Lỗi viết hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi viết tiếng việt của học sinh lớp 6 trường THCS tân cương thái nguyên (Trang 52 - 58)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Lỗi viết hoa

Quy tắc viết hoa: Viết hoa trên cơ sở cú pháp: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi(?); sau dấu chấm lửng (….); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) và khi xuống dòng.

2.2.2.1. Lỗi viết hoa nhân danh

- Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người

+ Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.

Ví dụ: Nguyễn ái Quốc => Nguyễn Ái Quốc, lý Công uẩn => Lý Công Uẩn, sơn tinh => Sơn Tinh, thủy Tinh => Thủy Tinh,

+ Tên hiệu, tên gọi nhân vật lịch sử, truyền thuyết: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết.

Ví dụ: bà trưng => Bà Trưng, trạng trình => Trạng Trình

+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc tên người Việt Nam.

Ví dụ: Ái tân Giác la => Ái Tân Giác La, thành cát Tư Hãn => Thành Cát Tư Hãn

+ Trường hợp phiên âm không qua âm Hán - Việt: Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.

Ví dụ: phri đrích ăng Ghen => Phri - đrích Ăng - ghen; cô- lôm- Bô=> Cô-lôm-bô,…

2.2.2.2. Lỗi viết hoa địa danh

a) Tên địa lý Việt Nam:

- Tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung (tỉnh, huyện, xã…) với tên riêng của đơn vị hành chính đó: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên riêng và không dùng gạch nối.

Ví dụ: Học sinh viết: thành phố Thái nguyên, tỉnh Nam định, phường nguyễn Trãi => viết đúng phải là: thành phố Thái Nguyên, tỉnh Nam Định, phường Nguyễn Trãi…

- Trường hợp tên đơn vị hành chính được cấu tạo giữa danh từ chung kết hợp với chữ số,tên người, tên sự kiện lịch sử: Viết hoa cả danh từ chung chỉ đơn vị hành chính đó.

Ví dụ: Học sinh viết: quận 1, quận hai bà Trưng => viết đúng phải là: Quận 1, Quận Hai Bà Trưng….

- Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội (Học sin thường viết thủ đô Hà Nội).

- Tên địa lý được cấu tạo giữa danh từ chung chỉ địa hình (sông, núi, hồ, đó: Viết hoa tất cả các chữ cái tạo nên địa danh.

Ví dụ: Hồ Gươm, Vũng Tàu, Cầu Giấy… (Học sinh thường viết: hồ Gươm, Vũng tàu, cầu Giấy,…).

- Tên địa lí được cấu tạo bởi danh từ chỉ hướng hoặc bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung hoặc danh từ chỉ hướng với bộ phận tên gọi cụ thể: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi. Đối với tên địa

lý chỉ vùng miền riêng được cấu tạo bằng từ chỉ phương hướng kết hợp với danh từ chỉ địa hình thì phải viết hoa các chữ cái đầu mỗi âm tiết.

Ví dụ: Tây Nguyên,Tây Bắc, Nam Kỳ…

b. Tên địa lý nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

- Tên địa lý đã được phiên âm sang âm Hán Việt: Viết theo quy tắc viết hoa tên địa lý Việt Nam

Ví dụ: Hồng Công, Hà Lan, Ai Cập, Bồ Đào Nha…

- Tên địa lý phiên âm không qua âm Hán Việt (phiên âm trực tiếp sát cách đọc của nguyên ngữ)

Ví dụ: Mát - xcơ - va, Béc - lin, Cô - pen - ha - ghen, Rô-ma-nốp,…

2.2.2.3. Lỗi viết hoa tổ chức

a. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức, đoàn thể

- Tên gọi của các cơ quan, tổ chức, công ty…là một đơn vị định danh, tức là một tên riêng nhưng chúng lại không phải là danh từ riêng. Phần lớn tên gọi lại là một chuỗi từ bao gồm cả danh từ riêng là danh từ chung.

Ví dụ: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Nguyên tắc viết hoa như sau:

- Viết hoa chữ cái đầu của các từ,cụm từ chỉ loại hình cơ quan,tổ chức, chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức cụ thể:

+ Theo quy tắc chung của chuẩn chính tả tiếng Việt, viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu của cả tên gọi.

+ Viết hoa chữ cái âm tiết đầu của bộ phận danh từ chung chỉ loại hình cơ quan, nhiệm vụ,chức năng…

+ Viết hoa bộ phận lấy làm danh hiệu dù nó là danh từ chung - Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam

Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các âm tiết đầu của các bộ phận tạo thành tên riêng

- Tên cơ quan, tổ chức, công ty nước ngoài

+ Tên đã dịch nghĩa: Viết hoa theo quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam.

Ví dụ: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

+ Tên được sử dụng trong văn bản ở dạng viết tắt: Viết bằng chữ nguyên ngữ hoặc chuyển tự La - tinh nếu nguyên ngữ không thuộc thuộc hệ La- tinh. Tùy từng trường hợp, có thể ghi thêm tên dịch nghĩa hoặc ghi thêm tên nguyên dạng không viết tắt.

Ví dụ: WTO, WHO, FIFA, UNESCO, NATO…

+ Tên như một thương hiệu: Viết như nguyên ngữ hoặc chuyển tự La - tinh nếu nguyên ngữ không thuộc hệ La - tinh.

Ví dụ: Apple, Facebook… b. Viết hoa các trường hợp khác

- Danh từ chung đã riêng hóa

+ Viết hoa chữ cái đầu của từ, cụm từ chỉ tên gọi đó trong trường hợp dùng một nhân xưng, đứng độc lập và thể hiện sự trân trọng.

Ví dụ: Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng Sản Việt Nam).

+ Tên dân tộc tại Việt Nam

Tên dân tộc: Kinh, Tày, Vân Kiều…

Tên người, tên địa lí và tên các dân tộc Việt Nam thuộc các dân tộc thiểu số anh em có cấu tạo từ đa âm tiết: Đối với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, viết hoa chữ cái đầu và có gạch nói giữa các âm tiết.

Ví dụ: Ê - đê, Ba - na, Tà - ôi…

- Tên các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố tạo thành tên riêng và các từ chỉ thứ, hạng.

Ví dụ: Huân chương Độc lập hạng Nhất Huân chương Sao vàng

- Tên chức vụ, học vị, danh hiệu: Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi liền với tên người cụ thể.

Ví dụ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

- Tên các ngày lễ, ngày kỷ niệm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi ngày lễ, ngày kỉ niệm.

Ví dụ: ngày Quốc tế Lao động 1/5, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

- Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại: Tên các sự kiện lịch sử (viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành sự kiện và tên sự kiện, trong trường hợp có các con số chỉ mốc thời gian thì ghi bằng viết hoa chữ đó.

Ví dụ: Phong trào Cần vương, Cách mạng tháng Tám.

- Tên các loại văn bản: Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể.

Ví dụ: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng; Bộ luật Dân sự.

- Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên tác phẩm, sách báo.

Ví dụ: từ điển Bách khoa toàn thư, tạp chí Cộng sản…. - Tên các năm âm lịch, ngày tết, ngày và tháng trong năm

+ Tên các năm âm lịch: Viết hoa chữ cái đầu của tất cả các âm tiết tạo thành tên gọi.

Ví dụ: Kỷ Tỵ, Mậu Thân…

+ Tên gọi các ngày trong tuần và tháng trong năm: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số.

Ví dụ: thứ Hai; thứ Tư; tháng Tám…

- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

+ Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi.

+ Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: lễ Phục sinh, lễ Phật đản…

- Từ và cụm từ chỉ các con vật, đồ vật, sự vật được dùng làm tên riêng của nhân vật: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên riêng.

Ví dụ: Dế Mèn phiêu lưu kí.

2.2.2.4. Tổng hợp, nhận xét các lỗi viết hoa

- Dựa vào kết quả khảo sát thể hiện qua các bảng số liệu, Học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương - Thái Nguyên mắc lỗi viết hoa khá nhiều 168/861 tổng số lỗi chiếm 19.51%, đặc biệt lỗi viết hoa chủ yếu là lỗi viết hoa địa danh và lỗi viết hoa tổ chức lần lượt là 7.43% và 7.78% trên tổng số lỗi, lỗi viết hoa nhân danh ít hơn chiếm 4.3%. Kết quả khảo sát cho thấy các em học sinh ở đây mắc lỗi do các nguyên nhân sau:

Một là, không viết hoa chữ thứ hai hoặc tên riêng chỉ đất đai, sông núi, chẳng hạn: sông cửu long, núi lam sơn,…

Hai là, không viết hoa tên tác phẩm. Nhóm lỗi này thường gặp ở hai dạng: (1) Không viết hoa, (2) viết hoa tất cả các chữ cái đầu của tên tác phẩm,

Ví dụ: sơn tinh và thủy tinh; Thạch sanh, sọ Dừa Ba là, không viết hoa tên cơ quan, tổ chức.

Ví dụ: trường trung học cơ sở tân cương

Bốn là, lỗi viết hoa tùy tiện (sau chấm không viết hoa nhưng lại viết hoa bất kì chữ nào trong câu)

Ví dụ: sự Kiện, chuẩn Bị, Khâm Phục, Kiêu Kì…

- So sánh kết quả khảo sát giữa các bài kiểm tra với nhau thì kết quả cho thấy bài kiểm tra học kì 1 chiếm tỉ lệ mắc lỗi cao nhất 59/168 trên tổng lỗi viết hoa rơi vào tỉ lệ 35.11%, bài kiểm tra tiếng việt cao thứ hai 47/168 chiếm 27.98%. Bài khảo sát chính tả nghe - viết học sinh ít mắc lỗi nhất chỉ có 17/168 chiếm 10.11%, nếu tính trên tổng số lỗi thì lỗi viết hoa ở bài khảo sát chính tả chỉ chiếm 1.97%.

Như vậy, có thể nhận xét rằng một phần nguyên nhân gây ra lỗi ở đây là do sự cẩu thả của học sinh, bởi lẽ bài khảo sát chính tả các em sẽ tập trung vào nghe và viết đúng nên tỉ lệ mắc lỗi thấp, còn các bài kiểm tra các môn khác hay các bài kiểm tra chú trọng nhiều về nội dung như: bài viết, bài tiếng Việt, đặc biệt bài kiểm tra học kì các em chưa có ý thức rèn luyện để viết đúng chính tả, vẫn viết theo thói quen nên dẫn đến tình trạng sai chính tả nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi viết tiếng việt của học sinh lớp 6 trường THCS tân cương thái nguyên (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)