Hoàn thiện công tác đánh giá, phân loại DN trong khâu lập kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố hà nội​ (Trang 90 - 92)

Việc áp dụng kỹ thuật phân tích, đánh giá rủi ro giúp toàn ngành Thuế lựa chọn đối tƣợng thanh tra, kiểm tra phù hợp hơn, giảm bớt tình trạng thanh

kiểm tra tràn lan, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Về phân loại NNT để có chiến lƣợc xử lý rủi ro cụ thể:

Việc kiểm tra thuế để phân loại NNT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong kiểm tra thuế vì qua phân loại NNT, kiểm tra thuế có thể đề ra những biện pháp kiểm tra phù hợp đối với từng loại hình NNT, phân bổ nguồn lực kiểm tra vào những NNT có rủi ro lớn nhất.

Qua các tiêu chí phân loại rủi ro đã đề cập ở trên, Cục Thuế có thể phân loại NNT theo điểm rủi ro: thấp, vừa và cao.

NNT có điểm rủi ro thấp: là những NNT thực tế có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, tài chính lành mạnh, có lịch sử tuân thủ pháp luật thuế tốt. Đối với những NNT có điểm rủi ro thấp kiến nghị Cục Thuế không tiến hành kiểm tra, khuyến khích và tôn trọng NNT nâng cao hơn nữa mức độ tín nhiệm của mình.

NNT có điểm rủi ro vừa: là những NNT thực tế có tình hình sản xuất kinh doanh có mức độ ổn định không cao, tình hình tài chính không thực sự lành mạnh, đã có lịch sử vi phạm pháp luật thuế.

NNT có điểm rủi ro cao: là những NNT thực tế có kết quả sản xuất kinh doanh đột biến, tình hình tài chính không lành mạnh, có lịch sử tuân thủ không tốt, tiềm ẩn nhiều dấu hiệu gian lận thuế, có khả năng truy thu thuế cao.

Cục Thuế sẽ tập trung kiểm tra những NNT có điểm rủi ro cao và một tỷ lệ NNT có điểm rủi ro vừa. Trong những NNT có điểm rủi ro cao và vừa: cần phân loại thành 2 nhóm chính để có chiến lƣợc xử lý cụ thể:

Thứ nhất,đối với nhóm NNT cố ý gian lận, trốn - tránh thuế: Cục Thuế cần phải sử dụng biện pháp kiểm soát mang tính áp đặt và hành động, tăng cƣờng kiểm tra NNT có dấu hiệu gian lận thuế lớn, có thể gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thu lớn cho NSNN để xử lý nghiêm minh nhằm tăng

83

thu cho NSNN, nâng cao tính răn đe, phòng ngừa, làm gƣơng cho các NNT khác; Cần tiến hành kiểm tra chi tiết, thƣờng xuyên, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để phát hiện, xử lý và ngăn ngừa vi phạm.

Thứ hai,đối với nhóm NNT không cố ý gian lận, vi phạm do thiếu hiểu biết về pháp luật: Cục Thuế cần chấn chỉnh kịp thời sai phạm của NNT, thông báo cho NNT biết các thiệt hại có thể xảy ra để NNNT tự chủ động kiểm tra và điều chỉnh. Thực tế cho thấy không phải bất cứ sai sót nào của NNT gây ra đều là cố ý mà phần lớn các sai sót này là lỗi vô ý. Vì vậy, NNT cần đƣợc sự trợ giúp từ phía Cục Thuế trong việc hƣớng dẫn, tuyên truyền để họ rút kinh nghiệm nhằm tuân thủ tốt hơn.

Việc phân loại NNT theo mức độ rủi ro nhƣ vậy vừa đảm bảo công tác kiểm tra đạt đƣợc tính chuyên sâu, hiệu quả, vừa động viên khuyến khích NNT thực hiện tốt chính sách thuế.

Ngoài ra, cần xây dựng, thống nhất mẫu biểu báo cáo kết quả kiểm tra theo các tiêu chí để có thể theo dõi, cập nhật kịp thời và tính toán các tiêu chí báo cáo nhằm đánh giá chính xác hiệu quả công tác kiểm tra thuế hàng năm. Từ đó, rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động kiểm tra tốt hơn và tiếp tục hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác kiểm tra thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố hà nội​ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)