3.4.1. Kết quả đạt được
3.4.1.1. Về công tác quản lý thuế:
Thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng gắn với cơ chế tự khai, tự nộp, công tác kiểm tra thuế đã dần hoàn hiện, đó là kiểm tra thuế dựa trên kết quả phân tích, đánh giá, phân loại đối với từng cơ sở doanh nghiệp về mức độ thực hiện chính sách, chọn lọc để kiểm tra thuế đúng đối tƣợng,
không tràn lan và không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế.
3.4.1.2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế
Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế đƣợc các bộ phận chuyên môn chú trọng, triển khai thực hiện sớm, hoàn thành trƣớc thời điểm 31/12 của năm trƣớc do vậy đã giúp Cục Thuế TP Hà Nội chủ động trong việc triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm. Bên cạnh đó, việc lựa chọn NNT đƣa vào kế hoạch kiểm tra dựa trên các tiêu thức quản lý rủi ro đã giúp Cục Thuế TP Hà Nộitriển khai nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm; tránh đƣợc tình trạng kiểm tra thuế tràn lan gây lãng phí thời gian, nguồn nhân lực và chi phí, đặc biệt là không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật thuế.
Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT đƣợc thực hiện theo đúng Quy trình; 100% hồ sơ khai thuế của NNT đều đƣợc cán bộ thuế kiểm tra, đánh giá sơ bộ ngay sau khi nhận đƣợc. Công tác kiểm tra chuyên sâu hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT đƣợc các bộ phận chuyên môn quan tâm chú trọng, nhờ vậy đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các hành vi vi phạm về thuế của NNT, qua đó góp phần tăng thu cho NSNN.
3.4.1.3. Quy trình kiểm tra
Công tác kiểm tra đƣợc thực hiện thống nhất theo quy trình, đã nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các cuộc kiểm tra, rút ngắn thời gian thực hiện, giảm bớt phiền hà cho NNT.
Công tác kiểm tra đã bƣớc đầu chuyển từ cơ chế kiểm tra nhằm vào tất cả NNT sang cơ chế kiểm tra theo mức độ rủi ro về thuế; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tổ chức, cá nhân nộp thuế, sử dụng công nghệ thông tin để xác định đối tƣợng và nội dung cần kiểm tra; Từng bƣớc nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch trong kiểm tra ngƣời nộp thuế.
65
Việc đổi mới hoạt động kiểm tra thuế góp phần phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lƣợng kiểm tra và tránh phiền hà cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật thuế, tạo điều kiện phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp theo cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế.
3.4.1.4. Trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra
Lực lƣợng công chức làm công tác kiểm tra đƣợc bổ sung hàng năm, tuy không tăng về số lƣợng nhƣng chất lƣơng đƣợc nâng lên để đáp ứng yêu cầu quản lý. Tính đến năm 2018, số lƣợng công chức làm công tác kiểm tra thuế là 65 ngƣời, chiếm tỷ lệ 8% tổng số công chức toàn Cục; Trong đó: trên đại học là 20 ngƣời (chiếm 35%), Đại học 38ngƣời (chiếm 65%) và không còn trình độ cao đẳngnữa.
Cán bộ kiểm tra vận hành tốt ứng dụng tin học của ngành thuế trong công tác kiểm tra thuế nhƣ: ứng dụng thanh tra- kiểm tra (gọi tắt là TTR), ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính doanh nghiệp hỗ trợ hệ thống kiểm tra tra cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp, xác định quy mô kinh doanh của từng doanh nghiệp; phân tích, so sánh đƣợc một số chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo tài chính 3 năm theo các chỉ tiêu dọc, ngang của Báo cáo tài chính. Đồng thời giúp theo dõi kế hoạch kiểm tra; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra; theo dõi nhập lịch trình của đoàn kiểm tra kể từ khi ban hành ký Quyết định kiểm tra; báo cáo tổng kết kế hoạch kiểm tra; báo cáo tiến độ thực hiện các cuộc kiểm tra.
Ngoài ra, các ứng dụng khác hỗ trợ nhƣ: Ứng dụng quản lý thuế (QLT); Thông tin về quản lý thuế đối với ĐTNT (TINC; TINCC...) cũng hỗ trợ cho việc thu thập, phân tích rủi ro hồ sơ chính xác hơn trong công tác kiểm tra thuế.
nâng cao nhận thức về ý thức kỷ luật, chuyên môn, nghiệp vụ công tác kiểm tra thuế. Cán bộ công chức thể hiện tốt tinh thần trách nhiệm, nâng cao đạo đức, phẩm chất, tác phong của cán bộ kiểm tra thuế.
Qua hoạt động kiểm tra thuế đã góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh tế. Cụ thể:
+ Công tác kiểm tra theo chuyên đề bƣớc đầu đã mang lại nhiều hiệu quả, đặc biệt là chuyên đề kiểm tra các doanh nghiệp thƣờng xuyên kê khai lỗ và các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch liên kết. Thông qua công tác kiểm tra nhiều doanh nghiệp đã phải điều chỉnh lại giá bán, giá gia công; doanh nghiệp khai lỗ, không nộp thuế sau khi kiểm tra đã phải nộp thuế truy thu và phạt, mất quyền ƣu đãi, truy hồi số thuế GTGT đã hoàn hoặc giảm trừ số lỗ.
+ Công tác kiểm tra thuế đã kết hợp với việc kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp và đã đem lại những hiệu quả tích cực, từng bƣớc góp phần điều chỉnh việc chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp trong việc bán hàng phải xuất hoá đơn, kê khai doanh thu đầy đủ.
+ Thông qua công tác kiểm tra tại trụ sở NNT đã tập trung đôn đốc các khoản tiền thuế nợ đọng bị chiếm dụng vào NSNN, phát hiện các dạng ẩn lậu thuế để xử lý kịp thời.
Bên cạnh các kết quả đạt đƣợc trên các mặt công tác cụ thể nhƣ đã nêu trên, Công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hà Nộithời gian qua đã góp phần nâng cao dần tính tuân thủ tự giác trong việc chấp hành các chính sách thuế của NNT; tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh
3.4.2. Những hạn chế
Năm 2016- 2018, Cục Thuế TP Hà Nộiđã vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt nhiều thành tựu trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là công
67
tác kiểm tra thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ kể trên, công tác kiểm tra thuế tại Cục Thuế TP Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.
3.4.2.1. Về công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế
Công tác xác dựng kế hoạch kiểm tra thuế tuy đã đƣợc thực hiện sớm, giúp Cục Thuế TP Hà Nội chủ động trong việc triển khai kế hoạch kiểm tra thuế của năm sau.
Công tác giám sát hồ sơ khai thuế, phân tích đánh giá rủi ro về thuế để lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế có trƣờng hợp còn mang tính chủ quan chƣa đi sâu phân tích thông tin doanh nghiệp để lập kế hoạch cho sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ.
Công tác xây dựng kế hoạch đƣa NNT vào diện kiểm kiểm tra thuế đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa đánh giá đúng mức độ rủi ro và ý thức tuân thủ pháp luật của NNT, mà chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm của công chức đảm nhiệm công tác xây dựng kế hoạch. Có nhiều doanh nghiệp chấp hành pháp luật thuế lại bị kiểm tra liên tục, trong khi đó lại bỏ sót một số doanh nghiệp nhiều năm không kiểm tra quyết toán, hoặc trình độ của kế toán viên giỏi, xây dựng đƣợc một bảng cân đối kế toán hoàn hảo, công chức thuế chỉ đánh giá phân tích ở một số chỉ tiêu trọng yếu mà không bao quát đƣợc hết rủi ro... dẫn đến không đƣa vào diện kiểm tra thuế hàng năm.
3.4.2.2. Về công tác kiểm tra thuế tại cơ sở CQT
Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT tuy đã đƣợc thực hiện theo đúng quy trình, nhƣng chất lƣợng và hiệu quả chƣa cao. Việc kiểm tra sơ bộ 100% hồ sơ khai thuế nhận đƣợc để phân loại, xác định rủi ro vẫn còn mang tính hình thức, chƣa đi vào chiều sâu. Việc phân tích hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính còn mang tính sơ sài, hình thức chƣa đánh giá đúng các rủi ro tiềm ẩn một cách hiệu quả mà phần lớn phục thuộc vào thuộc vào kinh
nghiệm và trình độ của công chức kiểm tra thuế. Một bộ phận công chức thuế còn chƣa thực hiện nghiêm quy trình kiểm tra thuế 528/QĐ-CT ngày 29/5/2008 của Tổng cục thuế.
3.4.2.3. Về công tác kiểm tra thuế tại cơ sở NNT
Công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế tại trụ sở ngƣời nộp thuế đã đƣợc chú trọng nhƣng chất lƣợng chƣa cao.Triển khai công tác kiểm tra tại trụ sở còn chậm, chƣa thực sự tập hợp các tài liệu dữ liệu trƣớc khi tiến hành kiểm tra dẫn đến kéo dài thời gian, không tận dụng hết thời gian khai thác các thông tin bên ngoài từ đối tƣợng. Một điểm nữa để thời gian kiểm tra tại cơ sở còn bị kéo dài do việc kiểm tra toàn bộ các nội dung liên quan đến nghĩa vụ thuế, thời gian thu thập tài liệu nhất là các tài liệu đối với các đối tác nƣớc ngoài, thời gian xác minh hoá đơn còn kéo dài...Với trƣờng hợp ĐTNT có sử dụng hoá đơn của công ty bỏ trốn, công tác xác minh hoá đơn mới chỉ mang tính hình thức về việc kê khai, còn không nắm rõ đƣợc bản chất của hoạt động mua bán có thực hay không. Thiếu cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý vi phạm do quan điểm và hƣớng dẫn của Tổng cục thuế chƣa đƣợc cụ thể.
Khi tiến hành kiểm tra thuế đối các DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tài liệu. Một phần do DN cố tình không cung cấp đầy đủ và chi tiết thông tin các tài khoản hoặc cố tình kéo dài thời gian kiểm tra để cán bộ thuế không có dữ liệu làm việc. Vì vậy, việc thu thập tài liệu, xác minh thông tin hoá đơn mất khá nhiều thời gian... Việc xác định giá vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc xây dựng mất nhiều thời gian. Chủ yếu là do mỗi doanh nghiệp có cách vận hành và sản xuất khác nhau, khi cán bộ thuế vào kiểm tra cần tìm hiểu cụ thể cách thức vận hành, quy trình tính giá vốn, định mức khấu hao nguyên vật liệu của từng DN. Việc nhận thông tin và xử lý thông tin cần làm trong thời gian ngắn dẫn đến khó khăn cho cán bộ thuế nếu dữ liệu cũng nhƣ thông tin của doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ và chính xác.
69
3.4.2.3. Công tác phối hợp với các bộ phận, ban ngành liên quan * Đối với cơ quan thuế
- Bộ phận đầu mối: mặc dù theo quy chế bộ phận đầu mối giao cho thanh tra các cấp, tuy nhiên tại một số Cục việc thực hiện chức năng của đầu mối chƣa rõ ràng. Tại cấp Cục Thuế một số công văn phối hợp về thẳng bộ phận quản lý doanh nghiệp, ấn chỉ. Khi cần đôn đốc nhắc nhở bộ phận đầu mối tại văn phòng cục phải liên hệ đến từng cán bộ Cục... Nhƣ vậy công tác phối hợp bị phân tán, rất khó khăn, chậm trễ trong công tác tổng hợp và cung cấp cho cơ quan Công an, Hải quan, Toà án.
- Tại một số phòng tại văn phòng cục thuế cũng chƣa có bộ phận đầu mối về công tác này, do đó việc xử lý vi phạm hành chính (cơ quan điều tra chuyển đến) nhiều lúc chƣa thống nhất trong các quyết định xử lý; việc cung cấp tài liệu diễn ra theo từng (phòng) khối, không thống nhất về cách thức bàn giao.
- Phối hợp giữa các đơn vị trong nội bộ: Tồn tại trong khâu này là việc bàn giao hồ sơ quản lý giữa các đơn vị trong ngành chƣa tốt, dẫn đến để thất lạc hoặc bàn giao thiếu, trả lời xác minh hoá đơn không kịp thời gây khó khăn trong việc cung cấp tài liệu khi có yêu cầu từ phía cơ quan điều tra.
*Đối với cơ quan cơ quan điều tra
- Việc hồi âm trả lời các kết quả xác minh điều tra sau khi đã nhận đƣợc tài liệu từ cơ quan thuế của cơ quan điều tra còn hạn chế dẫn đến tình trạng cơ quan thuế đặt vấn đề nghi vấn doanh nghiệp vi phạm bị kéo dài.
- Còn có trƣờng hợp cơ quan điều tra yêu cầu cơ quan thuế cung cấp thông tin, hồ sơ doanh nghiệp chung chung, dàn trải (cung cấp hồ sơ từ khi thành lập đến nay; cung cấp tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế..) hoặc hồ sơ đã đuợc cung cấp cho cơ quan điều tra nhung giữa các cấp, các bộ phận vẫn yêu cầu cơ quan thuế cung cấp, dẫn đến cung cấp trùng lặp làm ảnh huởng đến
thời gian và nhân lực của cơ quan thuế. Cũng có trƣờng hợp cơ quan Công An yêu cầu cơ quan thuế cung cấp hồ sơ nhung không liên hệ lại để bàn giao. Các truờng hợp yêu cầu xác minh hoá đơn không cung cấp đủ thông tin để xác định nguồn dữ liệu hoặc cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp cần xác minh (mã số thuế, ký hiệu, xê ri hoá đơn).
Công tác phối hợp điều tra, xử lý các Doanh nghiệp bỏ trốn chua thật triệt để, chua xác định rõ hành vi bỏ trốn mang theo hoá đơn không kê khai để kết luận đối với các đơn vị sử dụng.
3.4.2.4. Về cơ sở dữ liệu và thông tin về DN có vốn đầu tư nước ngoài tại cơ quan thuế
Quá trình thực hiện công tác kiểm tra chƣa kế thừa những số liệu đã phân tích tại bàn của các năm truớc, chƣa xuyên suốt đuợc cái cũ với các cái mới. Về xây dựng dữ liệu, mặc dù công tác xây dựng đã đuợc chú trọng và quan tâm. Nhƣng trên thực tế, nội dung và các chỉ tiêu về ĐTNT trên danh bạ quản lý của cơ quan thuế còn hết sức sơ sài. Chức năng cập nhật danh bạ của ĐTNT hiện nay giao cho các phòng quản lý trực tiếp cập nhật. Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng vào công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra nhiều lúc không đƣợc cập nhật dẫn đến hiệu quả của việc phân tích không đƣợc ứng dụng trong quá trình kiểm tra.
Bên cạnh đó để đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý ngày càng cao, các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ngày càng phức tạp, cơ quan thuế còn cần rất nhiều các thông tin khác mang tính đặc thù hoặc có liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, ĐTNT còn rất dè dặt khi cung cấp những thông tin mà cơ quan thuế yêu cầu. Phần bị sợ lộ bí mật nghề nghiệp, phần vì chƣa thấy có gì đảm bảo rằng nhƣng thông tin đó không bị lạm dụng có ảnh hƣởng đến triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Thực tế này có thể đƣợc hiểu đƣợc là do thiếu các qui định mang tính pháp lý đề điều chỉnh các mối quan hệ tranh chấp phát sinh giữa cơ quan thuế và ĐTNT. Thực tế đó dẫn tới tình
71
trạng doanh nghiệp tìm mọi cách để giữ thông tin, còn cơ quan thuế thì tìm mọi cách khai thác các thông thông tin không chính thức. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là tính chính xác và mức độ tin cậy mà cơ quan thuế có đƣợc nhƣ thế nào.
Việc thực hiện thành công phƣơng pháp đánh giá rủi ro phụ thuộc tới 70% vào cơ sở dữ liệu, chính vì vậy một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác mới mang lại kết quả phân tích đúng. Kế hoạch kiểm tra xây dựng có tính chính xác cao nhằm đảm bảo rằng những đối tƣợng không chấp hành tốt các nghĩa vụ và qui định cụ thể về pháp luật thuế sẽ bị kiểm tra theo qui định. Và những đối tƣợng chấp hành tốt sẽ đƣợc tạo điều kiện để thực hiện nghĩa vụ thuế, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thông suốt và bình đẳng. Theo Luật quản lý thuế đƣợc ban hành đã đặt ra yêu cầu cơ quan quản lý thuế phải xây dựng hệ thống thông tin về nguời nộp thuế. Hệ thống thông tin này một mặt đuợc thu thập từ nguời nộp thuế, mặt khác đuợc thu thập từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Do đó, cần quy định cụ thể nhiệm vụ này cho các cán bộ quản lý thuế về trách nhiệm sử dụng thông tin về ĐTNT và