2.2.1. Phương pháp thống kê và phân tích dữ liệu
Phân tích thống kê là xác định mức độ, nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tƣợng. Phân tích thống kê lấy con số thống kê làm tƣ liệu, lấy các phƣơng pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.
Phân tích thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phƣơng pháp phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thành kế hoạch và các quyết định quản lý; phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc sử dụng nguồn lực, xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống.
Chức năng của phân tích thống kê ngày càng trở nên quan trọng hơn, khối lƣợng công việc nhiều hơn và vai trò của thống kê trong bộ máy Nhà nƣớc ngày
càng nhiều hơn. Trong quá trình phân tích thống kê phƣơng pháp tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải tiếp cận theo cả 2 hƣớng: hƣớng phân tích và hƣớng tổng hợp.
Theo hƣớng phân tích đối tƣợng nghiên cứu đƣợc tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự biến động của đối tƣợng cũng đƣợc chia ra làm nhiều nguyên nhân nhỏ hơn nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tƣợng. Do việc phân tích thành các nhân tố nhƣ trên ta có thể khảo sát và biết đƣợc đâu là nhân tố nổi trội tác động của đối tƣợng mà ta nghiên cứu. Mức độ chi tiết của việc nghiên cứu phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực té của sự phân tích nhân tố. Không phải lúc nào cũng phân tích một cách chi tiết vì trong nhiều trƣờng hợp điều đó là không thể thực hiện và nếu thực hiện đƣợc thì có nhiều khả năng làm nhiễu các quyết định quản lý.
Theo hƣớng tổng hợp có thể có một số cách làm khác nhau ngƣời ta có thể khảo sát sự biến động chung của cả đối tƣợng nghiên cứu, xây dựng các mô hình biến động của chúng trong một thời gian dài hoặc trên quy mô lớn từ đó phân tích quy luật của đối tƣợng. Cũng có thể nghiên cứu đối tƣợng trong mối quan hệ lẫn nhau với một số nhân tố chủ yếu khác hay hiện tƣợng, quá trình khác. Ngƣời ta có thể kết hợp nhiều nhân tố nhỏ thành nhóm các nhân tố ảnh hƣởng có cùng tính chất chung nào đó để khảo sát sự tác động theo các hƣớng chủ yếu khác nhau. Hoặc biến các nhân tố có thể so sánh đƣợc.
Phân tích thống kê doanh thu, chi phí, khối lƣợng hàng năm nhằm đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kiểm soát tài chính của BHTGVN, từ đó chỉ ra xu hƣớng phát triển, mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố liên quan đến đối tƣợng nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Đây là phƣơng pháp nghiên cứu bằng cách thu thập các tài liệu có liên quan dƣới dạng có xuất bản hoặc không xuất bản và xử lý chúng thích hợp. Các tài liệu này chủ yếu là các thông tin thứ cấp nhƣ các số liệu thông tin thƣờng kỳ sẵn có ở các bộ phận tài chính, kế toán, thống kê, các nguồn thông tin trên sách báo, bản tin
kinh tế, mạng xã hội. Phƣơng pháp này có những ƣu điểm nhƣ dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh bởi thông tin thu thập là các thông tin có sẵn nên vấn đề chỉ là phát hiện và thu thập lại, do đó tốn ít thời gian và chi phí thấp. Việc nghiên cứu tại bàn cũng sẽ cung cấp cho nghiên cứu viên một bức tranh tổng thể về vấn đề nghiên cứu, những nội dung cụ thể sẽ đƣợc thu thập tại thực địa, những hiểu biết cốt lõi cơ bản tại địa bàn nghiên cứu. Nhƣng bên cạnh những ƣu điểm, nhƣợc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu này là đôi lúc thông tin có sẵn không phù hợp với mục đích nghiên cứu, hoặc thông tin có độ trễ về thời gian so với thực tế nên việc đánh giá sẽ có sự sai lệch.
Các nguồn thông tin bao gồm: Các báo cáo nghiên cứu, tài liệu đƣợc xuất bản của tổng cục thống kê, bộ ngành liên quan, tổ chức; Phân tích sâu từ bộ số liệu sẵn có; Chiến lƣợc phát triển của BHTGVN cũng nhƣ của NHNN, v.v.
2.2.4. Phương pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong hoạt động phân tích tài chính. Phƣơng pháp so sánh làm rõ sự khác biệt, xác định xu hƣớng, mức độ biến động của đối tƣợng nghiên cứu.Cụ thể, kỹ thuật so sánh đƣợc sử dụng bao gồm:
- So sánh tuyê ̣t đối . Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lƣợng về giá trị một chỉ tiêu kinh tế nào đƣợc xác định trong khoảng thời gian và địa điểm cụ thể. Mức giá trị tuyệt đối đƣợc xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu của hai kỳ. Kết quả so sánh cho thấy sƣ̣ biến đô ̣ng về số tuyê ̣t đối của đối tƣợng nghiên cƣ́u.
- So sánh tƣơng đối : Mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh giữa giƣ̃a thƣ̣c tế số gốc đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hƣớng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh con số bình quân:
+ So sánh theo chiều ngang: Là việc đối chiếu tình hình biến động về số tuyệt đối và tƣơng đối trên từng chỉ tiêu và báo cáo tài chính.
+ So sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính.
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn chuyên sâu là kỹ thuật phỏng vấn cá nhân, trực tiếp và kh ông chính thức. Phỏng vấn sâu là một trong những phƣơng pháp nghiên cứu quan trọng mà tác giả sử dụng khi thực hiện Đề tài nghiên cứu này. Phƣơng pháp phỏng vấn này mặt đối mặt dựa vào sƣờn câu hỏi và các câu hỏi bán cấu trúc, góp phần khai thác sâu các thông tin theo chủ đề nghiên cứu, thu thập đƣợc nhiều thông tin ngoài luồng, chi phí ít. Phỏng vấn sâu chỉ áp dụng trong những trƣờng hợp nhà nghiên cứu ít nhiều đã xác định đƣợc sơ bộ vấn đề nghiên cứu và những thông tin cần thu thập cho đề tài. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể mà giúp hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định. Vì vậy, trong phỏng vấn sâu, ngƣời phỏng vấn hoàn toàn tự do trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn cũng nhƣ trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi, thậm chí cả cách thức đặt các câu hỏi nhằm thu thập đƣợc thông tin mong muốn.
Phỏng vấn sâu thƣờng áp dụng cho những tìm hiểu về nguyên nhân của một hành động hay một loạt hành động nào đó gắn với những trƣờng hợp cụ thể. Nhƣ vậy, trƣớc khi tiến hành phỏng vấn, việc xác định đƣợc đối tƣợng phỏng vấn là vô cùng quan trọng. Họ phải là những trƣờng hợp tiêu biểu, có tính đại diện và đảm bảo thông tin mà họ cung cấp hoàn toàn phục vụ đƣợc cho nghiên cứu của nhà nghiên cứu. Chính xác hơn, họ phải là những ngƣời liên quan nhiều đến mục tiêu nghiên cứu và đảm bảo thông tin thu đƣợc từ những khách thể này hoàn toàn có thể thỏa mãn cho những câu hỏi nghiên cứu mà nhà nghiên cứu đặt ra. Do vậy, việc xác định tiêu chí nghiên cứu trƣờng hợp đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc xác định tiêu chí nghiên cứu trƣờng hợp không phải ngay từ lúc bắt đầu xác định vấn đề nghiên cứu đã có thể hình dung và thiết kế chính xác, mà là kết quả của việc tìm hiểu về đối tƣợng nghiên cứu và sau một quá trình điền dã thực tế.
Một số kỹ thuật sử dụng trong quá trình phỏng vấn:
(i) Kỹ thuật liên tƣởng: ngƣời đƣợc phỏng vấn trình bày ý kiến với sự kích thích và đƣợc hỏi bằng bảng liệt kê các từ để trả lời từng từ một mà từ đó sẽ rất gợi nhớ;
huống chƣa kết thúc các vấn đề quan tâm;
(iii) Kỹ thuật dựng hình:ngƣời đƣợc phỏng vấn trình bày câu trả lời theo hình thức của một câu chuyện, một mẫu đàm thoại hay mô tả;
(iv) Kỹ thuật diễn cảm: Ngƣời đƣợc phỏng vấn trong trình bày câu trả lời dƣới hình thức kể hay quan sát và trả lời những câu hỏi có liên quan đến cảm nghĩ và thái độ của ngƣời khác đối với vấn đề nghiên cứu. Họ không chỉ trình bày cảm nghĩ riêng của họ mà còn nhận xét cảm nghĩ của ngƣời khác thông qua việc đóng vai trò ngƣời thứ ba.
Học viên là cán bộ có kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại phòng TC- KTTSC của BHTGVN và giữ chức vụ lãnh đạo phòng nên có điều kiện tiếp xúc, làm việc với nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau trong hệ thống về vấn đề tài chính kế toán. Ngoài ra, học viên cũng có cơ hội làm việc, trao đổi, báo cáo với Ban lãnh đạo của BHTGVN cũng nhƣ các các cơ quan ban ngành liên quan đến vấn đề tài chính của BHTGVN. Đây chính là các cơ hội để học viên có thể thực hiện phỏng vấn sâu về vấn đề kiểm soát tài chính của BHTGVN, giúp cho việc phân tích, đánh giá và đƣa ra giải pháp cho Đề tài thiết thực và có ý nghĩa ứng dụng sâu hơn.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TÀI CHÍNH TẠI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
3.1. Khái quát về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHTGVN
Đầu những năm 1988 đến năm 1990, hàng loạt tổ chức tín dụng đô thị bị đổ vỡ trên toàn quốc, làm lòng tin của ngƣời dân đối với hệ thống tài chính - ngân hàng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Khi niềm tin của ngƣời gửi tiền giảm xuống, họ có xu hƣớng không gửi tiền tích lũy tại ngân hàng mà giữ tại nhà hoặc mua vàng tích trữ tại nhà. Điều này gây ảnh hƣởng đến quá trình huy động vốn cung cấp cho nền kinh tế. Đứng trƣớc thách thức lấy lại niềm tin nơi ngƣời gửi tiền, khi triển khai mô hình Quỹ tín dụng nhân dân theo Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 1993 của Thủ tƣớng chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của QTDND đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn, theo quyết định số 101- TCQĐ/BH ngày 01/02/1994. Đây là khởi đầu của chính sách BHTG tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi thực hiện Quyết định này, hoạt động BHTG còn nhiều hạn chế và bất cập nhƣ thiếu tính chuyên nghiệp, không phù hợp với thông lệ quốc tế, v.v.
Thêm vào đó, bối cảnh từ thị trƣờng quốc tế cũng có tác động không nhỏ đến Việt Nam. Tuy không chịu ảnh hƣởng nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 nhƣng cũng có những tác động nhất định đến hoạt động ngân hàng Việt Nam và là hồi chuông cảnh báo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, cần phải chú trọng hơn nữa đến vấn đề BHTG. Trong giai đoạn này, một số nƣớc ở khu vực Châu Á đã sử dụng các tổ chức BHTG rất hiệu quả để củng cố niềm tin của ngƣời gửi tiền, tham gia vào hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, góp phần vào việc củng cố nền kinh tế. Hệ thống BHTG quốc tế tại thời điểm đó cũng phát triển mạnh mẽ, ảnh hƣởng tới Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, để bảo vệ ngƣời gửi tiền và đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động tài chính - ngân hàng việc cần có một tổ chức BHTG hoạt động chuyên nghiệp là thật sự cần thiết, đáp ứng đƣợc yêu cầu khách quan của
thị trƣờng tài chính cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế. Quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật các tổ chức tín dụng năm 1997: “Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi hoặc BHTG” chính là cơ sở để BHTGVN ra đời. Điều này cho thấy quyết định thành lập tổ chức BHTG của Chính phủ là phù hợp với xu thế của thế giới cũng nhƣ tình hình thực tiễn tại Việt Nam.Đến nay, BHTGVN đã có đầy đủ hành lang pháp lý cho hoạt động của mình.
3.1.2. Các chức năng, nhiệm vụ chính của BHTGVN
Theo Luật BHTG số 06/2012/QH13 năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, Quyết định số 1394/QĐ-NHNN ban hành ngày 13/08/2013 về việc thành lập BHTGVN và quy định chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN. Theo Khoản 4 Điều 4 Luật BHTG: “Tổ chức BHTG là tổ chức tài chính nhà nƣớc, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách BHTG, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng”.
Theo Điều 9 Quyết định 1395/QĐ-TTg ban hành ngày 13/8/2013 Phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của BHTGVN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các TCTD số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của BHTG, trong đó nổi bật các nội dung gồm:
- Cấp và thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG.
- Tính và thu phí BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG - Chi trả tiền bảo hiểm cho ngƣời đƣợc BHTG
- Quản lý, sử dụng và bảo toàn nguồn vốn BHTG.
- Theo dõi và kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG. - Tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.
- Tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN; tham gia quản lý, thanh lý tài sản và thu hồi số tiền bảo hiểm phải trả của tổ chức tham gia BHTG.
- Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đƣợc kiểm soát đặc biệt.
- Mua trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ tổ chức tín dụng đƣợc kiểm soát đặc biệt.
- Kiến nghị, đề xuất với NHNN và các cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chủ trƣơng, chính sách về BHTG, ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động BHTG.
3.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của BHTGVN
Sau 20 năm thành lập và đi vào hoạt động, đến nay BHTGVN gồm TSC tại Hà Nội và 8 Chi nhánh trên toàn quốc.TSC tại Hà Nội là cơ quan trung ƣơng, là nơi làm việc của HĐQT, Kiểm soát viên, Ban điều hành và các phòng ban.Quyết định số 3090/QĐ-NHNN ngày 31/12/2013 Quyết định về cơ cấu tổ chức của BHTGVN.
Cơ cấu tổ chức của BHTGVN đƣợc thể hiện ở Sơ đồ 3.1 dƣới đây:
HĐQT Kiểm soát viên
Các phó TGĐ TGĐ TSC Các chi nhánh BHTGVN Phòng Giám sát Phòng Kiểm tra Phòng QLTP&CT BHTG Phòng Tham gia Kiểm soát đặc biệt và
Thu hồi tài sản
Phòng Nguồn vốn & Đầu tƣ Phòng Thông tin
tuyên truyền Ban triển khai dự
án FSMIMS Văn phòng Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Đào tạo Phòng Nghiên cứu tổng hợp và Hợp tác quốc tế Phòng Pháp chế Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Kiểm soát nội bộ Phòng Công nghệ tin học Văn phòng Đảng – Đoàn thể Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ Chi nhánh BHTGVN tại Tp.Hà Nội Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ Chi nhánh BHTGVN khu vực Bắc Trung Bộ Chi nhánh BHTGVN tại Tp.Đà Nẵng Chi nhánh BHTGVN khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Chi nhánh BHTGVN tại Tp.Hồ Chí Minh Chi nhánh BHTGVN khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Ban KTNB Ban thƣ ký HĐQT
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHTGVN