Nguyên nhân riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi viết tiếng việt của học sinh lớp 6 trường THCS tân cương thái nguyên (Trang 61 - 65)

5. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nguyên nhân riêng

a. Ảnh hưởng của thành phần dân tộc

Trường THCS Tân Cương là trường tập trung nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng của mình, chính sự giao thoa ngôn ngữ trong cùng một môi trường đã gây trở ngại cho các em khi học tiếng Việt dẫn đến hiện tượng sai nhiều lỗi chính tả. Đây là nguyên nhân trực tiếp tác động đến hiện tượng mắc lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh.

Xét về cấu trúc âm tiết của tiếng Việt, tiếng Tày và tiếng Nùng có nhiều đặc điểm chung nổi bật, một âm tiết tối thiểu bao gồm: một âm gốc và một thanh điệu. Ở dạng đầy đủ nhất, một âm tiết có thể có 4 âm và 1 thanh điệu.

Ví dụ: kuang (con nai)

- Âm gốc: Âm gốc trong tiếng Tày - Nùng bao giờ cũng là nguyên âm. Khi ta phát ra nguyên âm, luồng hơi đi qua bộ máy phát âm không gặp cản trở gì.

Hệ thống nguyên âm trong tiếng Tày - Nùng gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi.

+ Nguyên âm đơn gồm nguyên âm đơn dài và nguyên âm đơn ngắn + Nguyên âm đôi: Tổ hợp gồm có hai nguyên âm phát âm như nhau và có chức năng như nhau trong cấu tạo âm tiết gọi là nguyên âm đôi. Tiếng Tày - Nùng có 3 nguyên âm đôi là:

Âm vị Chữ viết Ví dụ

/ie/ Iê Miề (vợ)

Ia Tịa (cõng)

/uo/ Ua Hua (đầu)

Uô Cuôm (đội)

/ ɯɣ/ Ươ Bươn (tháng)

- Âm đầu: Âm đầu trong tiếng Tày - Nùng chỉ do phụ âm đảm nhiệm. Âm nào phát ra mà luồng hơi đi qua bộ máy phát âm gặp một sự cản trở nào đó, gọi là phụ âm. Sự cản trở đó thường do những bộ phận hoạt động như môi, lưỡi tiếp xúc với những bộ phận không hoạt động gây nên. Khi phát âm ra phụ âm, luồng hơi bao giờ cũng mạnh hơn khi phát ra nguyên âm.

Tiếng Tày - Nùng có tất cả 20 âm đầu: p /p/, ph /p΄/, b/b/, m/m/, f/f/, v/v/, t/t/, th /t΄/, đ/d/, n/n/, l/l/, sl /t/, nh /η/, x /s/, d /z/, ch /c/; c, k, q /k/, kh /k΄/, ng / ɳ/, h/h/.

Về thanh điệu bao gồm: thanh cao ngang, thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh nặng, thanh lửng, thanh ngã (thanh này không có trong tiếng Tày, khi cần thiết dùng để ghi các từ vay mượn của tiếng Việt).

Từ của tiếng Tày là từ không biến đổi hình thái, cách cấu tạo về cơ bản giống như từ trong tiếng Việt. Xét về nguồn gốc, bộ phận cơ bản là những từ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái. Một bộ phận khác là những từ vay mượn trực tiếp từ tiếng Hán.

Đặc điểm ngữ âm tiếng Sán Dìu

- Âm tiết tiếng Sán Dìu: Ngoài thành phần thanh điệu trải dài trên toàn bộ âm tiết có mặt ở các âm tiết thì trong âm tiết tiếng Sán Dìu có cấu trúc đầy đủ như sau:

Phụ âm + bán nguyên âm + nguyên âm + phụ âm/ bán nguyên âm hay: âm đầu + âm đệm + âm chính + âm cuối

Âm tiết tiếng Sán Dìu cũng có thể tách thành ba phần: âm đầu, phần vần và thanh điệu.

Tiếng Sán Dìu có 21 phụ âm đầu, xét về tiêu chí định vị được chia như sau: + Âm môi: /b, m, f, v/

+ Âm răng: /Ʒ, j/

+ Âm lưỡi: /d, t, ť, s, z, n, l, c, ɲ, k, x, ŋ/ + Âm thanh hầu: /ʔ, h/

+ Nguyên âm trước: /i, ɛ, e, ü, ie, iɛ/ + Nguyên âm giữa: /ɯ, ɤ, ɤ, a ă/ + Nguyên âm sau: /u, o, ɔ, ɔ/

Tiếng Sán Dìu có 10 âm cuối: 2 bán nguyên âm / ṷ, ḭ/ và 8 phụ âm /p, t, c, k, m, n, ɲ, ŋ/ /

- Về thanh điệu trong ngôn ngữ Sán Dìu ghi nhận có 8 thanh điệu. Tiếng Sán Dìu là một ngôn ngữ rất đa dạng về thanh sắc, do vậy để phát âm chuẩn cũng không phải điều dễ.

- Từ loại: tiếng Sán Dìu có đầy đủ các từ loại như danh từ, động từ, tính từ, giới từ, trạng từ.

b. Do cá nhân (Giáo viên và học sinh) - Nguyên nhân từ phía giáo viên:

Thứ nhất, do một số giáo viên chưa chú trọng đến việc chữa lỗi chính tả cho học sinh. Thông thường chỉ có giáo viên dạy Văn mới yêu cầu viết đúng chính tả trong bài làm của học sinh, các giáo viên bộ môn ít quan tâm đến việc phát âm, rèn chính tả, chữ viết cho học sinh.

Thứ hai, Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn chính tả, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú. Tuy nhiên, trình độ của giáo viên trường THCS Tân Cương thuộc nhiều hệ đào tạo khác nhau, trình độ chuyên môn không đồng đều vì thế nhiều giáo viên lung túng trước hiện tượng mắc lỗi khi sử dụng tiếng Việt của học sinh, chưa linh hoạt và tìm ra các biện pháp chữa lỗi. Hơn nữa, hầu hết giáo viên là người địa phương nên thường mắc lỗi phát âm khi đọc tiếng Việt do ảnh hưởng của phương ngữ nên trong quá trình giảng dạy trực tiếp tác động đến học sinh.

Thứ ba, nội dung dạy học tiếng Việt cấp THCS chủ yếu phụ vụ học Văn bản và Tập làm văn, không có thời lượng rèn luyện lỗi chính tả. Vì thế, kĩ năng chính tả ít được quan tâm đúng mức trong các giờ học, đặc biệt là trong vấn đề soát lỗi, sửa lỗi chính tả cho học sinh. Tiết trả bài viết, bài kiểm tra, giáo viên cố

gắng dạy kiến thức, cách trình bày, diễn đạt, nên phần chữa chính tả còn chưa được chú trọng,thậm chí còn bỏ sót khâu chữa lỗi cho học sinh.

Thứ tư, một số cán bộ quản lý, chỉ đạo chuyên môn chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng chính tả trong việc đánh giá kết quả bài kiểm tra của học sinh, chưa có sự hướng dẫn, chỉ đạo về mặt chuyên môn cho giáo viên dạy học sinh dân tộc. Trong kiểm tra đánh giá còn nặng về mặt kiến thức, xem nhẹ phần kỹ năng trong đó có kỹ năng chính tả.

- Nguyên nhân từ phía học sinh, phụ huynh học sinh:

Do học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương thuộc các dân tộc khác nhau nên các em bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ dẫn đến nhầm dấu như dấu sắc - dấu huyền; nặng - sắc...

Học sinh không nắm vững quy tắc viết chính tả nên khi viết văn các em còn bối rối, phân vân khi viết. Mặt khác, trong chương trình tiếng Việt chưa có dung lượng chương trình dành cho từng khối lớp, từng học sinh thuộc các dân tộc khác nhau.

Nhiều phụ huynh học sinh lớp 6 trường THCS Tân Cương chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học đối với con em mình, họ cho rằng việc học tập của các em là công việc của nhà trường và thầy cô giáo. Chính vì thế, sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường chưa thật sự hiệu quả, một số phụ huynh còn để con em mình rơi vào tình trạng tảo hôn, không cho con em mình tới trường, nhất là đối với học sinh nữ.

Học sinh tiếp xúc với mạng xã hội như facebook, zalo...quá nhiều dẫn đến hiện tượng viết tắt,viết sai lỗi chính tả để thu hút bình luận.Ví dụ như “xinh nhật” với “sinh nhật”. Chính đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 6 mới tốt nghiệp tiểu học nên các em nhanh nhớ cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu bài học chưa cao.

Đa số học sinh nói và phát âm chưa chính xác một số âm, vần, dấu thanh vì các em thuộc dân tộc khác nhau nên đã ảnh hưởng nhiều khi viết chính tả. Đặc biệt là do cách phát âm theo phương ngữ vì thông thường tiếng Việt phát âm như thế nào thì viết chữ thế ấy.

Học sinh trường THCS Tân Cương thường lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu như tr với ch; l với n. Nhầm lẫn không phân biệt rõ hai thanh hỏi, ngã; không phân biệt các phụ âm cuối vì phát âm sai, nhầm lẫn như: n/ng; c/t...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lỗi viết tiếng việt của học sinh lớp 6 trường THCS tân cương thái nguyên (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)