5. Bố cục của luận văn
4.2.1. Kiểm soát chặt chẽ các thủ tục cho vay và quá trình sử dụng vốn
hộ vay
Hoạt động cho vay của Ngân hàng CSXH là ưu đãi nhằm mục tiêu an sinh xã hội là chủ yếu, có rất nhiều những lợi ích mà người vay sẽ nhận được
như: không phải thế chấp, lãi suất ưu đãi so với lãi suất thương mại, thời gian vay ổn định, thủ tục quy trình cho vay đơn giản… nên sẽ nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực: vay không đúng đối tượng, mượn sổ vay, một sổ có 2 hộ vay hoặc một hộ có hơn 1 sổ vay vốn. Hộ cần vay vốn thì không được vay, hộ không cần vay hoặc không thuộc đối tượng vay thì lại được vay. Do đó, để đảm bảo lợi ích của hộ nghèo theo chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đảm bảo hoạt động bền vững của Ngân hàng CSXH cần phải kiểm soát kỹ lưỡng các thủ tục và quy trình cho vay, đặc biệt là việc bình xét hộ vay và thẩm định đối với hộ vay.
Đối với việc bình xét, cần phải đảm bảo sự công khai, công bằng khi bình xét. Cần phải có các quy định đặt ra khi bình xét theo thứ tự như: hộ thuộc diện nghèo theo chuẩn nghèo; hộ chưa được vay vốn; hộ thực sự có nhu cầu vay sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh; hộ phải có khả năng hoàn trả được vốn. Việc bình xét cần phải có sự giám sát của Trưởng khu dân cư và tổ chức hội cấp xã.
Thực hiện nghiêm ngặt trong quá trình thẩm định hộ nghèo khi được xét vay vốn. Tránh hiện tượng nể nang, lợi dụng của cán bộ tín dụng, cán bộ tổ, hội cấp xã. Cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ địa phương, cán bộ hội, không nên tin tưởng, uỷ thác hoàn toàn vào các tổ chức hội.
Khi các tổ tiết kiệm hoàn thiện đầy đủ thủ tục, cấp vốn vay đến các hộ phải thường xuyên theo dõi việc sử dụng vốn vay của các hộ đảm bảo đúng mục đích. Các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đặc biệt là ngành khuyến nông từ huyện đến cơ sở cần quan tâm, định hướng cho các hộ nghèo đầu tư, sản xuất những mặt hàng tiêu thụ tốt trên thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra thu nhập cao, đảm bảo cho các hộ thoát nghèo một cách bền vững.