Tình hình hoạt động phòng chống Lao và chi phí điều trị Lao tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ (Trang 33 - 37)

Quản Bạ, Hà Giang

Quản Bạ là một huyện vùng cao biên giới phía bắc của tỉnh Hà Giang, là một huyện nghèo và đặc biệt khó khăn của cả nước. Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn nhiều lạc hậu, tỷ lệ hộ nghèo cao trên 56,%, cận nghèo trên 13%. toàn huyện có 12 xã và 01 thị trấn, gồm 107 thôn bản, tổ dân phố. Diện tích tự nhiên là 543,24 km2, trong đó có 17,445,29 ha đất sản xuất nông nghiệp, diện tích tự nhiên chủ yếu là vùng núi đá, chiếm 65,8%. Địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, có nhiều núi đá cao và bị chia cắt mạnh bởi các khe sâu, thung lũng, sông suối, và độ cao trung bình 1.200 m so với mặt nước biển, có nhiều núi cao, độ dốc lớn, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, rét đậm rét hại vào mùa đông. Dân số toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2017 có 52.369 người gồm 22 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc HMông chiếm trên 70% còn lại các dân tộc khác như Kinh, Tày, Giấy, Lô lô, Pu péo, Cờ Lao, Hoa, Hán….. .

Tổ chức y tế cơ sở xã, thị trấn, thôn bản do điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội khó khăn. Các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực đều có cơ sở hạ tầng riêng biệt, các trang thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của bà con địa phương. Mạng lưới nhân viên y tế thôn bản với 107

người hoạt động trên 107 thôn bản, góp phần đáng kể vào công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho mọi người dân.

Các hoạt động phòng chống Lao được thực hiện theo chỉ đạo chuyên môn từ tuyến tỉnh. Tổ chức hoạt động phòng chống Lao được thực hiện ở tất cả các tuyến y tế, từ huyện tới xã cho đến thôn bản. Trong nhiều năm qua, mạng lưới chống Lao cơ sở đã tích cực hoạt động nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có việc quản lý, phân loại, xử trí chưa tốt các bệnh hô hấp tại cơ sở nên việc phát hiện Lao còn đạt kết quả thấp. Hàng năm, chương trình phòng chống Lao huyện Quản Bạ mới phát hiện đạt khoảng 45% - 50% số nguồn lây ước tính có trong cộng đồng. Theo nghiên cứu của tác giả Chúc Hồng Phương (2017), tổng kết hoạt động phòng chống Lao giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 tại tỉnh Hà Giang, trong đó có huyện Quản Bạ cho thấy:

Hoạt động phát hiện Lao: Chương trình PCL tại tỉnh Hà Giang nói chung và chương trình chống Lao tại huyện Quản Bạ nói riêng đã được triển khai từ năm 1991 với mạng lưới phòng chống từ tuyến tỉnh đến tuyến xã và thôn bản, cán bộ y tế thường xuyên được tập huấn nâng cao kiến thức về bệnh Lao và cách phát hiện bệnh Lao tại cộng đồng đi đôi với đó hoạt động phát hiện Lao được cấp ủy chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm thường xuyên có các văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tích cực các hoạt động phát hiện bệnh Lao trong công đồng bằng nhiều hình thức phát hiện cụ thể như: Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh Lao tại cộng đồng như tuyên truyền trực tiếp xuống tận thôn bản thăm hộ gia đình, lồng ghép vào các buổi họp thôn, xóm..., vận động người dân có các biểu hiện của bệnh đến cơ sở y tế khám và điều trị khi phát hiện bệnh được tư vấn để điều trị tránh lây lan ra cộng đồng và tuân thủ điều trị theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Hoạt động quản lý điều trị Lao: Công tác quản lý điều trị bệnh nhân Lao chủ yếu tại trạm y tế xã (theo khuyến cáo của CTLQG) còn những bệnh nhân

nặng được điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện. Hàng tháng, cán bộ trạm y tế xã và cán bộ chương trình Lao tuyến huyện giám sát chặt chẽ về điều trị của bệnh nhân tại cộng đồng. Công tác quản lý cũng được thực hiện theo quy định. Sau khi người nghi Lao được chẩn đoán Lao thì những trường hợp nặng có những dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng thì được điều trị ngay tại bệnh viện đa khoa huyện còn lại thì được chuyển về trạm y tế xã điều trị. Hàng tháng bệnh nhân đến trạm y tế xã để khám và lấy thuốc Lao về nhà uống, hàng tháng cán bộ chuyên trách Lao tuyến huyện đi giám sát những bệnh nhân này tại tuyến xã để đánh giá tiến triển bệnh và theo dõi tác dụng phụ của thuốc [27].

Công tác quản lí điều trị được thực hiện theo quy định của CTLQG và được điều trị theo chiến lược DOST. Thuốc điều trị được cấp đầy đủ, hàng tháng bệnh nhân ra trạm y tế để lĩnh thuốc miễn phí. Trong quá trình điều trị bệnh nhân được giám sát chặt chẽ của cán bộ y tế huyện, xã và y tế thôn bản bệnh nhân được tư vấn đầy đủ về cách dùng thuốc, theo dõi tác dụng phụ của thuốc, chế độ dinh dưỡng, cách phòng bệnh cho người xung quanh. Bên cạnh đó sự kỳ thị mặc cảm của người bệnh, gia đình và cộng đồng đã thay đổi nhiều chính vì những lý do trên nên bệnh nhân Lao đã tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc, được xét nghiệm, giám sát đúng thời gian và đủ theo quy định.

Để duy trì các hoạt động phòng chống Lao cần phải có nguồn ngân sách, kinh phí cho các hoạt động. Ngân sách, kinh phí phòng chống Lao của huyện Quản Bạ được Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Hà Giang cấp, trong đó có nguồn kinh phí phòng, chống Lao được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Sau khi tiếp nhận nguồn ngân sách chi cho chương trình mục tiêu y tế quốc gia và dân số giai đoạn 2016 – 2020 cụ thể là chương trình phòng chống Lao quốc gia. Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hà Giang lập dự toán phân

bổ nguồn ngân sách cho các huyện, thành phố để trình Sở tài chính và Sở y tế sau khi được phê duyệt nguồn ngân sách sẽ chuyển về Phòng tài chính huyện để thực hiện cho các hoạt động phòng chống Lao tại địa phương. Các hạng mục mà được CTPCLQG và Quỹ toàn cầu phòng chống Lao như thuốc điều trị, các trang thiết bị vật tư phòng chống Lao còn lại là do các ngồn ngân sách khác chi trả [42].

Trong nhiều năm vừa qua, Trung tâm y tế huyện Quản Bạ đã triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ chương trình phòng chống Lao và có những đóng góp nhất định cho chương trình này. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu để cập nhật sự thay đổi về gánh nặng bệnh tật (gồm tỷ lệ mắc và chi phí điều trị) của bệnh Lao sau những nỗ lực phòng chống Lao. Vậy nên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này để cung cấp bằng chứng về kết quả hoạt động phòng chống Lao và và chi phí điều trị căn bệnh này. Bằng chứng từ nghiên cứu này sẽ giúp những nhà quản lý của ngành Lao tỉnh Hà Giang sẽ có kế hoạch thực hiện chương trình phòng chống Lao có hiệu quả hơn trong điều kiện nguồn lực luôn khan hiếm.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi tại huyện quản bạ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)