Qua nghiên cứu kinh nghiệm thu thuế đối với hàng hóa XNK của một số Chi cục Hải quan ở Việt Nam, có thể thấy dựa trên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các Chi cục Hải quan đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hoạt động thu thuế, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn quản lý. Những phương thức quản lý của các Chi cục Hải quan trên phạm vi cả nước cũng là bài học kinh nghiệm hữu ích cho Chi cục Hải quan Bắc Ninh trong việc triển khai thực hiện công việc này trong thời gian tới.
Thứ nhất, do việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách một cách thường xuyên kịp thời là điều tất yếu để đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển của đất nước nên nhiều DN chưa cập nhật, nắm bắt và thích ứng kịp thời với các văn bản quy phạm pháp luật mới, vì vậy Chi cục Hải quan Bắc Ninh cần thường xuyên tổ chức gặp gỡ với các DN, để phổ biến các văn bản pháp quy mới được ban hành và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong thủ tục hải quan
Thứ hai, tiến hành bồi dưỡng, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức ngành Hải quan với việc tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn... Từ đó, tạo ra một đội ngũ cán bộ hải quan giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức tốt.
Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, trong đó chú trọng áp dụng hệ thống quản lý hải quan hiện đại
dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, tiến tới áp dụng tự động hóa đầy đủ các mẫu kê khai thuế : triển khai Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS giúp cho thời gian thông quan được rút ngắn đáng kể với độ chính xác cao hơn trước; tăng cường sử dụng các hình thức dịch vụ thanh toán hiện đại của các ngân hàng thương mại như: thu thuế qua ATM, bưu điện, internet, …
Thứ tư, để ngăn chặn việc trốn thuế, gian lận thuế cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghiệp vụ hải quan cho đội ngũ kiểm tra về thuế của các đơn vị hải quan, tăng cường phối hợp với lực lượng, chính quyền sở tại và các Ban, ngành trên địa bàn (lực lượng kiểm dịch, cơ quan thuế, cơ quan công an…) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng thực hiện tốt quy trình thu nộp, đảm bảo thu đúng, thu đủ và tạo thuận lợi cho người nộp thuế... Bên cạnh đó, Chi cục Hải quan Bắc Ninh cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các đối tượng nộp thuế thông qua các phương tiện truyền thông cũng như mạng xã hội. Mặt khác, Chi cục cũng cần tăng cường xử lý vi phạm và mức xử phát đối với những DN không chấp hành nghiêm nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Thứ năm, tăng cường việc hợp tác giữa Chi cục Hải quan Bắc Ninh với các cơ quan hải quan (các Chi cục, các Cục Hải quan) trong cả nước và giữa Chi cục Hải quan Bắc Ninh với các cơ quan Hải quan ở các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm trao đổi kinh nghiệm, cùng đấu tranh ngăn chặn các vi phạm trong lĩnh vực hải quan, hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN không biên giới, cũng như góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở phƣơng pháp uận
Phương pháp luận là hệ thống lý luận về phương pháp nghiên cứu, phương pháp nhận thức và thực hiện; là hệ thống quan điểm, nguyên lý tìm kiếm, xây dựng và vận dụng các phương pháp.
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế đối với hàng hóa XNK tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh. Từ đó làm cơ sở để đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường quản lý hoạt động thu thuế tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh.
Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp xem xét sự vật hiện tượng trong các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.
Phương pháp duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu, xem xét sự vật hiện tượng của đời sống kinh tế - xã hội như là một sản phẩm của sự phát triển lịch sử nhất định, theo quan điểm cho rằng sự việc đó phát sinh, phát triển như thế nào và tiến tới tình trạng hiện nay ra sao.
2.2. Phƣơng pháp cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu, số liệu
Luận văn sử dụng những thông tin, dữ liệu, số liệu thứ cấp (dữ liệu thứ cấp) được thu thập từ các văn bản quản lý Nhà nước có liên quan đến đề tài, các công trình nghiên cứu, các báo cáo liên quan đến hoạt động quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK của Tổng cục Hải quan, UBND tỉnh Bắc Ninh, Chi cục Hải quan Bắc Ninh … từ năm 2013 đến năm 2018.
- Xác định dữ liệu cần nghiên cứu cho đề tài.
- Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong (cần xác định rõ về chủng loại và nguồn cung cấp).
- Tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp (bằng phương pháp sao chụp hoặc chép tay). Dữ liệu thứ cấp thu thập được đưa vào bảng để tiện cho việc nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu chi tiết dữ liệu thứ cấp: xác định giá trị dữ liệu, xem xét mục tiêu nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu thông qua sử dụng dữ liệu.
- Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tư liệu gốc.
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp sử dụng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các sự việc, hiện tượng. Phương pháp này giúp cho việc tổng hợp dữ liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu khoa học, khách quan và phản ánh đúng nội dung cần phân tích.
Trong khuôn khổ của luận văn, đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý thu thuế đối với hàng hóa XK, NK tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh.
Trên sơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa XK, NK tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh qua các năm từ 2013 đến năm 2017. Các số liệu thống kê của từng năm được thu thập từ báo cáo tổng kết các năm của Chi cục. Việc phân tích các số liệu thu thập được nhằm mục tiêu phản ảnh thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hàng hóa XK, NK tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh.
2.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp
chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố cấu thành đơn giản.
Tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra vấn đề khái quát chung. Từ những nghiên cứu về mỗi mặt của vấn đề, ta cần phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, xu hướng vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy. Trong nghiên cứu tổng hợp, vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể từ sự phân tích, nắm bắt được sự định tính từ các khía cạnh định lượng.
Chương 1, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhằm làm rõ những nội dung những nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Bằng phương pháp tổng hợp tác giả đưa ra những nhận xét chung về kết quả chủ yếu của các nghiên cứu đã được tổng quan.
Chương 3, luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về thực trạng quản lý thuế đối với hàng hóa XK, NK tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh từ 2013 – 2018.
2.2.4. Phương pháp so sánh
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để so sánh diễn biến qua các thời kỳ thông qua thu thập và phân tích các số liệu, kết quả đạt được trong các năm từ 2013-2018 để thấy được thực trạng hoạt động quản lý thu thuế đối với hàng hóa XK, NK tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh. Từ đó tác giả đề ra những kiến nghị về giải pháp tăng cường quản lý hoạt động thu thuế tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh trong thời gian tới.
Luận văn cũng đã sử dụng thông tin báo cáo tổng kết hàng năm từ Chi cục Hải quan Bắc Ninh để so sánh, dùng bảng đánh giá các sự tăng giảm của các chỉ tiêu liên quan qua các năm để tìm ra được nguyên nhân nhằm mục tiêu tìm ra giải pháp cho các năm tiếp theo.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BẮC NINH THỜI GIAN QUA
3.1. Giới thiệu về Chi cục Hải quan Bắc ninh
3.1.1. Tổng quan về Chi cục Hải quan Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không với các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Quảng Ninh, Bắc Ninh được nối liền với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Với yêu cầu quản lý Nhà nước về Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, XNK tại tỉnh Bắc Ninh, đồng thời căn cứ vào các văn bản như Pháp lệnh Hải quan 20/2/1990, Nghị định 16/CP ngày 07/03/1994 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan, công văn số 117/KTTH-CT ngày 14/2/1998 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc đề nghị thành lập tổ chức Hải quan tại tỉnh Bắc Ninh, ngày 10/7/1998, Chi cục Hải quan được thành lập với biên chế 9 người (trong đó bao gồm: 01 Chi cục trưởng, 01 Phó Chi cục trưởng, chưa có đội tổ theo Quyết định 469/QĐ-TCCB ngày 10/7/1998 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan). Tại thời điểm thành lập, chi cục Hải quan Bắc Ninh là chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, chịu sự lãnh đạo quản lý của Cục Hải quan TP. Hà Nội
và Tổng cục Hải quan. Trong những ngày đầu mới thành lập, để triển khai cũng như hoàn thành các nhiệm vụ được giao, chi cục Hải quan Bắc Ninh gặp không ít khó khăn khi tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực trong thời kỳ đầu của đơn vị còn mỏng, mỗi cán bộ, công chức phải kiêm nhiệm nhiều công việc, đồng thời điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu cũng như hạn chế về khoa học công nghệ.
Ngày 03/7/2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định 1699/QĐ-BTC thành lập Cục Hải quan Bắc Ninh. Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý Nhà nước về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục theo quy định của pháp luật. Đến ngày 11/8/2012, Cục Hải quan Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động. Sự thành lập của Cục Hải quan Bắc Ninh nhằm đảm nhiệm quản lý Nhà nước về Hải quan trên địa bàn 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, góp phần vào sự phát triển của khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về hải quan trên địa bàn tỉnh; thúc đẩy công tác quản lý Nhà nước về hải quan theo phương thức tập trung, hiện đại và phù hợp với thông lệ quốc tế theo mục tiêu phát triển của Hải quan Việt Nam. Và cũng theo Quyết định số 1669/QĐ-BTC ngày 03/07/2012, Chi cục Hải quan Bắc Ninh chính thức trở thành Chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh.
Tại thời điểm năm 2013, sau một năm Chi cục Hải quan Bắc Ninh về trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh, cơ cấu nhân sự của chi cục có sự biến động khi thực hiện các quyết định điều động, luân chuyển công chức của Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh. Tính đến cuối năm 2013, tổng số cán bộ, công chức của Chi cục là 46 người.
Trong giai đoạn 2013 – 2018, số lượng cán bộ, công chức tại Chi cục Hải quan Bắc Ninh liên tục có sự biến động. Năm 2014, số lượng cán bộ hải quan tại Chi cục là 50 người (Tiếp nhận đến 09 công chức từ các đơn vị khác về và điều động đi 05 công chức của đơn vị sang các đơn vị khác, đồng thời Chi cục Hải quan Bắc Ninh cũng đã điều động luân chuyển 08 cán bộ, công chức trong đơn vị ở các Đội với nhau), tăng 04 công chức so với năm 2013. Đến năm 2015 và năm 2016, số lượng công chức hải quan tại Chi cục đã đạt 53 người. Tuy nhiên thực hiện chủ trương cải cách bộ máy hành chính, tinh giảm biên chế, đến cuối năm 2018, cơ cấu tổ chức của chi cục Hải quan Bắc Ninh gồm có 39 cán bộ (trong đó có 07 nhân viên hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP) gồm:
Ban lãnh đạo Chi cục Hải quan Bắc Ninh: gồm 01 Chi cục trưởng, 03 Chi cục phó. Trong đó:
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bắc Ninh: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Cục hải quan tỉnh Bắc Ninh về toàn bộ hoạt động của Chi cục Hải quan Bắc Ninh theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trực tiếp phụ trách các mảng công tác sau: (i) Tổ chức cán bộ, bố trí sắp xếp cán bộ, quản lý cán bộ, các bộ phận, các Đội Nghiệp vụ, đánh giá CBCC và nhân viên của Chi cục theo đúng quy chế; (ii) Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục, (iii) Chỉ đạo xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng; (iv) Xây dựng chương trình kế hoạch công tác của Chi cục và tổ chức thực hiện các chương trình kế hoạch công tác; (v) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác theo yêu cầu của lãnh đạo Cục hải quan tỉnh Bắc Ninh.
+ Phó Chi cục trưởng: Giúp việc cho Chi cục trưởng và trực tiếp phụ trách