Chi phí trực tiếp không cho điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ (Trang 56)

Bảng 3.19 Chi phí tiền ăn, đi lại tại bệnh viện, trạm y tế xã, thị trấn. Giá trị (đơn vị đồng)

Loại chi phí Trung bình Độ lệch chuẩn

Tiên ăn khi điều trị tại bệnh viên 2.609.400 686.133 Tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện 169.314 105.142 Tiền đi lại từ nhà đến trạm y tế 20.285 11.511

Nhận xét:

- Chi phí tiền ăn khi điều trị tại bệnh viện là 2.609.400 đồng.

- Chi phí đi lại từ nhà đến bệnh viện giá trị trung bình là 169.314 đồng. - Chi phí đi lại từ nhà đến trạm y tế có giá trị trung bình là 20.285 đồng.

3.3.3 Chi phí mất đi do mất và giảm năng xuất lao động

Bảng 3.20 Chi phí mất đi do mất và giảm năng xuất lao động Giá trị (đơn vị đồng)

Loại chi phí Trung bình Độ lệch chuẩn

Tiền công lao động mất đi do nằm

viện 10.362.857 3.445.477

Tiền công lao động mất hoàn toàn trong thời gian điều trị tại trạm y tế xã

3.070.857 1.713.619

Tiền công lao động bị giảm giảm sức lao động trong thời gian điều trị tại trạm y tế xã so với khi khỏe mạnh

4.154.000 1.157.253

Tổng số tiền công lao động mất do

bệnh tật 17.587.714 3.848.999

Nhận xét:

Tiền công lao động mất đi do mất và giảm năng suất lao động chủ yếu là tiền công lao động mất đi do nằm viện điều trị là 10.362.857 đồng. Tổng số tiền công lao động mất do bệnh tật là cao nhất là 17.587.714 đồng.

3.3.4 Nguồn chi trả cho chi phí điều trị

Bảng 3.21 Chi trả phí điều trị tại bệnh viện cho một ca bệnh Giá trị (đơn vị đồng) Chi phí Trung bình Độ lệch

chuẩn Tối thiểu Tối đa

Tỷ lệ (%) Chi phí từ BHYT thanh toán 18.335.664 5.451.588 11.040.405 40.745.826 96,25 Chi phí từ tiền

túi của dân 325.883 188.756 171.518 686.070 0,50 Chi phi từ

chương trình lao

600.429 257.561 40.050 1.414.802 3,24

Nhận xét:

Tỷ lệ các nguồn chi trả cho chi phí điều trị bệnh Lao tại bệnh viên chủ yếu là nguồn chi trả từ Bảo hiểm y tế chiếm 96,25% tổng chi phí

Bảng 3.22 Tỷ lệ nguồn chi trả cho toàn bộ chi phí điều trị bệnh Lao Giá trị

Nguồn chi trả

Trung bình ± Độ lệch

chuẩn Tối thiểu Tối đa

Tỷ lệ (%) Chi trả bởi BHYT 18.335.664 ± 5.451.588 11.040.405 40.745.826 47,57 Chi trả bởi chương trình lao 1.252.437 ± 308.288 152.010 2.086.562 3,35 Chi trả bởi bệnh nhân 2.740.983 ± 317.259 2.033.518 3.205.070 2,09 Lãng phí công lao động của xã hội 17.587.714 ± 3.848.999 8.880.000 25.400.000 46,98 Nhận xét:

Tỷ lệ nguồn chi trả cho toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân mắc lao chủ yếu là nguồn chi trả bởi Bảo hiểm y tế chiếm 47,57%, sau đó là lãng phí công lao động của xã hội chiếm 46,98%.

Bảng 3.23 Tỷ lệ cơ cấu chi phí gánh nặng bệnh tật Giá trị

Các loại chi phí

Trung bình ± Độ lệch chuẩn Cơ cấu Tỷ lệ (%)

Chi phí trực tiếp cho

điều trị (A) 19.915.224 ± 5.310.979 a/d 49,42

Chi phí trực tiếp không cho điều trị (ăn và đi lại) (B)

2.799.000 ± 725.371 b/d 6,95

Chi phí gián tiếp do

mất công lao động (C) 17.587.714 ±3.848.999 c/d 43,64 Tổng chi phí do bệnh

Lao (D) 40.301.939 ±8.373.320 100% 100,0

Nhận xét:

- Chi phí mất đi do chi trực tiếp cho điều trị chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 49,42%.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1 Hoạt động phòng chống Lao huyện Quản Bạ năm 2018.

4.1.1 Hoạt động phát hiện

Hoạt động phát hiện bệnh nhân Lao chủ yếu áp dụng phương pháp phát hiện thụ động, tại Quản Bạ trong nhiều năm qua triển khai thêm công tác phát hiện chủ động có chọn lọc tại các vùng khó khăn. Việc phát hiện tập trung ở Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện Lao & Bệnh phổi tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Một số xã vùng sâu, vùng xa công tác phát hiện bệnh nhân Lao chưa được thường xuyên, có xã hàng năm không phát hiện được bệnh nhân Lao. Chính vì vậy, mỗi năm trung bình toàn huyện thu nhận từ 40 đến 45 bệnh nhân Lao các thể, trong đó tỷ lệ phát hiện Lao phổi AFB (+) mới rất thấp chỉ đạt trung bình 38,19/100.000 dân trong khi đó so với mục tiêu cơ bản của chương trình chống Lao Việt Nam 2015 – 2020: Phát hiện càng nhiều càng tốt (ít nhất >70%) số người bệnh Lao phổi AFB (+) mới mắc trong cộng đồng [27].

Quản Bạ là một huyện miền núi, cửa ngõ của Cao nguyên đá Đồng Văn kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến. Công tác phát hiện bệnh nhân kết hợp giữa chủ động và thụ động trong đó phát hiện thụ động là chủ yếu, những người nghi Lao được trạm y tế xã gửi đến trung tâm y tế hoặc Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện bệnh Lao và bệnh phổi Hà Giang để được khám phát hiện. Hiện tại công tác phát hiện thụ động vẫn triển khai ở những xã vùng gần, vùng trung tâm là chính còn những xã vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn do hiểu biết của người dân về bệnh Lao còn nhiều hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu còn phổ biến... ở những nơi này nên áp dụng phát hiện theo phương pháp chủ động. Đường giao thông tuyến xã đi lại rất nhiều khó khăn, có những xã từ

trạm y tế xã đến trung tâm huyện xa đến 32 km vì vậy có những xã vùng sâu, vùng xa vài năm nay không phát hiện được bệnh Lao nào.

Mặt khác việc khám, phát hiện chủ động không được thực hiện thường xuyên mà chủ yếu phải lồng ghép với một số chương trình y tế khác nên tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao rất thấp. Các xã cũng chưa thực hiện khám chủ động có chọn lọc bệnh Lao ở tất cả các xã vì còn rất khó khăn về nhân lực, kinh phí. Cán bộ chuyên trách lao tuyến huyện, tuyến xã phải kiêm nhiệm nhiều việc. Trình độ cán bộ chương trình lao huyện, xã hạn chế chủ yếu là y sĩ và thường xuyên thay đổi, không được tập huấn thường xuyên. Toàn huyện mỗi năm phát hiện lao các thể từ 40 - 45 bệnh nhân/100.000 dân. Lao phổi AFB (+) mới khoảng 20 - 25 bệnh nhân/100.000 dân đây cũng là một vấn đề cần phải quan tâm trong công tác phát hiện vì còn rất thấp so với ước tính của chương trình chống Lao quốc gia.

Trong năm toàn huyện đã phát hiện 45 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ bệnh Lao các thể trong năm là 85,92/100.000 dân. Tổng số bệnh nhân lao phổi AFB (+) mới trong năm được phát hiện 20 bệnh nhân (tỷ lệ phát hiện trung bình năm đạt 38,19/100.000 dân); Tổng số phát hiện lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi là 35 bệnh nhân tỷ lệ phát hiện trung bình là 47,73/100.000 dân. không có bệnh nhân Lao kháng thuốc. Theo nghiên cứu của Chúc Hồng Phương giám đốc Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang (2017), cho thấy công tác hoạt động phòng chống Lao giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy [26]. Trong giai đoạn nguồn kinh phí chủ yếu từ trung ương cấp, chưa được hỗ trợ kinh phí từ các nguồn khác. Khả năng phát hiện lao phổi mới AFB (+) so với số ước tính trong cộng đồng còn thấp 28,56%. Nghiên cứu của chúng tôi thấy thực trạng về hoạt động phát hiện bệnh nhân lao phổi mới AFB(+) của huyện Quản Bạ còn thấp, so với chỉ tiêu chung của cả nước mới đạt 38,20/100.000 dân (của tỉnh Hà Giang là 28,04–42,02%, cả nước là 68,5– 71,1 AFB(+)/100.000 dân. Theo VINCOT 06 (2009), tỷ lệ hiện mắc toàn

quốc là 145AFB (+)/100.000 Theo tác giả Vũ Diễn và các cộng sự (2012). Tỷ lệ mắc lao mới ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng năm tỷ suất mắc lao mới ở huyện Đức Trọng năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 46,8/100 000 dân, 43,3/100 000 dân và 50,9/100 000 dân. Gần một nửa số mắc lao là lao phổi AFB (+) [48]. So với mục tiêu cơ bản của chương trình chống Lao Việt Nam 2015 – 2020: Phát hiện càng nhiều càng tốt (ít nhất >70%) số người bệnh Lao phổi AFB (+) mới mắc trong cộng đồng. Qua kết quả trên cho thấy hoạt động phát hiện Lao của huyện còn rất thấp cũng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan do thiếu cán bộ có trình độ chuyên khoa Lao nên việc khám và phát hiện bệnh Lao còn nhiều hạn chế, do kinh phí hoạt động phát hiện còn thiếu không đủ tổ chức khám và sàng lọc bệnh nhân mắc Lao tại cộng đồng, chủ yếu là người dân đến các cơ sở y tế khám bệnh và được phát hiện thụ động. Truyền thông và huy động xã hội tại cơ sở xã, phường đạt thấp, chưa có sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng người dân không hiểu biết được sự nguy hiểm của bệnh Lao và tác hại của việc mắc Bệnh Lao ảnh hưởng đến đời sống kinh của gia đình và cộng đồng.

4.1.2 Hoạt động quản lý, điều trị

Trong năm toàn huyện quản lý và điều trị 45 bệnh nhân Lao các thể, công tác quản lý điều trị bệnh nhân lao chủ yếu tại trạm y tế xã (theo khuyến cáo của CTLQG) còn những bệnh nhân nặng được điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện. Hàng tháng, cán bộ trạm y tế xã và cán bộ chương trình lao tuyến huyện giám sát chặt chẽ về điều trị của bệnh nhân tại cộng đồng. Chương trình chống Lao đã được bao phủ đến 100% xã, thị trấn và 100% dân số được bảo vệ. Công tác quản lý cũng được thực hiện theo quy định. Sau khi người nghi mắc bệnh Lao được chẩn đoán Lao thì bệnh nhân Lao sẽ được điều trị hai tháng tấn công tại bệnh viện sau khi kết thúc điều trị tấn công tại bệnh viện bệnh nhân được điều trị duy trì tại trạm y tế xã, thị trấn (những trường

hợp nặng có những dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng thì được điều trị ngay tại bệnh viện đa khoa huyện, còn lại thì được chuyển về trạm y tế xã điều trị). Hàng tháng bệnh nhân đến trạm y tế xã để khám và cho thuốc về nhà uống, hàng tháng cán bộ chuyên trách lao tuyến huyện đi giám sát những bệnh nhân này tại tuyến xã để đánh giá tiến triển bệnh và theo dõi tác dụng phụ của thuốc [24]. Công tác quản lý điều trị được thực hiện theo quy định của CTLQG và được điều trị theo chiến lược DOST. Thuốc điều trị được cấp đầy đủ, hàng tháng bệnh nhân ra trạm y tế để lĩnh thuốc miễn phí. Trong quá trình điều trị bệnh nhân được giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế huyện, xã và y tế thôn bản bệnh nhân được tư vấn đầy đủ về cách dùng thuốc, theo dõi tác dụng phụ của thuốc, chế độ dinh dưỡng, cách phòng bệnh cho người xung quanh. Bên cạnh đó sự kỳ thị mặc cảm của người bệnh, gia đình và cộng đồng đã thay đổi nhiều, chính vì những lý do trên nên bệnh nhân Lao đã tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, được xét nghiệm, giám sát đúng thời gian và đủ theo quy định. Ngoài ra còn có sự giám sát, hỗ trợ thường xuyên của cán bộ chương trình lao tuyến tỉnh xuống giám sát các huyện nên việc quản lý điều trị bệnh nhân lao đã hiệu quả hơn do vậy đã góp phần đáng kể vào kết quả điều trị chung của tỉnh [24].

Kết quả điều trị bệnh nhân Lao phổi AFB (+) trong tổng số bệnh nhân mắc Lao phổi AFB(+) và các thể Lao khác đều được quản lý 100% theo kế hoạch. Mục tiêu cơ bản của chương trình chống Lao Việt Nam 2015 – 2020: dựa trên 2 nguyên tắc: (1) Phát hiện càng nhiều càng tốt (ít nhất >70%) số người bệnh Lao phổi AFB(+) mới mắc trong cộng đồng; (2) Điều trị khỏi cho ít nhất >85% số người bệnh Lao phổi mới phát hiện bằng chiến lược DOTS [4].

Trong tổng sống 45 bệnh nhân mắc Lao các thể được quản lý thì có 20 bệnh nhân mắc Lao phổi AFB (+) chiếm tỷ lệ 45%. Tổng số Lao phổi AFB(-) và Lao ngoài phổi là 25 bệnh nhân trên tổng số 45 bệnh nhân được quản lý

chiếm tỷ lệ 55%. Như vậy kết quả quản lý bệnh nhân Lao phổi AFB (+) và Lao phổi AFB(-) và Lao ngoài phổi của CTCL Quản Bạ đạt so với chỉ tiêu và mục tiêu của CTCLQG đề ra [4].

Tỷ lệ bệnh nhân Lao phổi AFB (+) hoàn thành điều trị và khỏi đạt 100% tỷ lệ đạt chỉ tiêu so với tỉnh giao. Kết quả điều trị bệnh nhân Lao các thể là 85,92% đạt chỉ tiêu kế hoạch giao của tỉnh. Không có trường hợp nào bỏ trị, điều trị thất bại, điều trị lại, tử vong là vì công tác phòng, chống bệnh Lao được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm và được sự hỗ trợ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia. Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe được duy trì thường xuyên và triển khai với nhiều hình thức khác nhau nên hiểu biết của người dân về bệnh Lao đã có những chuyển biến. Số người mắc Lao được quản lý và điều trị đúng quy định đúng phác đồ nên không có tỷ lệ thất bại [24], [42], [25].

Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe là một hoạt động đặc biệt quan trọng không thể thể thiếu của chương trình chống Lao quốc gia. Trong những năm qua chương trình chống Lao huyện đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm TT - VHTT & DL huyện và các cơ quan thông tin đại chúng tại trạm y tế xã, thị trấn trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông. Đã giới thiệu cho cộng đồng những điều cần biết về bệnh Lao, kêu gọi sự tham gia, sự quan tâm ủng hộ của các cấp lãnh đạo và cộng đồng trong công tác phòng chống bệnh Lao. Thể hiện được quan điểm “Phòng chống bệnh Lao là trách nhiệm của toàn xã hội” [4], [25].

Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tỷ lệ số lần nói chuyện về chuyên đề bệnh Lao còn thấp 6/12 lần so với chỉ tiêu chương trình chống Lao của huyện đề ra chiếm có 50%. Số lần phát sóng trên chuyên đề bệnh Lao trên đài phát thanh truyền hình chưa đạt chỉ tiêu đề ra của chương trình chống Lao của huyện 15/20 lần chiếm có 75%. Trong những năm gần đây chương trình phòng, chống Lao ở tuyến cơ sở hiện

nay vẫn còn nhiều khó khăn. Các thành viên tổ phòng, chống Lao của huyện có trình độ chuyên môn không đồng đều, kiêm nhiệm thêm công việc khác. Nhiều tổ lại thay đổi cán bộ thường xuyên nên hoạt động giám sát, điều phối chưa sâu sát. Cán bộ y tế xã phụ trách phòng, chống Lao vẫn còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa theo kịp các hoạt động của chương trình. Các phong tục, tập quán lạc hậu của người dân trong sinh hoạt; quan niệm lạc hậu về bệnh Lao là một trong “tứ chứng nan y” nên nhiều người còn giấu bệnh hoặc thiếu kiến thức nhận biết bệnh Lao, cộng thêm tình trạng kỳ thị với bệnh nhân lao trong cộng đồng còn cao... Đây là nguyên nhân khiến người bệnh thường dấu bệnh không đi khám. Chỉ khi bệnh nặng, họ mới tìm Bệnh viện Lao và Phổi tỉnh để làm xét nghiệm, điều trị. Bên cạnh đó, công tác chống Lao còn phải đối phó với nhiều vấn đề khác như: gia tăng dân số; mức sống thấp, trình độ dân trí hạn chế, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm công tác chỉ đạo, coi phòng, chống Lao là của riêng ngành y tế; hệ thống mạng lưới phòng, chống Lao cơ sở đã mỏng lại thường xuyên thay đổi về tổ chức...

Hoạt động kiểm tra giám sát là việc làm thường xuyên, bắt buộc được chương trình chống Lao huyện Quản Bạ thực hiện tương đối tốt. Kết quả số lần giám sát của tuyến huyện đến các xã hàng quý 52/75 lần chiếm tỷ lệ 69,3%, số lần giám sát của tuyến xã đến các thôn bản 130/150 lần chiếm tỷ lẹ 86,6%, các tỷ lệ trên chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra của chương trình chống Lao của huyện. Do thiếu kinh phí, thiếu phương tiện đi lại, nên cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của chương trình.

4.1.3. Hoạt động khác

Công tác quản lý thuốc, vật tư của chương trình: thuốc, vật tư quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ (Trang 56)