Hoạt động phát hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ (Trang 61 - 63)

Hoạt động phát hiện bệnh nhân Lao chủ yếu áp dụng phương pháp phát hiện thụ động, tại Quản Bạ trong nhiều năm qua triển khai thêm công tác phát hiện chủ động có chọn lọc tại các vùng khó khăn. Việc phát hiện tập trung ở Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện Lao & Bệnh phổi tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Một số xã vùng sâu, vùng xa công tác phát hiện bệnh nhân Lao chưa được thường xuyên, có xã hàng năm không phát hiện được bệnh nhân Lao. Chính vì vậy, mỗi năm trung bình toàn huyện thu nhận từ 40 đến 45 bệnh nhân Lao các thể, trong đó tỷ lệ phát hiện Lao phổi AFB (+) mới rất thấp chỉ đạt trung bình 38,19/100.000 dân trong khi đó so với mục tiêu cơ bản của chương trình chống Lao Việt Nam 2015 – 2020: Phát hiện càng nhiều càng tốt (ít nhất >70%) số người bệnh Lao phổi AFB (+) mới mắc trong cộng đồng [27].

Quản Bạ là một huyện miền núi, cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến. Công tác phát hiện bệnh nhân kết hợp giữa chủ động và thụ động trong đó phát hiện thụ động là chủ yếu, những người nghi Lao được trạm y tế xã gửi đến trung tâm y tế hoặc Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện bệnh Lao và bệnh phổi Hà Giang để được khám phát hiện. Hiện tại công tác phát hiện thụ động vẫn triển khai ở những xã vùng gần, vùng trung tâm là chính còn những xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do hiểu biết của người dân về bệnh Lao còn nhiều hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến... ở những nơi này nên áp dụng phát hiện theo phương pháp chủ động. Đường giao thông tuyến xã đi lại rất nhiều khó khăn, có những xã từ

trạm y tế xã đến trung tâm huyện xa đến 32 km vì vậy có những xã vùng sâu, vùng xa vài năm nay không phát hiện được bệnh Lao nào.

Mặt khác việc khám, phát hiện chủ động không được thực hiện thường xuyên mà chủ yếu phải lồng ghép với một số chương trình y tế khác nên tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao rất thấp. Các xã cũng chưa thực hiện khám chủ động có chọn lọc bệnh Lao ở tất cả các xã vì còn rất khó khăn về nhân lực, kinh phí. Cán bộ chuyên trách lao tuyến huyện, tuyến xã phải kiêm nhiệm nhiều việc. Trình độ cán bộ chương trình lao huyện, xã hạn chế chủ yếu là y sĩ và thường xuyên thay đổi, không được tập huấn thường xuyên. Toàn huyện mỗi năm phát hiện lao các thể từ 40 - 45 bệnh nhân/100.000 dân. Lao phổi AFB (+) mới khoảng 20 - 25 bệnh nhân/100.000 dân đây cũng là một vấn đề cần phải quan tâm trong công tác phát hiện vì còn rất thấp so với ước tính của chương trình chống Lao quốc gia.

Trong năm toàn huyện đã phát hiện 45 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ bệnh Lao các thể trong năm là 85,92/100.000 dân. Tổng số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới trong năm được phát hiện 20 bệnh nhân (tỷ lệ phát hiện trung bình năm đạt 38,19/100.000 dân); Tổng số phát hiện lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi là 35 bệnh nhân tỷ lệ phát hiện trung bình là 47,73/100.000 dân. không có bệnh nhân Lao kháng thuốc. Theo nghiên cứu của Chúc Hồng Phương giám đốc Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang (2017), cho thấy công tác hoạt động phòng chống Lao giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy [26]. Trong giai đoạn nguồn kinh phí chủ yếu từ trung ương cấp, chưa được hỗ trợ kinh phí từ các nguồn khác. Khả năng phát hiện lao phổi mới AFB (+) so với số ước tính trong cộng đồng còn thấp 28,56%. Nghiên cứu của chúng tôi thấy thực trạng về hoạt động phát hiện bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) của huyện Quản Bạ còn thấp, so với chỉ tiêu chung của cả nước mới đạt 38,20/100.000 dân (của tỉnh Hà Giang là 28,04–42,02%, cả nước là 68,5– 71,1 AFB(+)/100.000 dân. Theo VINCOT 06 (2009), tỷ lệ hiện mắc toàn

quốc là 145AFB (+)/100.000 Theo tác giả Vũ Diễn và các cộng sự (2012). Tỷ lệ mắc lao mới ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm tỷ suất mắc lao mới ở huyện Đức Trọng năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 46,8/100 000 dân, 43,3/100 000 dân và 50,9/100 000 dân. Gần một nửa số mắc lao là lao phổi AFB (+) [48]. So với mục tiêu cơ bản của chương trình chống Lao Việt Nam 2015 – 2020: Phát hiện càng nhiều càng tốt (ít nhất >70%) số người bệnh Lao phổi AFB (+) mới mắc trong cộng đồng. Qua kết quả trên cho thấy hoạt động phát hiện Lao của huyện còn rất thấp cũng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan do thiếu cán bộ có trình độ chuyên khoa Lao nên việc khám và phát hiện bệnh Lao còn nhiều hạn chế, do kinh phí hoạt động phát hiện còn thiếu không đủ tổ chức khám và sàng lọc bệnh nhân mắc Lao tại cộng đồng, chủ yếu là người dân đến các cơ sở y tế khám bệnh và được phát hiện thụ động. Truyền thông và huy động xã hội tại cơ sở xã, phường đạt thấp, chưa có sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng người dân không hiểu biết được sự nguy hiểm của bệnh Lao và tác hại của việc mắc Bệnh Lao ảnh hưởng đến đời sống kinh của gia đình và cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ (Trang 61 - 63)