Chi phí điều trị Lao tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ (Trang 31 - 33)

Nguồn kinh phí phòng, chống Lao được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức (quỹ toàn cầu), cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Khi các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đã được phê duyệt và có kế hoạch phân bổ cho chương trình mục tiêu y tế quốc gia cụ thể là chương trình phòng chống Lao quốc gia. CTPCLQG tiếp tục phân bổ nguồn kinh phí cho Bệnh viện Lao phổi Trung ương và phân bổ cho các tuyến bệnh viện Lao của các tỉnh, thành phố. Tùy theo mức độ, tỷ lệ bệnh Lao tại địa phương CTPCLQG phân bổ nguồn ngân sách cho phù hợp. Có hai nguồn ngân sách chính là nguồn ngân sách CTPCLQG, qũy toàn cầu phòng chống Lao. Những hạng mục như thuốc điều trị, trang thiết bị cho phòng chống Lao là do quỹ toàn cầu cung cấp và chi trả, phần còn lại là do CTPCLQG chi trả. Hàng năm theo báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả của chương trình phòng chống Lao quốc gia và dựa vào tình hình thực tễ bệnh Lao mà các nguồn kinh phí phòng, chống Lao được cấp từ ngân sách nhà

nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác sẽ phân bổ năm tiếp theo [42].

Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Tuấn và các cộng sự (2010), đã nghiên cứu chi phí điều trị trực tiếp điều trị bệnh Lao ở Hà Nội, Quảng Nam, Bình Dương 2009 – 2010 cho thấy điều trị nội trú trung bình đối với bệnh nhân Lao phổi là 3.950.000 VNĐ trong đó chi phí đi lại là 166.700 VNĐ; ăn nghỉ là 1.933.300 VNĐ; khám và xét nghiệm là 1.522.000 VNĐ; thuốc: 0 VNĐ (nghiên cứu này không tính đến chi phí thuốc điều trị); chi khác: 328.000VNĐ. Chi phí trước điều trị và điều trị nội trú của bệnh nhân là lớn nhất với 26.05% và 65.86%.Theo loại chi phí, chi phí cho ăn, nghỉ và cho khám, xét nghiệm chiếm tới 40,56% và 30,42% tổng chi phí [36].

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Thùy Linh (2009), chi phí điều trị của bệnh nhân Lao phổi mới tại bệnh viện Phổi Trung ương có giá trị trung bình là 7.863.000VNĐ. Tại bệnh viện Lao và bệnh phổi Hải Dương là 5.401.000VNĐ, trong đó chi phí thuốc lớn nhất trong tổng chi phí. Sự khác biệt có ý nghĩ thống kê giữa chi phí ăn, đặc điểm giới tính, chi phí xét nghiệm, chi phí thuốc, chi phí chung và chi phí người bệnh chi trả giữa hai nhóm đối tượng có bảo hiểm và không có bảo hiểm [33].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hào Bình (2016), cho thấy trung bình một bệnh nhân Lao phải chi trả 1,468 US$ và bệnh nhân Lao kháng thuốc phải chi trả 5,680 US$. Tỷ lệ hộ gia đình phải chi trả 20% tổng thu nhập hộ gia đình hàng năm còn cao chiếm 67.2%, đây là một trong rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán và điều trị CTCLQG cần xác định lĩnh vực can thiệp chính sách chính dựa trên kết quả của nghiên cứu này và phát triển mạng lưới theo dõi, đánh giá và thực hiện các nghiên cứu điều hành hỗ trợ vận động chính sách mới, can thiệp mới và hướng tiếp cận mới. Nhận định tầm quan trọng của vấn đề thu nhập bị mất đi sau khi mắc bệnh Lao có liên

quan đến thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng thêm, đi lại và ăn nghỉ do vậy cần phải có những hỗ trợ phù hợp để giảm đi gánh nặng kinh tế mà bệnh nhân Lao phải đối mặt [37].

Như vậy, bằng chứng điều trị bệnh Lao bao gồm cả chi phí gián tiếp và trực tiếp (cho điều trị và không cho điều trị) trong toàn bộ liệu trình điều trị còn khá hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu chỉ chú ý vào chi phí trực tiếp và chi phí khi điều trị tại bệnh viện, mà chưa chú ý đến chi phí gián tiếp và chi phí điều trị khi bệnh nhân quản lý tại trạm y tế xã/phường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)