Thử nghiệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán dịch vụ tin học TP HCM (aisc) thực hiện​ (Trang 29)

2.6.2.1. Thủ tục phân tích

KTV tiến hành các công việc:

- So sánh tổng số nợ phải trả NCC năm nay so với năm trước để xem sự biến động tăng giảm.

- KTV tiến hành đối chiếu, so sánh số dư nợ của các NCC so với năm trước để tìm ra các NCC có thay đổi bất thường.

- Phân tích một số chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng số hàng mua trong kỳ=

+ Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nợ ngắn hạn=

+ Tỷ lệ nợ phải trả quá hạn=

Thông qua thủ tục phân tích so sánh kỳ này với kỳ trước để phát hiện những thay đổi bất thường, KTV cần điều tra rõ nguyên nhân nhằm phát hiện gian lận và sai sót tại doanh nghiệp.

2.6.2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết

a. Yêu cầu đơn vị cung cấp bảngtổng hợp chi tiết phải trả NCC để đối chiếu với Sổ cái và SCT

Căn cứ bảng kê của người bán đã gửi cho đơn vị trong tháng, nhân viên đơn vị sẽ đối chiếu các số liệu này với số dư trên SCT để lập một bảng tổng hợp. Trong trường hợp đơn vị có tiến hành tổng hợp, KTV chỉ cần kiểm tra lại các bước này xem có được thực hiện tốt không. Nếu đơn vị không tiến hành tổng hợp, KVT có thể tự thực hiện chúng. Mục đích của thử nghiệm này là để chứng minh số liệu trên BCTC là thống nhất với tất cả các khoản phải trả của từng đối tượng trong các sổ chi tiết. Nếu số liệu trên bảng không thống nhất với Sổ cái hay SCT thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân, trao đổi với nhân viên của đơn vị để tìm kiếm sai sót và có sự điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó cần lưu ý sự thống nhất số liệu của bảng tổng hợp với sổ sách chưa phải là bằng chứng đầy đủ về toàn bộ khoản phải trả vì đôi khi các hóa đơn vào thời điểm cuối năm vẫn có thể không được ghi chép trên sổ sách.

b. Gửi thư xác nhận

Việc xin xác nhận thường được thực hiện đối với các NCC chủ yếu của đơn vị (ngay cả khi số dư cuối kỳ không có), NCC không cung cấp bảng kê hóa đơn hàng tháng, các khoản phải trả có tính chất bất thường, các khoản phải trả liên quan đến thế chấp tài sản… Để nhận diện các đối tượng này, KTV có thể xem trên SCT hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị.

- Vấn đề đáng quan tâm nhất khi kiểm tra các khoản phải trả là phát hiện các khoản phải trả không được ghi chép. Vì thế qua việc gửi thư xác nhận KTV sẽ phát hiện các khoản phải trả không được ghi nhận.

- Nhiều khoản phải trả vào cuối năm có thể đã được đơn vị thanh toán vào đầu năm sau, nghĩa là trước khi KTV hoàn thành cuộc kiểm toán. Đây cũng là một bằng chứng có giá trị về các khoản phải trả NCC đã được ghi chép đầy đủ.

c. Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan

Đây là thủ tục nhằm kiểm tra sự có thực của các khoản phải trả. KTV chọn lựa một số khoản phải trả trên bảng số dư chi tiết cuối năm để kiểm tra chứng từ gốc, hóa đơn, đơn đặt hàng, phiếu chi….Mục tiêu của thủ tục này là xác định các khoản phải trả trên bảng số dư chi tiết có căn cứ hợp lý.

d. Kiểm tra các khoản trả trước cho NCC

Xem xét các trường hợp phát sinh số dư bên nợ trên các tài khoản phải trả như ứng trước tiền cho người bán, trả lại hàng cho người bán sau khi đã thanh toán tiền…Những khoản này phải được trình bày trong khoản mục các khoản phải thu của BCĐKT để đảm bảo trình bày đúng về tình hình tài chính của đơn vị. Nếu đơn vị không trình bày khoản này và số tiền trọng yếu thì KTV phải lập bút toán điều chỉnh để sắp xếp lại khoản mục.

e. Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép

Đây là một nội dung quan trọng trong chương trình kiểm toán nợ phải trả. Gồm các thủ tục kiểm tra sau:

- Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khóa sổ: để đảm bảo tính đúng kỳ thì các khoản chi phí của tháng cuối niên độ này phải được đơn vị tính chi phí của niên độ này đồng thời phát sinh các khoản phải trả cuối kỳ nhưng đơn vị lại không ghi chép bút toán đúng kỳ mà lại ghi vào đầu năm sau khi thực chi. Như vậy nợ phải trả cuối kỳ và chi phí của niên độ này bị ghi thiếu một khoản, đồng thời số liệu của niên độ sau cũng bị ảnh hưởng.

- Xem xét các trường hợp, các tài liệu:

+ Các trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về hay hóa đơn đã về nhưng hàng chưa nhận được, KTV cần xem xét các hợp đồng ký kết của đơn vị.

+ Các hóa đơn của người bán nhận được sau ngày kết thúc niên độ, do người bán có thể gửi hóa đơn chậm vài ngày sau khi gửi hàng đi nên những hóa đơn này thực sự thuộc niên độ kiểm toán và chúng phải được ghi vào nợ phải trả cuối năm.

+ Ghi thiếu nợ phải trả đồng thời phản ánh thiếu một tài sản, ghi thiếu một khoản nợ phải trả đồng thời phản ánh thiếu một khoản chi phí. Với hai trường hợp này thì trường hợp thứ hai sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu hơn vì nó làm lợi nhuận biến đổi. Đối với trường hợp thứ nhất, KTV chỉ điều chỉnh khi nó gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.

f. Trình bày và khai báo trên BCTC

Cuối cùng KTV cần xem xét việc trình bày và khai báo các khoản phải trả trên BCTC. Do khoản phải trả NCC còn liên quan đến nhiều khoản mục khác nên trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV có thể trao đổi với các KTV phụ trách các phần hành có liên quan để bổ sung thêm thông tin về khoản mục này.

2.7. Kết thúc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của kiểm toán khoản mục phải trả NCC. Đây là giai đoạn KTV soát xét các thông tin sau ngày lập BCTC, tập hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được khi thực hiện các thủ tục kiểm toán và đưa ra các ý kiến của KTV và các kiến nghị về công tác kế toán khoản mục phải trả NCC.

2.7.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng

Nợ tiềm tàng là một khoản nợ có thể xảy ra trong tương lai, phát sinh từ các hoạt động hay sự kiện xảy ra trong niên độ, nhưng đến ngày kết thúc niên độ vẫn chưa thể xác định được khả năng xảy ra cũng như ước tính được số tiền phải trả.

KTV cần tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện các khoản nợ tiềm tàng và yêu cầu doanh nghiệp khai báo trên Thuyết minh BCTC. Các thủ tục có thể sử dụng:

- Trao đổi với Quản lý của đơn vị về khả năng các khoản nợ tiềm tàng chưa được khai báo, yêu cầu đơn vị cung cấp văn bản giải trình xác định là đã khai báo đầy đủ các khoản nợ tiềm tàng mà doanh nghiệp đã xác định được.

- Đọc các hợp đồng, khế ước vay, các thông báo từ cơ quan thuế và cơ quan Nhà nước. - Thu thập thông tin từ các khoản bảo lãnh nợ cho đơn vị khác từ xác nhận của ngân hàng.

- Xem xét các tài liệu từ luật sư hay tư vấn pháp lý của đơn vị để tìm ra dấu hiệu của các khoản nợ tiềm tàng.

Sau khi thu thập thông tin từ các thủ tục kiểm toán nêu trên, KTV phải đánh giá trường hợp nào phải khai báo khoản nợ tiềm tàng trên Thuyết minh BCTC và trường hợp nào không cần khai báo.

2.7.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ lập BCTC:

- Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và đòi hỏi phải điều chỉnh BCTC: đây là những sự kiện cung cấp bằng chứng bổ sung về sự việc đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và chúng có ảnh hưởng đến sự đánh giá đối với những khoản mục có liên quan trong BCTC.

- Các sự kiên không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải công bố trên thuyết minh BCTC: đây là những sự kiện chỉ thực sự phát sinh sau ngày kết thúc niên độ không phải điều chỉnh số liệu trên BCTC nhưng do tầm quan trọng của vấn đề đơn vị vẫn phải công bố trên thuyết minh BCTC.

Để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, KTV có thể kiểm tra các nghiệp vụ quanh thời điểm khóa sổ, các kế hoạch tài chính, biên bản các cuộc họp quan trọng….

2.7.3. Xem xét giả định hoạt động liên tục

KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục của công ty khách hàng. KTV có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau:

- Dấu hiệu về mặt tài chính: Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường, không có khả năng thanh toán khi nợ đến hạn, mất nguồn hỗ trợ tài chính…

- Dấu hiệu về mặt hoạt động: Đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt không thể thay thế, đơn vị bị mất một NCC quan trọng…

- Các dấu hiệu khác: thay đổi về mặt pháp luật hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị…

2.7.4. Đánh giá kết quả và đưa ra ý kiến kiểm toán

Trước khi lập BCKT, KTV phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu được. KTV phải đánh giá, xem xét từng khoản mục trên BCTC để xem liệu có khoản mục nào còn tồn tại sai phạm trọng yếu.

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.

- Ý kiến chấp nhận từng phần: được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ mà KTV nêu trong BCKT.

- Ý kiến không chấp nhận: được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với BGĐ là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.

- Ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể cho ý kiến về BCTC.

2.7.5. Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán

Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán là việc lập và phát hành BCKT.

Nội dung trình bày của BCKT có thể khác nhau nhưng phải chuyển đến cho người đọc những đánh giá của KTV về sự phù hợp của thông tin trên BCTCcũng như sự tuân thủ về chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành khi lập BCTC này.

Hình thức trình bày của BCKT có thể có nhiều hình thức khác nhau như văn bản hoặc bằng miệng.

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM.

3.1. Lịch sử hình thành và phát tri ển của công ty AISC

Tên gọi: Công ty TNHH Kiểm Toán Và Dịch Vụ Tin Học TPHCM

Tên giao dịch: Auditing and Informatic Services Company Limited (AISC) Địa chỉ: số 389A Điện Biên Phủ,phường 4, quận 3, TPHCM

Chi nhánh: Tại Hà Nội- Tại Đà Nẵng- Tại Cần Thơ- Tại Hải Phòng

Công ty được thành lập theo Thông báo số 637/TC/CĐKT ngày 21/3/1994 của Bộ Tài Chính và Quyết định số 1292/QĐ-UB-TM ngày 29/4/1994 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, theo giấy phép kinh doanh số 103020 ngày 4/5/1994 của Trọng tài kinh tế TPHCM. Trụ sở giao dịch chính của công ty tại số 389A Điện Biên Phủ,phường 4, quận 3, TPHCM.

Vốn chủ sở hữu trên 2 tỷ VND.Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn là việc doanh thu của công ty tăng liên tục trong những năm gần đây. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng về sự tăng trưởng cũng như phát triển của công ty.

Hiện nay AISC đã có trên hơn 500 khách hàng sử dụng tất cả các dịch vụ của AISC cung cấp.Công ty đặt nhiệm vụ và mục tiêu là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho nhân viên tiến bộ và thành công trong nghề nghiệp của mình, thành công và đạt kết quả tốt về mặt tài chính,Công ty phát triển lớn mạnh có các khoản khen thưởng dành cho nhân viên,Công ty đảm bảo vai trò của mình trong xã hội và phục vụ nhân dân.

Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ được cung cấp và uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của AISC luôn luôn thực hiện.Công ty sử dụng phương pháp kiểm toán dựa trên nguyênn tắc chỉ đạo của Chuẩn mực khiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế phù hợp với luật pháp và quy định của Chính phủ Việt Nam.

AISC quan niệm “Sự lớn mạnh của khách hàng là sự phát triển của chính mình”. Công ty đã và đang tạo dựng được một thương hiệu về chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có bằng cấp.Nhờ đó ngay từ khi thị trường chứng khoán ra đời

AISC đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công nhận đủ năng lực kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán.

AISC là Công ty kiểm toán duy nhất tại Viêt Nam có liên doanh với một công ty Kiểm Toán Quốc Tế trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn- Công ty liên doanh Price Waterhouse Cooper – AISC.

AISC là một trong các công ty kiểm toán độc lập được Ngân hàng Nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại tại Việt Nam, cũng là một trong các công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo quyết định số 51/2000/QĐ-UBCK2 ngày 19/3/2000 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

3.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty AISC

3.2.1.Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo là thế mạnh làm nên thương hiệu AISC.Các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo của AISC bao gồm:

- Kiểm toán báo cáo tài chính;

- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế; - Kiểm toán hoạt động; tuân thủ; nội bộ

- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước; - Kiểm toán báo cáo dự toán, quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản; - Soát xét báo cáo tài chính.

3.2.2. Dịch vụ định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp :Với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, am hiểu sâu, giàu kinh nghiệm thực tiễn, luôn luôn nghiên cứu và vận dụng các phương pháp thẩm định mới khoa học vào công việc. Các dịch vụ thẩm định của AISC gồm:

- Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo luật định;

- Thẩm định giá trị tài sản và vốn góp liên doanh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán dịch vụ tin học TP HCM (aisc) thực hiện​ (Trang 29)