Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh thủy tỉnh phú thọ (Trang 36 - 39)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn tài liệu: tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

Đối với tài liệu thứ cấp:

- Về nội dung của các tài liệu: Các tài liệu thu thập có thông tin phù hợp với các nội dung đề tài và các vấn đề liên quan phục vụ nghiên cứu như:

+ Thông tin về lý luận (khái niệm, vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…)

+ Thông tin thực tiễn (trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương) + Thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội …)

- Về nguồn tài liệu: Các tài liệu thu thập thông qua một số nguồn sau: + Đường lối chủ trương chính sách của Nhà nước

+ Số liệu thống kê các cấp (Tổng cục thống kê, cục thống kê, phòng thống kê)

+ Công trình khoa học (của các cấp, luận văn, luận án) + Mạng internet

+ Báo cáo của các địa phương, cơ quan ban, ngành, cơ sở

Các nguồn tài liệu này dùng để tham khảo và sử dụng mang tính kế thừa hợp lý trong luận văn tốt nghiệp.

Đối với tài liệu sơ cấp:

- Số liệu thu thập được phán ánh những nội dung chủ yếu sau: trình độ, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn (vay hay không, nguồn nào, thông qua tổ chức chính trị xã hội, tại sao vay, vay bao nhiêu, được vay bao nhiêu, thời hạn vay, lãi suất vay, thời gian vay, mục đích vay, nợ..), thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ.

Phương pháp chọn mẫu

Do hạn chế về thời gian và điều kiện kinh tế, nên tác giả đã chọn mẫu theo công thức Slovin, cụ thể như sau:

Trong đó n = Số mẫu N = Tổng thể e = Sai số

Thường trong các nghiên cứu hay lấy độ tin cậy là 95%, nhưng vì điều kiện thời gian và tài chính có hạn, nên trong luận văn, tác giả sử dụng độ tin cậy là 92,35%. Như vậy, với tổng thể số hộ nghèo trong huyện 1197 hộ, số mẫu cần phải điều tra sẽ là:

Cụ thể số lượng hộ điều tra tại các xã được phân bổ như sau để đảm bảo tính đại diện:

STT Đơn vị Số hộ nghèo Số hộ điều tra

1 TT Thanh Thủy 85 11 2 Xã Bảo Yên 87 11 3 Xã Đào Xá 110 14 4 Xã Đoan Hạ 134 17 5 Xã Đồng Luận 80 10 6 Xã Hoàng Xá 88 11 7 Xã Phượng Mao 74 9 8 Xã Sơn Thủy 55 7 9 Xã Tân Phương 67 8 10 Xã Thạch Đồng 50 6 11 Xã Trung Nghĩa 66 8 12 Xã Trung Thịnh 65 8 13 Xã Tu Vũ 66 8 14 Xã Xuân Lộc 85 11 15 Xã Yến Mao 85 11 Tổng cộng 1197 150

- Nội dung điều tra:

+ Thông tin chung về người được phỏng vấn + Thông tin chung về hộ phỏng vấn

+ Tình hình đầu tư và vay vốn của hộ.

+ Ý kiến của hộ điều tra đánh giá hoạt động cho vay của NHCSXH. + Kết quả của việc vay vốn

+ Nguyện vọng của các hộ điều tra. - Phương pháp phân tổ điều tra

Do khi tiến hành điều tra hộ tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn huyện Thanh Thủy nên đề tài sẽ tiến hành phân tổ theo tiêu chí địa danh, theo mục đích vốn vay, theo đối tượng cho vay, ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội huyện thanh thủy tỉnh phú thọ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)