5. Kết cấu luận văn
1.3.1. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế trong thanh tra,
thuế đối với doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm và quyền hạn sau trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế:
1.3.1.1. Đối với hoạt động kiểm tra thuế
Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế
- Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
- Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
- Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
- Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức quản lý thuế.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế.
- Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế; - Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
- Chỉ đạo, kiểm tra đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra thuế;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;
- Áp dụng các biện pháp: khám nơi cất giấu, tạm giữ tài liệu và tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
- Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;
- Kết luận về nội dung thanh tra thuế.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế
- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra thuế;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
- Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
- Lập biên bản thanh tra thuế;
- Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm;
* Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn thanh tra thuế
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra thuế; - Kiến nghị xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra thuế.
1.3.1.3. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế
* Quyền của người nộp thuế (trong đó có doanh nghiệp) trong thanh tra, kiểm tra thuế
- Từ chối việc thanh tra, kiểm tra khi không có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Nhận biên bản thanh tra, kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra, kiểm tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra, kiểm tra thuế;
- Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra, kiểm tra thuế về quyết định, hành vi của trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra thuế, thành viên đoàn thanh tra, kiểm tra thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế.
* Trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế (trong đó có doanh nghiệp) trong thanh tra, kiểm tra thuế
- Chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế; - Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Ký biên bản thanh tra, kiểm tra thuế trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra, kiểm tra;
- Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
1.3.2. Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế là trình tự và các bước công việc và thời gian thực hiện cụ thể, lô-gich và chặt chẽ, bắt buộc công chức thuế phải tuân thủ khi thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra thuế.
Để cụ thuế hoá các quy định về công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, hiện nay cơ quan thuế các cấp tại Việt Nam đang thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế theo 02 quy trình, đó là: Quy trình kiểm tra thuế và Quy trình thanh tra thuế. Cụ thể như sau:
1.3.2.1. Quy trình kiểm tra thuế
Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Nội dung chính quy định về việc thực hiện các công việc:
+ Công tác kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thuế tại cơ quan thuế gồm các bước:
Kiểm tra hồ sơ thuế tại cơ quan thuế;
Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. + Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế:
Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế; Lập biên bản kiểm tra;
Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế; Tổng hợp, báo cáo và lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế.
1.3.2.2. Quy trình thanh tra thuế
Quy trình thanh tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ- TCT ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Nội dung chính quy định về việc thực hiện các công việc: + Lập kế hoạch thanh tra năm:
Bước 1. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế. Bước 2. Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra. Bước 3. Trình, duyệt kế hoạch thanh tra thuế năm.
Bước 4. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra. + Tổ chức thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế: Bước 1. Chuẩn bị thanh tra.
Bước 2. Công bố Quyết định thanh tra thuế.
Bước 3. Phân công công việc và lập nhật ký thanh tra thuế.
Bước 4. Thực hiện thanh tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra Bước 5. Thay đổi, bổ sung nội dung thanh tra hoặc gia hạn thời gian thanh tra.
Bước 6. Lập Biên bản thanh tra thuế.
Bước 7. Công bố công khai Biên bản thanh tra. + Xử lý kết quả sau thanh tra:
Bước 1. Báo cáo kết quả thanh tra; dự thảo kết luận thanh tra; dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Bước 2. Ký kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.
Bước 3. Lưu hành kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong cơ quan thuế.
Bước 4. Giao kết luận thanh tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế cho người nộp thuế.
Bước 5. Nhập số liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ thanh tra thuế của Ngành.
+ Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu thanh tra thuế.