Tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 103)

5. Kết cấu luận văn

3.1.2. Tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

Cục thuế Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 314/QĐBTC ngày 21/08/1990 của Bô ̣ Tài Chính, là cơ quan trực thuộc Tổng Cục Thuế nhà nước, chịu sự lãnh đạo song trùng lãnh đạo quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Chức năng, nhiệm vu ̣ chính của Cu ̣c thuế Thái Nguyên là quản lý nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Bô ̣ máy Cu ̣c thuế Thái Nguyên gồm 12 phòng chức năng và 9 chi cu ̣c thuế trực thuô ̣c tại 9 huyện, thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công , với tổng số cán bô ̣ công chức 548 người (tính đến thời điểm 31/12/2014). Các phòng chuyên môn tại văn phòng Cục gồm:

1. Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế. 2. Phòng Kê khai và Kế toán thuế.

3. Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. 4. Phòng Kiểm tra thuế số 1.

5. Phòng Kiểm tra thuế số 2. 6. Phòng Thanh tra thuế 7. Phòng Kiểm tra nội bộ.

8. Phòng thuế thu nhập cá nhân. 9. Phòng Tổ chức cán bộ.

10. Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ. 11. Phòng Tin học.

12. Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán.

Có 09 chi cục thuế trực thuộc Cục thuế tỉnh tương ứng với 01 thành phố và 08 huyện thuộc tỉnh.

Tổ chức bộ máy công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại văn phòng Cục thuế tỉnh Thái Nguyên gồm 01 phòng thanh tra thuế và 02 phòng kiểm tra thuế. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng cụ thể là:

* Phòng kiểm tra thuế số 01 và số 02:

Giúp Cục trưởng Cục thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của văn phòng Cục thuế.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý;

- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế đối với các chi cục thuế;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế;

- Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; xác định tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời;

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế, kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế;

- Kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế thuộc diện kiểm tra trước của người nộp thuế trình Lãnh đạo Cục thuế ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế;

- Ấn định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được;

- Chuyển các trường hợp kê khai thuế có dấu hiệu trốn lậu thuế và các hồ sơ, tài liệu liên quan cho bộ phận thanh tra để tiến hành thanh tra thuế khi có đủ điều kiện tổ chức thanh tra thuế;

- Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp...;

- Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn thuế, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn thuế; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và của tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí;

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được thông qua kiểm tra;

- Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho bộ phận chức năng có liên quan;

- Nhận dự toán thu ngân sách thuộc các đối tượng Cục thuế trực tiếp quản lý; trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế;

- Đề xuất khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước;

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao.

* Phòng thanh tra thuế:

Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục thuế và Chi cục thuế quản lý.

Nhiệm vụ cụ thể:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra người nộp thuế hàng năm; Tiếp nhận yêu cầu và hồ sơ đề nghị thanh tra người nộp thuế của phòng kiểm tra thuế và các chi cục thuế chuyển đến;

- Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thuộc đối tượng thanh tra;

- Tổ chức thực hiện công tác thanh tra thuế theo chương trình kế hoạch thanh tra của Cục thuế; thanh tra các trường hợp do phòng Kiểm tra thuế, các chi cục đề nghị và chuyển hồ sơ; hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế cấp trên và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo quy định đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế phát hiện được khi thanh tra thuế; đôn đốc tổ chức cá nhân vi phạm thực hiện nộp tiền thuế, tiền phạt theo đúng quyết định xử lý;

- Phối hợp với cơ quan chức năng khác trong việc thanh tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế;

- Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định;

- Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh về các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế;

- Thanh tra xác minh, giải quyết các tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền của Cục thuế chuyển cho cơ quan cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết;

- Thực hiện giám định về thuế theo trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương hoặc theo phân công của Tổng cục Thuế;

- Cung cấp thông tin, kết luận sau thanh tra cho các bộ phận chức năng có liên quan để phối hợp quản lý thuế;

- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá chất lượng công tác thanh tra thuế, tổng hợp kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi toàn Cục thuế; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thuế;

- Biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao;

- Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của phòng theo quy định;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục thuế giao.

3.2. Thực trạng công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế luôn được lãnh đạo Cục thuế tỉnh Thái Nguyên quan tâm chỉ đạo vì kết quả của việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế sát với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ có tác động rất lớn đến hiệu quả khi triển khai thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh. Hàng năm,

Cục thuế tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế giao cho Phòng thanh tra thuế và 02 Phòng kiểm tra thuế triển khai thực hiện.

Việc lập kế hoạch thanh tra, lập danh sách kiểm tra, về cơ bản, được thực hiện theo quy trình Tổng cục Thuế ban hành. Công tác lập kế hoạch được thực hiện thông qua đánh giá rủi ro, phân tích thông tin về đối tượng nộp thuế trên tờ khai thuế hàng tháng, từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế (từ các phòng kiểm tra và các chi cục thuế). Kế hoạch thanh tra được tập trung vào nhóm doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa ngành nghề trên địa bàn, các lĩnh vực, ngành hàng, các loại hình tổ chức có dấu hiệu thất thu thuế. Đồng thời, kế hoạch thanh tra thuế còn căn cứ vào kết quả công tác kiểm tra tại cơ quan thuế để lựa chọn các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Thanh tra, kiểm tra thuế được xây dựng theo kế hoạch hàng năm giúp hạn chế việc thanh tra, kiểm tra tràn lan, không trọng tâm, tránh tình trạng lãng phí nguồn nhân lực và chi phí.

Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế vẫn chưa hoàn toàn áp dụng được theo kỹ thuật rủi ro do cả yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố chủ quan là do việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chủ quan của cán bộ thanh tra, kiểm tra. Cán bộ thanh tra, kiểm tra chưa đi sâu phân tích những dữ liệu liên quan đến người nộp thuế. Yếu tố khách quan là do hệ thống cơ sở dữ liệu liên quan đến người nộp thuế không được thu thập một cách đầy đủ, chính xác; sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành còn chưa thông suốt dẫn tới hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp chưa được xây dựng hoàn chỉnh gây khó khăn cho việc xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Có hai nội dung trọng tâm trong lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đã được thực hiện ở Cục thuế tỉnh Thái Nguyên là: (i) Lập danh sách cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế và (i) Lập kế hoạch thanh tra thuế. Cụ thể như sau:

Lập danh sách cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế

Công tác lựa chọn, lập danh sách cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Cục thuế chỉ đạo các phòng thực hiện nghiêm túc, đúng quy định của quy trình.

Hàng năm các phòng kiểm tra thuộc Cục thuế đã tiến hành kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Căn cứ vào nguồn lực cán bộ làm công tác kiểm tra và qua công tác phân tích, đánh giá, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế để lập danh sách phải kiểm tra theo hướng dẫn của Tổng cục, đó là:

- Cơ sở kinh doanh có ý thức tuân thủ pháp luật về thuế thấp như: (i) Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo hoặc nộp không đúng hạn các loại hồ sơ khai thuế; khai thuế hay sai sót không đúng với số thuế thực tế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần; cơ quan thuế đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chậm khắc phục; (ii) Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan thuế phải ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm; (iii) Không nộp đầy đủ số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế.

- Có các dấu hiệu không bình thường về khai thuế so với tháng trước hoặc năm trước như: (i) Có số thuế giá trị gia tăng âm liên tục nhưng không xin hoàn hoặc có xin hoàn nhưng hồ sơ khai thuế không đầy đủ và cơ quan thuế đã có yêu cầu bổ sung hoàn thiện nhưng không thực hiện được; (ii) Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng, giảm trên 20%.

- Lựa chọn cơ sở kinh doanh có doanh thu năm trước hoặc số thuế phải nộp lớn trên địa bàn.

- Lựa chọn một số cơ sở kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.

Hai phòng kiểm tra của Cục thuế đã thực hiện nghiêm túc việc chuẩn bị để trình Cục trưởng Cục thuế danh sách người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế, đảm bảo đúng thời hạn quy định của Tổng cục Thuế (không chậm quá ngày 20/12). Căn cứ danh sách số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ khai thuế đã được Thủ trưởng cơ quan thuế duyệt, trưởng phòng kiểm tra thuế số 01 và số 02 giao cụ thể số lượng người nộp thuế phải kiểm tra hồ sơ thuế cho từng cán bộ kiểm tra thuế.

Để thấy rõ hơn tình hình lập kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế, ta nghiên cứu bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Số lƣợng cơ sở kinh doanh phải kiểm tra hồ sơ khai thuế giai đoạn 2012 - 2014 của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên

(ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu Số doanh nghiệp quản lý đang hoạt động Số lƣợng doanh nghiệp lập danh sách phải kiểm tra hồ sơ

khai thuế

Tỷ lệ % doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế

so với số doanh nghiệp quản lý Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Phòng kiểm tra thuế số 01 666 938 1118 143 180 225 21% 19% 20% Phòng kiểm tra thuế số 02 267 282 309 53 63 83 20% 22% 27% Tổng cộng 933 1220 1427 195 243 308 21% 20% 22%

(Nguồn: Phòng Kiểm tra thuế số 1 và số 2 - Cục thuế tỉnh Thái Nguyên)

Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng các doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế do Cục thuế phê duyệt trong giai đoạn 2012 - 2014 đạt trung bình từ 20% đến 22 % so với số doanh nghiệp Cục thuế quản lý đang hoạt động tại thời điểm lập danh sách. Tỷ lệ như vậy là thấp so với yêu cầu nhiệm vụ, số lượng cán bộ của 02 phòng kiểm tra và còn thấp so với số doanh nghiệp mà Văn phòng Cục thuế trực tiếp quản lý.

Lập kế hoạch thanh tra thuế

Công tác lập kế hoạch thanh tra thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, về cơ bản, đã được thực hiện đúng quy trình do Tổng cục Thuế ban hành. Cụ thể như sau:

Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế.

Phòng thanh tra thuế và cán bộ thanh tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:

- Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của ngành Thuế, gồm có: (i)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại cục thuế tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)