Một số nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi viết tiếng việt của học sinh lớp 6 trường THCS tân cương thái nguyên (Trang 65 - 90)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Một số nguyên nhân khác

Chính quyền địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức tới sự phát triển của tiếng Việt. Đặc biệt là gia đình học sinh chưa có sự phối hợp với nhà trường trong việc cho con em tới lớp, vẫn còn hiện tượng bỏ học giữa chừng.

Do điều kiện nhà trường về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên nên trường chưa mở được các lớp ôn luyện chính tả nên các em phải tự rèn luyện trong quá trình học tập các môn học khác dẫn đến việc rèn chính tả chưa tập trung và không hiệu quả.

Chính tả tiếng Việt chủ yếu là chính tả ngữ âm học, phát âm như thế nào thì viết như vậy. Chính vì thế, phát âm địa phương đã ảnh hưởng đến việc viết chính tả của học sinh. Ngoài ra, thói quen viết theo quy ước trong khi chat với bạn bè hàng ngày đã ảnh hưởng đến chính tả trong bài kiểm tra của học sinh.

Phần lớn học sinh đều là con em nông thôn, ngoài giờ lên lớp còn phải phụ giúp gia đình các công việc khác, điều kiện kinh tế gia đình của các em còn nhiều khó khăn nên các em không được học thêm, rèn chính tả ngoài các giờ học chính khóa đây cũng là một lí do ảnh hưởng đến việc học chính tả của các em bởi ông cha ta có câu “Văn ôn, Võ luyện”.

3.2. Đề xuất giải pháp khắc phục

3.2.1. Giải pháp chung

- Giải pháp luyện phát âm đúng để viết đúng: Xuất phát từ đặc điểm chữ quốc Ngữ là chữ ghi âm vị nên nguyên tắc cơ bản của viết chính tả tiếng Việt là nguyên tắc ngữ âm học, chính vì lí do này giáo viên cần chú trọng cho học sinh rèn phát âm đúng, sau đó rèn chính tả. Luyện phát âm cho học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương trên cơ sở nắm vững đặc điểm học sinh thuộc các dân tộc khác nhau so sánh với cách phát âm chuẩn chính tả.

+ Chúng ta có thể thấy phát âm có ảnh hưởng nhiều đến viết chính tả, phát âm chuẩn giúp viết chính tả đúng. Chính vì thế, học sinh lớp 6 trường THCS Tân

Cương cần có ý thức nghiêm túc trong việc rèn luyện cách phát âm chuẩn, khuyến khích các em đọc nhiều, đọc đúng. Từ đó giúp học sinh nhớ được mặt chữ của từ để học sinh trong một vài trường hợp phát âm sai nhưng vẫn viết đúng chính tả.

+ Muốn học sinh viết đúng chính tả giáo viên phải chú ý phát âm cho bản thân mình để từ đó luyện cho học sinh phát âm đúng và chính xác với những tiếng có thanh ngã và thanh hỏi, những phụ âm đầu….Giáo viên có thể tận dụng thời gian ra chơi hoặc giờ phụ đạo Ngữ văn để gọi một vài mắc lỗi sai từ đó tìm ra nguyên nhân, cùng trò chuyện để các em đọc đúng thanh điệu.

Ví dụ: Với các em bị sai phụ âm đầu l/n có thể đưa ra bài tập luyện phát âm như “Lúa nếp là lúa nếp làng, lúa lên lớp lớp long nàng lâng lâng”.

Giáo viên phải nắm vững được đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt. Đồng thời, chỉ ra được những nét tương đồng và khác biệt giữa hệ thống ngữ âm tiếng Việt với hệ thống ngữ âm tiếng Nùng, Ngái. Giáo viên quan sát các lỗi chính tả mà học sinh mắc phải. Từ đó, chỉ dẫn giải thích cho học sinh hiểu, biết được lỗi sai và khắc phục lỗi một cách tốt nhất.

- Giải pháp khắc phục việc phát âm tiếng địa phương có ảnh hưởng đến chuẩn chính tả bởi giữa ngữ âm và chữ viết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy, lỗi chính tả phổ biến học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương mắc phải đó là lỗi phụ âm đầu, lỗi thanh điệu. Để khắc phục được lỗi phát âm cũng như chữ viết của học sinh thì chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp cụ thể:

+ Đối với lỗi phụ âm đầu: Đây là lỗi chiếm tỉ lệ cao khi chúng tôi tiến hành khảo sát trong đó chủ yếu là nhầm lẫn giữa cách phát âm l/n, s/x, ch/tr… Cách phát âm của học sinh lớp 6 trường Tân Cương do chịu ảnh hưởng của môi trường giao tiếp đã tác động mạnh đến cách viết. Sau đây là một số lưu ý giúp các em có thể nhận diện được phụ âm đầu cần sử dụng khi viết, tránh tình trạng nghe phát âm sai dẫn tới viết sai.

Cách phân biệt s và x:

Về mặt kết hợp âm tiết: S không đi với các vần bắt đầu bằng: oa, oă, uê, oe Ví dụ: xóa, xoăn, xuê, xòe

Về mặt láy âm: S và x đều láy điệp âm đầu, nhưng s không láy với x Ví dụ: Sờ soạng, sung sướng, sắp sửa, sục sạo

Xao xuyến, xôn xao, xanh xao, xấp xỉ

Về láy âm với chữ cái âm đầu khác: s không láy với chữ cái âm đầu khác, x có thể láy với các chữ cái âm đầu khác.

Ví dụ: Loăn xoăn, lào xào, lộn xộn, lòa xòa, xích mích.

- Giải pháp dùng mẹo chính tả: Từ những đặc điểm trên chúng tôi đưa ra một số mẹo giúp học sinh phân biệt s và x.

+ Tên các thức ăn thường đi với x: Xôi, xúc xích, xà lách, lạp xưởng. + Hầu hết các danh từ chỉ người thường viết với s: ông sư, bà sãi, sứ thần, sứ giả.

+ Những từ chỉ hơi đi ra viết với x: xì, xùy, xọp xẹp.

+ Những chữ chỉ có nghĩa sụp xuống thì đi với s: sụp, suy, sụt, sặc sụa. Cách phân biệt l/n khi phát âm và khi viết:

+ Trong âm tiết, /l/ chỉ đứng trước âm đệm nhưng /n/ thì không (trừ trường hợp đặc biệt “noãn bào”).

Ví dụ: cái loa, loanh quanh, lúa, luyến

+ Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ nhất thì đó chắc chắn là phụ âm /l/

Ví dụ: Lon ton, loằng ngoằng, lênh khênh

+ Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm đầu của tiếng thứ nhất là /z/ (gi,d) và phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai thì đó chắc chắn là phụ âm /n/

Ví dụ: gian nan, dâng nước

+ Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong một từ láy vần mà phụ âm này xuất hiện ở tiếng thứ hai và phụ âm đầu của âm tiết thứ nhất không phải là /z/ (gi, d) thì đó là phụ âm /l/ (trừ trường hợp: khúm núm, khệ nệ).

Ví dụ: cheo leo,khoác lác

+ Khi không xác định được là /l/ hay /n/ trong từ láy vần mà tiếng thứ nhất khuyết phụ âm đầu thì phụ âm đầu của tiếng thứ hai là /n/

+ Những từ không phân biệt được là /l/ hay /n/ nhưng đồng nghĩa với một từ khác viết với /nh/ thì viết là /l/

Ví dụ: lăm le- nhăm nhe; lố lăng-nhố nhăng; lỡ làng - nhỡ nhàng; lài-nhài

+ Trong từ láy phụ âm đầu thì cả hai tiếng trong từ láy đó phải cùng là một phụ âm. Do vậy, chỉ cần biết một tiếng bắt đầu bằng /l/ hay /n/ mà suy ra tiếng kia.

Ví dụ: đều là l: lung linh, long lanh, lạnh lùng,… Đều là n: no nê, nõn nà, núng nính,…

- Áp dụng các quy tắc rèn luện chính tả Quy tắc đặt dấu thanh

+ Khi âm chính chỉ gồm một nguyên âm thì dấu thanh đặt vào âm chính. Ví dụ: lá, mạ, hà

+ Khi âm chính là một nguyên âm đôi (thể hiện bằng hai chữ cái) thì được chia làm hai trường hợp:

Khi tiếng có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng sau của âm chính. Ví dụ: Muốn, tiện

Khi tiếng không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở yếu tố đứng trước của âm chính.

Ví dụ: múa, lụa

Quy tắc viết hoa cơ bản

Giáo viên dạy cho học sinh biết các quy tắc viết hoa để học sinh có thể nắm bắt và áp dụng vào viết các văn bản cho đúng.Quy tắc viết hoa được thể hiện cụ thể:

+ Tên người, tên núi, tên sông, tỉnh,thành phố, quận, huyện, xã, làng… của Việt Nam đều được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng.

+ Tên người, tên địa danh nước ngoài phiên âm trực tiếp ra tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên, giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối.

+ Tên các cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội, cụm từ chỉ huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng… được viết hoa chữ cái đầu ở tiếng đầu các bộ phận nêu nên tính chất “riêng” của tên riêng đó.

Ví dụ: Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

+ Các chữ cái đầu câu, đầu đoạn, đầu bài, đầu các chương mục, đầu dòng thơ đều phải viết hoa.

+ Một số danh từ chung và đại từ xưng hô cũng có thể được viết hoa để tỏ thái độ kính trọng đối với những người và sự việc mà chúng biểu thị.

+ Các sự vật khác (động vật, thực vật, đồ đạc) nếu được đặt tên riêng thì những tên riêng ấy cũng viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

+ Viết hoa khi dẫn lời nói trực tiếp

+ Sau dấu hai chấm mà kiểu câu liệt kê thì không viết hoa. Quy tắc tên riêng:

+ Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết. Ví dụ: Trần Quốc Tuấn, Phan Bội Châu.

Chú ý: Tên danh nhân, nhân vật lịch sử được cấu tạo bằng cách kết hợp bộ phận vốn là danh từ chung với bộ phận tên gọi cụ thể cũng được coi là tên riêng và viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.

Ví dụ: Ông Gióng, bà Triệu

- Tên người nước ngoài được phiên chuyển sang tiếng Việt

+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt: Viết theo quy tắc người Việt Ví dụ: Thành Cát Tư Hãn, Tưởng Giới Thạch

+ Trường hợp phiên âm qua âm Hán - Việt (phiên âm trực tiếp hoặc phỏng âm sát với cách đọc của nguyên ngữ) viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong mỗi thành tố.

Ví dụ: Phri - đrích Ăng - ghen

- Kết hợp giảng dạy với cung cấp nghĩa của từ

- Chính tả tiếng Việt chủ yếu là chính tả ngữ âm học, phát âm thế nào thì viết thế ấy. Phát âm địa phương đã ảnh hưởng đến việc viết việc nắm nghĩa của từ là một trong những cơ sở giúp học sinh viết đúng chính tả.

- Đối với công tác giảng dạy giáo viên cần quan tâm giáo dục học sinh viết đúng chính tả, rèn học sinh khắc phục những lỗi đơn giản một cách triệt để như: lỗi n/l, ng/ngh, g/gh,… lỗi viết hoa, lỗi thanh điệu.

- Giáo viên cần chú trọng phân tích cách hiểu nghĩa của từ trong các bài giảng tránh tình trạng trong các bài viết của các em mắc nhiều lỗi.

Ví dụ: Bàn tay viết thành bàn tai: Giáo viên giải nghĩa từ: Tay khác tai + Tay [ tr1150]

Tay d 1. Bộ phận của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm (giơ tay lên vẫy; dừng tay; tay làm hàm nhai). 2 chỉ trước hay xúc tu của một số động vật, thường có khả năng cầm, nắm đơn giản (tay vượn, tay gấu). 3 biểu tượng cho sự lao động cụ thể của con người (tay cày, tay cuốc). 4 biểu tượng của khả năng trình độ nghề nghiệp hay khả năng hành động nào đó của con người (chắc tay lái; nét vẽ già tay).5 biểu tượng cho quyền sử dụng hay định đoạt của con người (chính quyền về tay nhân dân). 6 người có khả năng về một mặt nào đó [thường hàm ý chê và không coi trọng] (một tay anh chị nổi tiếng; không phải tay vừa). 7 người giỏi về một môn, một nghề nào đó (tay trống cự phách; tay thợ lành nghề). 8 bên tham gia vào một việc nào đó có liên quan tới nhau (cuộc đàm phán tay ba; hội nghị tay tư. 9 bộ phận của vật tương ứng với tay và có chức năng, hình dáng như cái tay (tay nghề; tay đòn bị gãy).

tay áo d phần của áo che cánh tay (nuôi ong tay áo).

tay ấn d như ấn quyết (phủ thủy cao tay ấn).

tay ba d ba bên với nhau (mối tình tay ba; hiệp ước tay ba). + Tai [tr 1137] d; đg

d 1 cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe (con chó vểnh tai; tai nghe mắt thấy). 2 bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (ấm bị sứt tai; tai cối xay; tai nấm).

đg [kng] bạt tai [nói tắt] (tai cho nó mấy cái).

d [cũ] điều không may bất ngờ xảy tới gây tổn thất lớn.

tai bay vạ gió: tai họa bất ngờ từ đâu đưa tới.

tai hại t,d

t có tác dụng gây thiệt hại lớn (sai lầm tai hại, hậu quả tai hai từ những việc làm ẩu)

d cái, điều không nay gây nên những đau khổ, tổn thất lớn (gieo tai họa cho người khác)

tai mắt d 1 tai và mắt [nói khái quát]; thường dùng để ví người chuyên đi nghe ngóng, dò la, tìm hiểu tin tức hoặc tình hình cung cấp cho người khác (bị tai mắt của địch theo dõi, có tai mắt ở khắp nơi). 2 [cũ] người có quyền thế, danh vọng (bậc tai mắt trong thành phố)

Với cách giải thích như vậy, chúng tôi tin rằng khi viết chính tả ở bất kì môn học nào học sinh cũng dần dần có thói quen viết đúng chính tả. Đồng thời học sinh cũng hiểu thêm được nghĩa của từ, mở rộng vốn từ, làm phong phú vốn từ vựng cho các em.

- Giáo viên cần khuyến khích học sinh tra, sử dụng từ điển.

Trong quá trình viết bài ở nhà hoặc trên lớp nếu học sinh không biết từ nào giáo viên nên khuyến khích các em có thói quen sử dụng từ điển tiếng Việt để hiểu nghĩa của từ và vận dụng cho đúng. Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi thời gian kéo dài và sự kiên trì của bản thân mỗi học sinh từ đó hình thành thói quen.

Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa từ: Chai khác từ chay qua việc sử dụng từ điển tiếng Việt như sau:

Ví dụ: Chai viết thành chay:

+ Chai d; t

d đồ đựng bằng thủy tinh hoặc nhựa, cổ nhỏ và dài, thường dùng để đựng chất lỏng (chai nửa lít, chai nước mắm)

d chỗ da dày và cứng lại, do bị cọ xát nhiều (hai bàn tay nổi chai vì làm lụng vất vả)

t 1[da] đã trở thành dày và cứng vì bị cọ xát nhiều (làm nhiều chai cả tay.2 [đất] đã trở thành cứng, không tơi xốp, khó cày bừa (đất chai như đá, bón phân

hữu cơ cho đất ruộng khỏi chai).3 đã trở thành trơ lì, vì đã quá quen (chai mặt, không còn biết xấu hổ nữa).

Chai lì t dày dạn và trơ lì do tiếp xúc nhiều, đến mức như không còn tình cảm, cảm xúc (vẻ mặt chai lì, vô cảm).

Chai sạn t 1[da, thường ở bàn tay] chai và nổi thành cục nhỏ, cứng (bàn tay chai sạn. 2 dày dạn, quen chịu đựng gian khổ (một con người chai sạn).

+ Chay đg ăn loại thức ăn không có nguồn gốc động vật để tu hành, theo đạo Phật và một số tôn giáo khác (ăn chay niệm Phật, tháng ăn chay).

Ăn chay nằm đất ăn uống kiêng khem, sống kham khổ khi đang có đại

tang hoặc khi cầu nguyện trời, Phật, theo tục lệ cũ.

Ăn chay niệm Phật ăn uống thanh đạm, giữ mình thanh khiết, sống lương

thiện, nhân từ theo như những điều Phật dạy.

Để hạn chế nhầm lẫn khi học sinh viết “ may mắn” thành “mai mắn”, giáo viên có thể giải nghĩa cho học sinh như sau:

- Mai [22, tr.66]

Mai1 d. Cây cùng loại với tre, gióng dài, thành dày, đốt lặn, lá rất to, dùng làm nhà, làm ống đựng nước… (Ống mai)

Mai2 d. Cây nhỏ, hoa màu vàng, thường trồng làm cảnh (Hoa mai. Bông mai vàng)

Mai3 d. Tấm cứng bảo vệ cơ thể ở một số loài động vật (Mai rùa. Mai mực. Mai cua).

Mai4 d. Dụng cụ gồm một lưỡi sắt nặng, to và phẳng, tra vào cán dài, dùng để đào, xắn đất.

Mai5 d (ph) Mối (Ông mai)

Mai6 d. (kết hợp hạn chế). Lúc sáng sớm (mai mưa, trưa nắng, chiều nồm…(cd). Sương mai còn đọng trên cành (Nắng mai).

Mai7 d. 1 Ngày kế hôm nay; ngày mai (Mai mới đi. Nay chẳng xong thì mai. Tối mai). 2 (vch; kết hợp hạn chế). Thời điểm trong tương lai gần, ngay sau hiện tại; đối lập với nay (Nay đây mai đó. Rày nắng mai mưa).

+ May [22, tr.615]

May1 d (vch). Heo may (nói tắt) (Gió may. Hơi may).

May2 1 d. Điều tốt lành tình cờ đưa đến đúng lúc (Dịp may hiếm có. Gặp may. Cầu may. Biến rủi thành may). 2 t. Ở vào tình thế gặp được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi viết tiếng việt của học sinh lớp 6 trường THCS tân cương thái nguyên (Trang 65 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)