Thực trạng hệ thống kiểm soát tài chính tại BHTGVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm soát tài chính tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 47)

3.2.1. Hoạt động chính của BHTGVN

Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18/6/2012 của Quốc hội, BHTGVN có 14 quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, trong đó các hoạt động chính gồm: Cấp và thu hồi chứng nhận tham gia BHTG; Tính và thu phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG; Chi trả tiền bảo hiểm cho ngƣời đƣợc BHTG; Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG; Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG; Mua trái phiếu Chính phủ; tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN; Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG; Tổ chức tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTG; tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ về BHTG.

Kết quả hoạt động của BHTGVN đƣợc thể hiện ở Bảng 3.1

Bảng 3.1. Khái quát kết quả hoạt động của BHTGVN

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Thu hoạt động BHTG 412.555 480.968 551.855 2 Chi hoạt động BHTG 9.822 9.592 11.127 3 Lợi nhuận gộp từ hoạt động BHTG 402.733 471.375 540.727 4 Doanh thu hoạt động tài chính 2.656 2.421 2.559

5 Chi phí tài chính 0 0 0

6 Chi phí quản lý doanh nghiệp 317.814 348.165 421.501 7 Lợi nhuận thuần từ hoạt động BHTG 87.575 125.631 121.784 8 Thu nhập khác 1.879 739 66

9 Chi phí khác 45 6 131

10 Lợi nhuận khác 1.834 733 - 64 11 Tổng lợi nhuận 89.410 126.364 121.720

Năm 2016, 2017, 2018, BHTGVN hoàn thành tất cả các chỉ tiêu do Ngân hàng Nhà nƣớc giao và đƣợc xếp loại A.

Theo kết quả hoạt động nêu trên, lợi nhuận năm 2017 đạt 126.364 triệu đồng, tăng mạnh36.954 triệu đồng, tƣơng ứng 41%. Nguyên nhân thu nhập hoạt động bảo hiểm tăng nhanh hơn chi phí quản lý doanh nghiệp nên lợi nhuận tăng (thu hoạt động tăng 16,58%, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 9,5%).

Tổng lợi nhuận năm 2018 giảm so với năm 2017 là 4.644 triệu đồng tƣơng ứng giảm 9% do các nguyên nhân sau: (i) Thu hoạt động BHTG có mức tăng thấp hơn năm 2017 (tăng 14,74%); (ii) Chi hoạt động BHTG tăng mạnh hơn năm 2017 (tăng 16%).

Chi phí BHTG có mức tăng thấp hơn, hoạt động huy động vốn của các Tổ chức tín dụng BHTG tăng trƣởng chậm hơn năm trƣớc.

3.2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát tài chính tại BHTGVN

3.2.2.1. Môi trường pháp lý của hệ thống kiểm soát tài chính tại BHTGVN

Luật BHTG số 06/2012/QH13. Tại Điều 32 quy định “(i) Chế độ tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi do Bộ Tài chính chủ trì , phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.Năm tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch; (ii) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của pháp luật; (iii) Báo cáo tài chính hằng năm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán và xác nhận”.

Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ số 312/2016/TT-BTC ngày 24/11/2016 Quy định chế độ tài chính đối với BHTGVN và Thông tƣ số 177/2015/TT-BTC ngày 12/11/2015 hƣớng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với BHTGVN.

BHTGVN đã ban hành các văn bản nội bộ nhằm cụ thể hóa và áp dụng thống nhất về hoạt động kiểm soát tài chính nhƣ: Quyết định số 92/QĐ-BHTG ngày 24/3/2017 của HĐQT ban hành Quy chế quản lý tài chính của BHTGVN; Quyết định số 1969/QĐ-BHTG ngày 30/8/2017 của HĐQT ban hành Quyết định chi tiêu nội bộ của BHTGVN; Quyết định số 2304/QĐ-BHTG ngày 29/12/2017 của HĐQT

ban hành Quy định về việc xây dựng mức vốn khả dụng của BHTGVN; Quyết định số 2305/QĐ-BHTG ngày 29/12/2017 của HĐQT ban hành Quy chế quản lý và sử dụng các quỹ của BHTGVN; Quyết định số 588/QĐ-BHTG ngày 5/9/2018 của HĐQT ban hành Quy định quản lý và sử dụng tài sản của BHTGVN; Quyết định số 848/QĐ-BHTG ngày 10/12/2018 của Tổng giám đốc về Quy trình tạm ứng, thanh toán tại Trụ sở chính; Quyết định số 849/QĐ-BHTG ngày 10/12/2018 của HĐQT ban hành Quy định lập và quản lý thực hiện kế hoạch tài chính của BHTGVN; Quyết định số 800/QĐ-BHTG ngày 20/9/2019 của HĐQT ban hành Quy chế về lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản, hàng hóa, dịch vụ để bảo đảm tính liên tục phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ và duy trì hoạt động thƣờng xuyên của BHTGVN.

BHTGVN đã có đầy đủ hành lang pháp lý phục vụ cho hoạt động kiểm soát tài chính.

3.2.2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát tài chính tại BHTGVN

BHTGVN thực hiện hệ thống kiểm soát tài chính theo mô hình bốn tuyến phòng thủ gồm: Kiểm soát quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và kiểm soát từ bên ngoài. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đi sâu phân tích các tuyến phòng thủ trong hệ thống kiểm soát tài chính, bao gồm:

3.2.2.2.1. Tuyến phòng thủ thứ nhất

Tuyến phòng thủ này đƣợc thực hiện bởi các phòng, ban, chi nhánh liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của BHTGVN, gồm:

- Phòng Quản lý thu phí: Thực hiện nghiệp vụ về tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định; làm đầu mối chi trả tiền bảo hiểm cho ngƣời đƣợc bảo hiểm tiền gửi theo quy định của NHNN; thực hiện báo cáo theo quy định.

- Phòng Nguồn vốn: Thực hiện nghiệp vụ đầu tƣ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; xây dựng kế hoạch đầu tƣ nguồn vốn tạm thời nhãn rỗi hàng năm và trong từng thời kỳ; xây dựng phƣơng án đầu tƣ vốn định kỳ 6 tháng; Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN.

BHTG; tham gia việc theo dõi, xử lý đối với các tổ chức tham gia BHTG hoạt động yếu kém.

- Các phòng ban đầu mối mua sắm: Thực hiện mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động thƣờng xuyên của BHTGVN. Cụ thể:

+ Văn phòng: Mua sắm tài sản cố định, lễ tân, khánh tiết.

+ Phòng Đào tạo: Triển khai hoạt động đào tạo, tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ. + Phòng CNTH: Mua sắm thiết bị tin học và đƣờng truyền dữ liệu.

+ Phòng Thông tin tuyên truyền: Tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

+ Phòng Quản trị: Mua sắm công cụ dụng cụ, vật liệu, chi phí quản lý tòa nhà và sửa chữa, bảo dƣỡng tòa nhà làm việc.

+ Phòng Tổ chức cán bộ: Tiền lƣơng, khám sức khỏe và các khoản liên quan đến thanh toán cho ngƣời lao động.

a) Lập và phân bổ kế hoạch tài chính

Hàng năm, để đảm bảo các kế hoạch có sự thống nhất, thuận tiện trong quá trình triển khai, tại thời điểm xây dựng kế hoạch mức trích, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hoạt động đầu tƣ xây dựng và mua sắm tài sản cố định, kế hoạch lao động, tiền lƣơng, BHTGVN đồng thời xây dựng kế hoạch: Nguồn vốn, nguồn thu, thu nhập, chi phí, chênh lệch thu chi, xử lý chênh lệch thu chi, chỉ tiêu giám sát tài chính, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại theo Quyết định số 849/QĐ- BHTG ngày 10/12/2018 kèm theo quy định lập và quản lý thực hiện kế hoạch tài chính của BHTGVN.

Việc lập kế hoạch tài chính của BHTGVN căn cứ vào: - Kế hoạch nguồn vốn.

- Kế hoạch nguồn thu. - Kế hoạch thu nhập. - Kế hoạch chi phí.

- Kế hoạch chênh lệch thu chi. - Kế hoạch xử lý chênh lệch thu chi.

Các bộ phận tham gia vào quy trình:

- Các phòng, ban tại TSC và CN BHTGVN.

- Phòng TC-KT tại TSC hoặc phòng Kế toán tại CN BHTGVN.

Quy trình Lập kế hoạch tài chính tại các đơn vị của BHTGVN nhƣ sau:

Bƣớc 1: Trƣớc ngày 15/9, các phòng, ban tại TSC và CN căn cứ chính sách, chế độ tài chính của nhà nƣớc và BHTGVN, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị, kế hoạch công tác năm kế hoạch của đơn vị đƣợc phê duyệt, dự kiến kết quả tài chính năm trƣớc năm kế hoạch của đơn vị và dự báo các yếu tố tác động đến kế hoạch tài chính năm kế hoạch của đơn vị, các đơn vị xây dựng kế hoạch tài chính cho năm tài chính tiếp theo.

Bƣớc 2: Trƣớc ngày 20/9, các đơn vị đầu mối tổng hợp, rà soát lập kế hoạch tài chính trên cơ sở làm việc, thống nhất với đơn vị liên quan.

Bƣớc 3: Trƣớc ngày 24/9, lãnh đạo đơn vị/đơn vị đầu mối xem xét, ký trên cơ sở kế hoạch tài chính của đơn vị, đơn vị đầu mối trình.

Bƣớc 4: Trƣớc ngày 27/9, đơn vị đầu mối gửi kế hoạch tài chính về phòng TC-KT để tổng hợp.

Quy trình lập và gửi kế hoạch tài chính của BHTGVN nhƣ sau:

Bƣớc 1: Trƣớc ngày 30/9, căn cứ kế hoạch tài chính của các đơn vị, đơn vị đầu mối dự kiến kế hoạch chi cho năm kế hoạch. Phòng TC-KT xây dựng kế hoạch tài chính cho toàn hệ thống năm kế hoạch.

Bƣớc 2: Trƣớc ngày 02/10, phòng TC-KT thông báo kế hoạch chi cho phòng Nguồn vốn và Đầu tƣ để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tƣ và kế hoạch doanh thu hoạt động đầu tƣ; phòng Tổ chức cán bộ để xây dựng kế hoạch lao động, tiền lƣơng.

Bƣớc 3: Trƣớc ngày 10/10, phòng TC-KT tổng hợp và rà soát kế hoạch tài chính của các đơn vị. Đơn vị hoặc cá nhân đƣợc giao thẩm tra tiến hành thẩm tra kế hoạch tài chính theo quyết định của TGĐ. Trên cơ sở đó phòng TC-KT thống nhất với các đơn vị liên quan.

Bƣớc 4: Trƣớc ngày 15/10, phòng TC-KT phối hợp với phòng Nguồn vốn và Đầu tƣ, phòng Tổ chức cán bộ, phòng KSNB xây dựng kế hoạch mức trích, kế

hoạch lao động, tiền lƣơng, chỉ tiêu giám sát tài chính, chỉ tiêu đánh giá xếp loại kết quả hoạt động và xếp loại.

Bƣớc 5: Trƣớc ngày 20/10, trình kế hoạch tài chính, kế hoạch kinh doanh và doanh thu hoạt động đầu tƣ, kế hoạch lao động, tiền lƣơng

Phòng Nguồn vốn và Đầu tƣ trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt kế hoạch kinh doanh, doanh thu hoạt động đầu tƣ và trình HĐQT phê duyệt và gửi về phòng TC- KT kèm theo bản thuyết minh.

Phòng Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt kế hoạch lao động, tiền lƣơng và trình HĐQT phê duyệt và gửi về phòng TC-KT kèm theo bản thuyết minh.

Phòng TC-KT trình TGĐ/Phó TGĐ phụ trách TC-KTphê duyệt kế hoạch tài chính.

Bƣớc 6: Trƣớc ngày 25/10, TGĐ trình HĐQT, Chủ tịch HĐQT thông qua kế hoạch tài chính.

Bƣớc 7: Trƣớc ngày 30/10, BHTGVN gửi Bộ Tài chính phê duyệt mức trích và gửi NHNN để báo cáo.

Bƣớc 8: Trong vòng 05 ngày sau khi Bộ Tài chính phê duyệt mức trích, trong trƣờng hợp phải điều chỉnh kế hoạch tài chính, phòng TC-KT rà soát, làm việc và thống nhất với các đơn vị để điều chỉnh trình Lãnh đạo đơn vị, đơn vị đầu mối ký. Trƣớc ngày 20/2 năm kế hoạch, TGĐ trình HĐQT, Chủ tịch HĐQT thông qua điều chỉnh kế hoạch tài chính sau khi có mức trích.

Bƣớc 9: Trƣớc ngày 01/3 năm kế hoạch, BHTGVN gửi NHNN thẩm định kế hoạch tài chính theo quy định.

Quy trình thực hiện phê duyệt và phân bổ kế hoạch tài chính

Bƣớc 1: Trong vòng 10 ngày kể từ ngày NHNN giao, phòng TC-KT đề xuất phê duyệt kế hoạch tài chính và phƣơng án phân bổ trên cơ sở làm việc, thống nhất với các đơn vị.

Bƣớc 2: Trong vòng 12 ngày kể từ ngày NHNN giao, TGĐ và Phó TGĐ phụ trách TC-KT xem xét, phê duyệt kế hoạch tài chính và phƣơng án phân bổ kế hoạch tài chính.

Bƣớc 3: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày NHNN giao, TGĐ trình HĐQT, Chủ tịch HĐQT thông qua và phê duyệt kế hoạch tài chính.

Bƣớc 4: Trong vòng 05 ngày kể từ ngày HĐQT, Chủ tịch HĐQT thông qua và phê duyệt, TGĐ thực hiện phân bổ kế hoạch tài chính cho các đơn vị.

Bƣớc 5: Trong vòng 05 ngày kể từ ngày TGĐ thực hiện phân bổ kế hoạch tài chính, Đơn vị đầu mối (trƣờng hợp qua đơn vị đầu mối) đề xuất phƣơng án phân bổ chi tiết cho các đơn vị thuộc TSC, trình Lãnh đạo Đơn vị đầu mối ký và thông báo cho các đơn vị liên quan. Phòng TC-KT (trƣờng hợp không qua đơn vị đầu mối) gửi kế hoạch tài chính đƣợc phân bổ cho các đơn vị.

b) Sổ sách kế toán

BHTGVN ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung và thực hiện trên phần mềm kế toán ERP của FSMIMS theo Hƣớng dẫn số 231/BHTG-TCKT ngày 28/4/2017 Cẩm nang hƣớng dẫn quy trình sử dụng vận hành hệ thống ERP. Việc ghi sổ đƣợc thực hiện hàng ngày và phân loại các nghiệp vụ phát sinh ngay khi nhập số liệu, nhƣ: Theo dõi các khoản thu chi có đối tƣợng khách hàng trên phân hệ AP, không có đối tƣợng khách hàng trên phân hệ AR, theo dõi xuất nhập kho trên phân hệ IN, tài sản cố định trên phân hệ FA và báo cáo kế toán, báo cáo quản trị trên phân hệ GL.

Hàng tháng, chứng từ và sổ sách kế toán đƣợc in và đóng quyển đầy đủ, lƣu trữ tại kho lƣu trữ của phòng TC-KT.

c) Giám sát và lập báo cáo tài chính

Theo quy định tại Điều 25 - Chế độ báo cáo của Thông tƣ số 312/2016/TT- BTC ngày 24/11/2016, BHTGVN phải lập và gửi báo cào tài chính theo tháng, quý năm Bộ Tài chính, NHNN và Tổng cục thống kế (báo cáo năm).

Báo cáo tài chính tháng: Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cuối tháng BHTGVN lập báo cáo tài chính tháng và Phó TGĐ phụ trách tài chính phê duyệt, gửi NHNN chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc tháng.

Báo cáo tài chính quý: BHTGVN lập báo cáo tài chính quý, phòng KSNB kiểm tra và giám sát, Phó TGĐ phụ trách tài chính phê duyệt, gửi NHNN chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Báo cáo tài chính năm: Cuối niên độ kế toán (31/12) BHTGVN lập báo cáo tài chính năm, phòng KSNB kiểm tra và giám sát, Ban KTNB kiểm tra và gửi báo cáo HĐQT Báo cáo tài chính năm phải đƣợc HĐQT thông qua và gửi Bộ Tài chính, NHNN và Tổng cục thống kế chậm nhất trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm.

Ngoài ra, BHTGVN còn phải lập các báo cáo gửi các đơn vị cấp trên có liên quan, nhƣ: Báo cáo tình hình thực hiện Tài sản có - Tài sản nợ; Báo cáo một số chỉ tiêu tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động, báo cáo giám sát tài chính 6 tháng, năm (kèm 8 mẫu biểu); Báo cáo giám sát tài chính; Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh và sắp xếp, đổi mới DNNN; Chƣơng trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm hoặc theo giai đoạn; Báo cáo thống kê thu thập thông tin năm của BHTGVN; Báo cáo giải trình thanh tra, kiểm toán, kiểm tra cơ chế.

Lập các báo cáo nội bộ theo yêu cầu của lãnh đạo, gồm: Báo cáo theo chế độ kế toán; Báo cáo hoạt động tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm; Báo cáo tiền gửi ngân hàng và tiền mặt tại Quỹ; Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của BHTGVN; Báo cáo đối chiếu tình hình đầu tƣ với phòng nguồn vốn; Báo cáo tình hình đầu tƣ vốn tạm thời nhàn rỗi định kỳ; Báo cáo tình hình trích lập và sử dụng các quỹ (tiền lƣơng, khen thƣởng, phúc lợi); Báo cáo tổng hợp kế hoạch tài chính và điều chỉnh kế hoạch tài chính sau khi đƣợc HĐQT phê duyệt; Báo cáo phân bổ tạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động kiểm soát tài chính tại bảo hiểm tiền gửi việt nam​ (Trang 47)