắm bắt công việc nhanh chóng. H n nữa cách huấn luyện này còn giúp công ty giảm được chi phí và thời gian đào tạo.

Tuy nhiên cách đào tạo này chỉ có thể phục vụ tạm thời trong công việc tiếp xúc khách hàng, nếu xảy ra những tình huống bất ngờ lực lượng bán hàng sẽ không đủ năng lực để ứng phó. Vì vậy công ty cũng nên lần lượt cho các nhân viên bán hàng tham gia thêm các lớp học bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao khả năng ứng biến trong kinh doanh, giúp cho hoạt động bán hàng có kết quả tốt h n.

Ngoài ra, m i nhân viên bán hàng cũng cần rèn luyện cho mình các phẩm chất như: tinh thần phục vụ cao, thái độ hòa nhã, niềm nở và đặc biệt là sự trung thực với khách hàng và các kỹ năng cần thiết cho hoạt động bán hàng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và thuyết phục khách hàng.

3.2.3. Các chính sách thúc đẩy công tác bán hàng

Hiện nay công ty trả lư ng cho nhân viên bán hàng định kỳ theo tháng. Công ty nên xem xét đến việc tăng mức lư ng định kỳ cho nhân viên và các chính sách thưởng theo quý, nửa năm, cuối năm. Mục đích của việc thực hiện các chính sách đãi ngộ là để thúc đẩy nhân viên bán hàng làm việc với năng suất cao mang lại doanh thu cao cho công ty, thành tích đạt được sẽ vượt qua chi phí tăng thêm và các chính sách này phải thỏa mãn các yêu cầu như: tính công bằng đối với nhân viên, mức thưởng phải phù hợp với thành tích đã đạt được…

Ngoài các chính sách thưởng cho những nhân viên đạt thành tích tốt, công ty nên xây dựng một c chế phạt hợp lý như dứt khoát cắt giảm số lượng nhân viên làm việc không đạt

hiệu quả và làm việc không co trách nhiệm, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh để hoàn thiện h n c cấu nhân sự và tạo ý thức kỷluật lao động cho nhân viên.

Ngoài việc thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng, công ty còn phải kết hợp thêm các biện pháp tăng doanh thu và kiểm soát chi phí để giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao h n

3.3. Nhóm giải pháp cải thiện doanh thu, hạ thấp chi phí 3.3.1. Giải pháp giúp cải thiện doanh thu 3.3.1. Giải pháp giúp cải thiện doanh thu

Doanh thu là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tăng doanh thu, công ty có thể áp dụng các biện pháp như tăng lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc tăng giá bán sản phẩm:

Để kích thích lượng tiêu thụ sản phẩm công ty có thể áp dụng các chính sách chiết khấu trong bán hàng, song mức chiết khấu càng lớn thì tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp càng giảm. Vì vậy, doanh nghiệp phải có những biện pháp kết hợp hài hòa vừa khuyến khích tiêu thụ nhưng vẫn đảm bảo được tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, công ty cũng nên tăng cường quảng cáo, quảng bá thư ng hiệu sản phẩm, giữ vững chất lượng sản phẩm để tạo niềm tin cho khách hàng từ đó cũng có thể làm tăng doanh số bán hàng.

Tăng giá hàng bán sẽ làm tăng doanh thu nếu lượng hàng hóa bán ra không đổi hoặc tăng lên. Nhưng trên thực tế, khi giá cả tăng lên thì nhu cầu về mặt hàng đó sẽ giảm xuống, dẫn đến khối lượng hàng hóa tiêu thụ sẽ giảm. Như vậy, để có thể tăng doanh thu từ việc tăng giá bán doanh nghiệp cần phải có biện pháp điều chỉnh giá cho phù hợp với tình hình chung của thị trường.

Ngoài ra, công ty cũng cần có các chính sách thu hồi các khoản phải thu đúng thời hạn, tránh để tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn trong thời gian dài nhưng vẫn phải đảm bảo mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp và khách hàng để 2 bên có thể hợp tác kinh doanh lâu dài

Để giảm thiểu chi phí giá vốn hàng bán công ty cần thực hiện tiết kiệm chi phí trong việc mua các nguyên vật liệu như giấy, keo, mực in…không mua lẻ để tiết kiệm chi phí vận chuyển nhất là trong tình trạng giá xăng dầu liên tục biến động như hiện nay và được hưởng chính sách giá mua xỉ. Đồng thời công ty cần phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo chất lượng và đẩy đủ số lượng nguồn hàng trước khi nhập kho để đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi làm ra đúng với yêu cầu của khách hàng

Bên cạnh đó, công ty cũng cần thiết lập mối quan hệ gắn bó với các nhà cung cấp cũ, tìm thêm các nguồn ứng mới để thực hiện so sánh giá nhằm chọn được nguồn vật liệu có giá thấp nhất.

Kiểm soát chi phí bán hàng

Việc cắt giảm chi phí bán hàng cũng là một vấn đề mà công ty cần phải xem xét. Mặc dù quy mô sản xuất của công ty ngày càng gia tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí bán hàng vẫn tư ng đối nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu làm giảm rõ rệt hiệu quả kinh doanh

Để giảm chi phí bán hàng công ty cần lưu ý đến hai vấn đề quan trọng là vận chuyển hàng hóa tiêu thụ đến khách hàng và trong khâu bảo quản hàng hóa tại kho:

Trong công tác vận chuyển hàng hóa công ty cần đầu tư thêm thiết bị vận chuyển sản phẩm tiêu thụ, xây dựng kế hoạch vận chuyển hợp lý để giảm được chi phí.

Trong khâu bảo quản hàng hóa tại kho, công ty cần xây dựng kế hoạch sản xuất in ấn cụ thể để sản phẩm sau khi in ra có thể được nhanh chóng đưa đến cho khách hàng nhằm giảm thấp nhất việc bảo quản sản phẩm tại kho sau khi in ấn. Ngoài ra công ty cũng nên mạnh dạn đầu tư mở rộng kho bãi tránh tình trạng phải đi thuê ngoài làm cho chi phí tăng lên.

Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp

Thông qua bảng 2.12, ta thấy trong những năm 2012 – 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp không có nhiều biến động. Tuy nhiên đến năm 2014 các khoản mục cấu thành nên chi phí doanh nghiệp đã có sự biến động lớn.

Máy móc thiết bị được đầu tư mua mới gần như toàn bộ trong năm 2014 nên trong quá trình sử dụng công ty cần có các biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng cho

nhân viên. Chi phí hội họp tiếp khách cũng tăng đáng kể do đó công ty cần giảm tối thiểu các khoản chi phí đón tiếp khách hàng nếu chỉ là những khách hàng nhỏ, không thường xuyên.

Chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, tiền điện thoại công ty có thể giảm tối thiểu bằng cách xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, phát động phong trào tiết kiệm toàn công ty, tắt các máy điều hòa, máy tính khi không sử dụng, lập dự toán các khoản chi phí ngắn hạn nhằm giúp công ty quản lý chi phí cụ thể và chặt chẽ h n.

Chi phí đào tạo nhân viên, cho nhân viên đi công tác cũng cần được kiểm soát chặt chẽ h n, đối với các khoản chi phí này, công ty nên xem xét đầy đủ, rõ ràng các phiếu thu chi, hóa đ n, chứng từ.

KẾT LUẬN

Khóa luận với đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng và tình hình kinh doanh tại công ty cổ phần Thiết Kế - In Ấn – Quảng Cáo Sao Mai” đã thực hiện một số nội dung như: tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu c sở lý luận về hoạt động bán hàng, doanh thu và chi phí. Trên c sở đó tiến hành phân tích thực trạng tình hình doanh thu, chi phí và các chính sách tác động đến công tác bán hàng để đưa ra các nhận xét, đánh giá về những thành tựu mà công ty đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong giai đoạn 2012 – 2014. Sau đó dựa trên những hạn chế mà công ty còn mắc phải, tác giả tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bán hàng, tăng doanh thu và kiểm soát chi phí của công ty. Nhìn chung, những nội dung trên đã đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đề ra của khóa luận.

Qua thời quá trình nghiên cứu thực tiễn tình hình hoạt động của công ty cổ phần Thiết Kế - In Ấn – Quảng Cáo Sao Mai đã giúp tác giả phần nào nắm bắt được thực tiễn tình hình hoạt động bán hàng và tình hình kinh doanh tại công ty, được vận dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế và bổ sung thêm các kiến thức thực tế, gia tăng thêm kinh nghiệm cho bản thân

Vì thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức hiện tại của một sinh viên nên việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện h n các hoạt động của doanh nghiệp là một vấn đề rất phức tạp và khó khăn. Do vậy, nội dung của khóa luận không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được những góp ý chân thành từ các thầy cô để giúp cho khóa luận có thể hoàn thiện h n.

Ngoài ra, nếu có điều kiện để mở rộng nghiên cứu khóa luận h n trong thời gian tới tác giả sẽ tiến hành tìm hiểu phân tích, đánh giá thực trạng của toàn ngành dịch vụ quảng cáo, in ấn và tiến hành nghiên cứu tiềm lực phát triển của ngành này trong tư ng lai.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:

[1] PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang (2007), Marketing Thương Mại”, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

[2] PGS.TS. Hoàng Minh Đường – Nguyễn Thừa Lộc (2005), Quản trị doanh nghiệp thư ng mại”, NXB Lao động – Xã hội.

[3] PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2012) Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản”, NXB Lao động-Xã hội

[4] PGS.TS Phan Đình Nguyên (2013) Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản”, NXB Tài chính

[5] Th.S Đ Thị Hồng Hà, Bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính”, trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh - HUTECH

[6] Báo cáo tài chính công ty cổ phần Thiết Kế - In Ấn – Quảng Cáo Sao Mai 2012 - 2014

 Các trang web:

[1] http://voer.edu.vn

[2] http://quantri.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng và tình hình kinh doanh tại công ty CP thiết kế in ấn quảng cáo sao mai ​ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)