5. Kết cấu luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Đối với kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
Cơ quan thuế thực hiện việc kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ khai thuế (Tờ khai thuế và các phụ lục của tờ khai theo quy định của pháp luật), đối chiếu với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan về người nộp thuế, để phân tích, đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế.
1.2.2. Thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế
Căn cứ vào quyết định thanh tra, kiểm tra thuế, đoàn kiểm tra phải thực hiện quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu tại cơ quan thuế, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính, các nghi vấn cần doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin hoặc những
nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với doanh nghiệp để làm rõ (thông tin chung về doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán, liên doanh liên kết, đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng, tăng giảm tài sản, biên bản xác nhận công nợ nội bộ, công nợ người bán, người mua...). Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện tuỳ theo phạm vi, quy mô, nội dung cuộc thanh tra, kiểm tra.
* Các nội dung kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp gồm:
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, mã số thuế, tình hình đăng ký sử dụng hoá đơn.
- Kiểm tra đối chiếu tài liệu, hồ sơ gửi cơ quan thuế với thực tế xuất trình của doanh nghiệp: báo cáo quyết toán tài chính quý, năm; tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý, tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tự quyết toán năm và các tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế khác liên quan đến nội dung ghi tại quyết định thanh tra, kiểm tra.
- Kiểm tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp: sổ cái, các sổ theo dõi chi tiết theo các chuẩn mực kế toán nhà nước quy định, đối chiếu số liệu tổng hợp giữa sổ chi tiết với bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng kết tài sản.
Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cần kiểm tra xem xét các tài liệu, hồ sơ liên quan khác: số thuế đầu kỳ trước chuyển sang, xác nhận của cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước về số nộp ngân sách trong kỳ, các tài liệu liên quan đến hoàn thuế, miễn giảm thuế...
* Kiểm tra chi tiết, lập hồ sơ chứng lý tại trụ sở người nộp thuế gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra sổ sách, chứng từ và các hồ sơ liên quan đến nội dung kiểm tra, thanh tra thuế.
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: đối chiếu số liệu hạch toán, số liệu tính, kê khai, thu nộp thuế và hạch toán thực tế của doanh nghiệp với các chuẩn mực nhà nước quy định (quy định luật, pháp lệnh thuế
và các văn bản hướng dẫn thi hành; các cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán nhà nước ban hành...).
- Thực hiện lập hồ sơ chứng lý thanh tra, kiểm tra. Hồ sơ chứng lý được coi là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra, kiểm tra, gồm: các biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu; các bản sao chụp các tài liệu có liên quan kể cả các bức ảnh, đoạn băng ghi lại những việc làm sai của doanh nghiệp (phân tán kho quỹ, cất giấu chứng từ, tài liệu...).
- Trường hợp cần thiết phải giám định tài liệu, cần lập biên bản thu giữ tài liệu ghi rõ tình trạng của tài liệu đó (kể cả hiện vật nếu có) để yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giám định.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp
Trong quá trình triển khai thực hiện, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế có nhiều nhấn tố tác động đến, cả khách quan và chủ quan. Cụ thể là:
* Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan là những nhân tố không thuộc về cơ quan thuế mà thuộc về các cơ quan, tổ chức khác trong xã hội. Cụ thể là:
- Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng: Pháp luật càng hoàn thiện thì càng tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ, vững chắc, làm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được thuận lợi. Pháp luật thiếu minh bạch thì cơ sở xác định sai phạm không vững chắc, có thể gây những tranh luận không có hồi kết về mức độ đúng sai trong hành vi của người nộp thuế và của cơ quan thuế. Pháp luật không đầy đủ thì không có cơ sở pháp lý để tiến hành một số nội dung thanh tra, kiểm tra thuế cần thiết...
- Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan: Để tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra thuế, cơ quan thuế cần sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước như: công an, quản lý thị trường, địa chính, kho bạc... Hoạt động phối hợp có ý nghĩa quan trọng trong xác định thông tin về hoạt động kinh doanh và tình hình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Thậm chí trong một số trường hợp, hoạt động phối có còn có tác động trực tiếp đến việc có hay không hành vi vi phạm pháp luật thuế và mức độ vi phạm cụ thể như thế nào. Bởi vậy, nếu sự phối hợp tốt thì giúp cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được thuận lợi và ngược lại.
- Trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế: Người dân có tác động đến hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế trên hai phương diện: (i) Họ là người nộp thuế, là đối tượng của thanh tra, kiểm tra thuế; (ii) Họ là quần chúng nhân dân có thông tin về đối tượng thanh tra, kiểm tra. Trên phương diện thứ nhất, với trình độ dân trí cao và ý thức chấp hành pháp luật tốt thì người nộp thuế phối hợp tốt với cơ quan thanh tra, kiểm tra; tạo sự thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra. Hơn nữa, trình độ dân trí cao, ý thức chấp hành pháp luật thuế tốt sẽ giúp giảm khối lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Trên phương diện thứ hai, trình độ dân trí càng cao thì người dân càng chủ động đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật thuế nói riêng, người dân sẽ tích cực giúp đỡ cơ quan thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế.
- Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của cơ quan thuế: Sự đầu tư của nhà nước về cơ sở vật chất và phương tiện làm việc có tác động không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Cơ sở
vật chất và phương tiện làm việc hiện đại giúp nâng cao hiệu suất làm việc của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế.
- Chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế: Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế nằm trong tổng thể chế độ tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức. Một chế độ đãi ngộ thỏa đáng sẽ tạo động lực làm việc tốt cho mỗi cán bộ công chức nói chung và mỗi cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng. Chế độ đãi ngộ thỏa đáng, đảm bảo đời sống của cán bộ sẽ góp phần giảm động cơ tham nhũng.
* Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là các nhân tố thuộc về bản thân cơ quan thuế. Chủ yếu là các nhân tố sau đây:
- Chất lượng của công tác lập kế hoạch và chuẩn bị công tác thanh tra, kiểm tra: Lập kế hoạch đúng giúp lựa chọn đúng đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế. Lập kế hoạch đúng giúp lựa chọn đúng thời điểm tiến hành thanh tra, kiểm tra. Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra thuế càng kỹ lưỡng thì hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế càng cao và ngược lại.
- Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế: Con người là nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Con người là nhân tố trung tâm của mọi hệ thống quản lý. Lĩnh vực thanh tra, kiểm tra thuế cũng không phải là ngoại lệ. Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế càng cao thì chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra càng tốt và ngược lại.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu và việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho việc khai thác, phân tích thông tin về người nộp thuế: Thông tin là một trong những cơ sở tiên quyết của mọi quyết định quản lý. Trong thanh tra, kiểm tra thuế, thông tin là cơ sở để lựa chọn đúng đối tượng thanh tra, kiểm tra; là cơ sở để lựa chọn phương pháp và phạm vi, trọng tâm tiến hành thanh
tra, kiểm tra; là cơ sở để xác định có hay không hành vi vi phạm pháp luật thuế của đối tượng thanh tra, kiểm tra. Cơ sở dữ liệu thông tin càng đầy đủ, chính xác và kịp thời thì hiệu quả thanh tra, kiểm tra thuế càng cao. Thông tin được tổng hợp xử lý tốt hay không phụ thuộc vào việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thanh tra, kiểm tra thuế. Bởi vậy, cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa rất quan trọng trong thanh tra, kiểm tra thuế.
- Công tác tổ chức, chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thuế: Người lãnh đạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi hệ thống quản lý mà trong quản lý thuế không phải là một ngoại lệ. Tài năng, đạo đức và uy tín của người lãnh đạo cơ quan thuế có tác động quan trọng đến chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Sự nghiêm minh trong xử lý vi phạm: Chế tài là một trong ba bộ phận cơ bản cấu thành của một quy phạm pháp luật. Chế tài có chức năng áp dụng hình phạt với hành vi vi phạm pháp luật. Chức năng này sẽ không được thực hiện đầy đủ khi việc tổ chức thực hiện pháp luật không nghiêm minh. Khi xử lý vi phạm không nghiêm minh sẽ khiến cả cán bộ thanh tra, và người nộp thuế nhờn luật; giảm tác động cảnh báo, ngăn ngừa của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
Sự ảnh hưởng của mỗi nhân tố đều có tác động hai mặt, cả tích cực và hạn chế. Chính vì vậy, cơ quan thuế phải có các biện pháp, giải pháp hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực, phát huy tác dụng tích cực để nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
1.3. Những vấn đề cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
1.3.1. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thuế trong thanh tra, kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp thuế đối với doanh nghiệp
Theo quy định của Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm và quyền hạn sau trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế:
1.3.1.1. Đối với hoạt động kiểm tra thuế
Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế
- Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
- Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
- Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
- Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hành vi hành chính, quyết định hành chính của công chức quản lý thuế.
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế.
- Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế; - Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra quyết định xử lý vi phạm.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế
- Chỉ đạo, kiểm tra đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định thanh tra thuế;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;
- Áp dụng các biện pháp: khám nơi cất giấu, tạm giữ tài liệu và tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
- Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
- Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;
- Kết luận về nội dung thanh tra thuế.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế
- Tổ chức, chỉ đạo các thành viên trong đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, đối tượng, thời hạn đã ghi trong quyết định thanh tra thuế;
- Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; khi cần thiết có thể tiến hành kiểm kê tài sản của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
- Áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
- Lập biên bản thanh tra thuế;
- Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm;
* Nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên đoàn thanh tra thuế
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra thuế; - Kiến nghị xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra thuế.
1.3.1.3. Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế
* Quyền của người nộp thuế (trong đó có doanh nghiệp) trong thanh tra, kiểm tra thuế
- Từ chối việc thanh tra, kiểm tra khi không có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Nhận biên bản thanh tra, kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra, kiểm tra thuế; bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra,