Các yếu tố thuộ cY tế thôn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên và một số yếu tố liên quan​ (Trang 30 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn của Nhân viên Y tế thôn bản

1.5.1. Các yếu tố thuộ cY tế thôn bản

* Kiến thức

Để tư vấn sức khỏe cho người dân thu được kết quả tốt thì YTTB cần có kiến thức về các vấn đề liên quan. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương tại Tuyên Quang [29] cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức với kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB.

Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên và cộng sự [39] tại huyện Lương Tài, Bắc Ninh chỉ ra rằng mối liên quan giữa kiến thức của YTTB và hoạt động TT-GDSK có ý nghĩa thống kê (p<0,05). YTTB có kiến thức đạt về TT - GDSK thì hoạt động TT- GDSK đạt gấp cao gấp 11,5 (OR = 11,5) so với YTTB có kiến thức không đạt.

Một nghiên cứu khác của Kaewpitoon và cộng sự cho thấy kiến thức của YTTB có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng tư vấn [53].

Kết quả phỏng vấn sâu của Singh và cộng sự cho thấy YTTB thiếu kiến thức liên quan đến các vấn đề cần tư vấn làm ảnh hưởng đến kết quả tư vấn [43].

* Thái độ

Thái độ của YTTB hướng đến các hoạt động tư vấn cho đối tượng đích là rất cần thiết, bởi khi YTTB có thái độ đúng thì họ sẽ tích cực thực hiện công việc của mình, qua đó hoạt động TT-GDSK hay chính xác hơn là tư vấn sức khỏe sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương tại Na Hang, Tuyên Quang [29] cho thấy có mối liên quan giữa thái độ với kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB.

Một nghiên cứu khác của Kaewpitoon và cộng sự cho thấy thái độ của YTTB có liên quan chặt chẽ đến kỹ năng tư vấn [53].

Một nghiên cứu của Srisuwan và cộng sự chỉ ra rằng thái độ của YTTB hướng đến sàng lọc ung thư cổ tử cung là rất cao, tuy nhiên thái độ không liên quan đến tỷ lệ sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung [49].

Một nghiên cứu của Neupane D và cộng sự [44] cho thấy thái độ liên quan đến cao huyết áp liên quan đến đặc điểm nhân khẩu học của nữ YTTB.

* Tuổi

Giả thuyết rằng tuổi của YTTB có ảnh hưởng tới kỹ năng tư vấn sức khỏe cũng như hiệu quả của hoạt động TT-GDSK do tuổi cao thì sẽ làm lâu năm hơn nên sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Bùi Đình Lĩnh [19] cho thấy không tìm thấy sự liên quan giữa tuổi của YTTB với việc thực hiện chức năng nhiệm vụ (p>0,05).

Một nghiên cứu khác của tác giả Lê Ngọc Phát [25] cũng cho thấy không có mối liên quan giữa tuổi với kết quả hoạt động của YTTB (p>0,05). Nghiên cứu của La Đăng Tái [31] cho thấy phần lớ n YTTB là trên 30 tuổi.

Tác giả Acharya và cộng sự cũng chỉ ra rằng tuổi có liên quan đến kỹ năng tư vấn của YTTB [42]. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy phần lớn YTTB có tuổi dưới 30 tuổi.

Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] cho thấy không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi với việc thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB. Theo nghiên cứu của Nông Minh Dũng [15] về hoạt động của YTTB tại các trạm y tế xã thuộc 3 huyện Ba Bể, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn kết quả cho thấy hơn một nửa số YTTB có tuổi từ 30-39.

Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy YTTB ở huyện Hòa Vang có độ tuổi từ 30-49 chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5%), thấp nhất là nhóm tuổi <30 (chỉ có 4%).

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên [39] cho thấy tỷ lệ YTTB trên địa bàn huyện Lương Tài dưới 50 tuổi chiếm 68,75% và trên 50 tuổi chiếm 31,25%.

* Giới

Giả thuyết rằng giới tính có mối liên quan tới kỹ năng tư vấn sức khỏe, hiệu quả của hoạt động TT-GDSK. Theo kết quả các nghiên cứu thì YTTB chủ yếu là nữ, do nữ YTTB sẽ làm việc tỉ mỉ, cẩn thận hơn; một số công việc liên quan đến phụ nữ thì nữ YTTB tiếp cận sẽ dễ dàng hơn. Giả thuyết này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] khi chỉ ra rằng có mối liên quan giữa giới tính với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Feldhaus và cộng sự [45] cho thấy trong số các YTTB được đào tạo, 97% đã được phỏng vấn (n = 228) có 55% nam và 45% nữ không có sự khác biệt đáng kể về kiến thức theo giới.

Tác giả Acharya và cộng sự đã chỉ ra rằng giới tính của YTTB có liên quan đến kỹ năng tư vấn của họ [42]. Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] cho thấy không tìm thấy mối liên quan giữa giới tính với việc thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB.

Theo nghiên cứu của Nông Minh Dũng [15] về hoạt động của YTTB tại các trạm y tế xã thuộc 3 huyện Ba Bể, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn kết quả cho thấy phần lớn YTTB là nữ (73,9%).

Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Uyên [39] cho thấy YTTB là nữ chiếm tỷ lệ 76,79% và tỷ lệ nam là YTTB chiếm 23,21%. Tỷ lệ về giới tính của YTTB trong nghiên cứu này tương đương với tỷ lệ về giới tính của YTTB trên địa bàn tỉnh (nữ chiếm 81%, nam chiếm 19%).

Nghiên cứu của tác giả Võ Bá Tước [37] cho thấy trong 389 YTTB tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nữ giới là 49,9%, tỷ lệ nam giới là 50,1%.

Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy phần lớn YTTB ở huyện Hòa Vang là nữ giới (chiếm 89,6%), nam giới chỉ bằng 1/9 so với nữ giới (10,4%).

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác YTTB chủ yếu là nam như nghiên cứu về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] YTTB là nam giới chiếm chủ yếu (88,8%). Điều này là do người H’Mong có nhiều phong tục tập quán mà YTTB là nam giới sẽ làm việc có hiệu quả tốt hơn.

* Trình độ học vấn

Trình độ học vấn quyết định khả năng tiếp thu kiến thức của YTTB. Trình độ học vấn cao sẽ làm tăng khả năng tiếp thu của YTTB với các kiến thức liên quan đến các vấn đề đối tượng đích cần tư vấn. Qua đó, sẽ làm cho kỹ năng của YTTB được tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] đã cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kết quả hoạt động của YTTB. Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] cho thấy không tìm thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn với việc thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Võ Bá Tước [37] cho thấy trong 389 YTTB tham gia nghiên cứu, YTTB có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất 1%; nhiều nhất là trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 50,1%; trung học phổ thông 48,9%. YTTB có chuyên môn y tế chiếm tỷ lệ 77,1%, không có chuyên môn y tế chiếm 22,9%.

Nghiên cứu của tác giả Acharya và cộng sự cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn có liên quan đến kỹ năng tư vấn của YTTB [42]. Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy YTTB ở huyện Hòa Vang có trình độ học vấn tập trung nhiều ở cấp II (chiếm tỷ lệ cao nhất, 49,3%) và cấp III (38,1%). Chỉ có duy nhất 1 YTTB (0,7%) có trình độ cấp I. Về trình độ chuyên môn, 100% YTTB đã được đào tạo chuyên môn về y tế, tuy nhiên chỉ có chưa đến 1/10 YTTB là y tá sơ học (8,2%), còn lại hầu hết là qua lớp đào tạo dành cho YTTB (88,8%). Không có YTTB có trình độ bác sĩ, y sĩ, hộ sinh trung học, y tá trung học và dược sĩ đại học.

Nghiên cứu của tác giả Đoàn Hạnh Nhân và cộng sự [22] cho thấy YTTB văn hóa thấp 12,5% học trung học phổ thông, 87,5% học phổ thông cơ sở; chỉ có 25% YTTB được học 3 tháng về chuyên môn. Một nghiên cứu của tác giả Rahman MH và cộng sự [47] cho thấy các đại diện y tế có trình độ học vấn tốt hơn với 98% có bằng cử nhân, trong khi các YTTB có trình độ học vấn loại 12 hoặc thấp hơn là 84%.

* Thâm niên công tác

Thời gian công tác của YTTB càng lâu đồng nghĩa với việc họ có càng nhiều kinh nghiệm. Điều đó cũng có nghĩa kỹ năng của họ cũng có điều kiện trau dồi nhiều hơn. Điều này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] khi cho rằng thâm niên công tác có mối liên quan với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy thời gian làm YTTB 3-5 năm là chủ yếu (61,6%).

Nghiên cứu của tác giả Khánh Thị Nhi [23] tại Hà Nội cho thấy có mối liên quan giữa thâm niên công tác với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy thâm niên công tác của YTTB ở huyện Hòa Vang chiếm tỷ lệ cao nhất là từ 5 đến 10 năm

(38,1%), tiếp đến là từ 10 đến 15 năm (26,1%), trên 15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,9%).

Nghiên cứu của tác giả Gau YM và cộng sự [59]cho thấy đa số những người tham gia là nữ từ 50 đến 59 tuổi, trung bình 4,5 năm kinh nghiệm làm YTTB; các YTTB ở Đài Loan không phải lúc nào cũng có những kỹ năng cần thiết để chăm sóc cho khách hàng của mình do chương trình đào tạo không đầy đủ.

* Đào tạo

Theo quy định của Bộ Y tế [8] YTTB làm công tác CSSKBĐ phải có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo của Bộ Y tế. Thời gian đào tạo càng lâu thì nội dung đào tạo được truyền tải càng nhiều và càng sâu, qua đó kỹ năng của YTTB cũng được tôi luyện kỹ càng hơn. Nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] và tác giả Khánh Thị Nhi [23] đã chứng minh được điều này khi cho thấy thời gian đào tạo có mối liên quan với kết quả hoạt động của YTTB. Một nghiên cứu của tác giả Chevalier C và cộng sự [41] cho thấy đào tạo trước tuổi 20 là một trong những yếu tố chính giải thích tại sao các nhân viên y tế thôn bản rời khỏi chức vụ.

Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Anh tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình [2] cho thấy có 97,9% YTTB được dự các lớp đào tạo, tập huấn về y tế. Trong số các chủ đề, các chương trình y tế tại cộng đồng được tổ chức nhiều nhất (83,4%), sau đó là CSSKSS (57,2%), TT-GDSK (43,1%), Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường 30,4%, thống kê báo cáo 32,5% và thấp nhất là nuôi trồng và sử dụng thuốc nam 14,1%.

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Nhã Trúc và cộng sự [36] cho thấy có rất ít YTTB không muốn tập huấn hay đào tạo lại (20,6%), phần lớn YTTB đều muốn được đào tạo lại (79,4%). Có 14,4% YTTB có nguyện vọng muốn

được đào tào lại tất cả các nội dung đã được học để hiểu và tự tin hơn trong công việc.

Một nghiên cứu của tác giả Hoàng Tuấn Ba tại Đà Nẵng [3] cho thấy YTTB ở huyện Hòa Vang có 100% YTTB đã được đào tạo chuyên môn về y tế, tuy nhiên chỉ có chưa đến 1/10 YTTB là y tá sơ học (8,2%), còn lại hầu hết là qua lớp đào tạo dành cho YTTB (88,8%). Không có YTTB có trình độ bác sĩ, y sĩ, hộ sinh trung học, y tá trung học và dược sĩ đại học.

Một nghiên cứu của tác giả Đỗ Công Tuyển và cộng sự [38] cho thấy trong số 1993 (95,4%) YTTB đã được đào tạo thời gian từ 03 tháng đến 12 tháng thì số được đào tạo 12 tháng chỉ chiếm khoảng 10%, số đào tạo 9 tháng được 29,2% còn lại được đào tạo 6 tháng là 33,7%, số được đào tạo 3 tháng chiếm tỷ lệ không nhỏ 27,1%. Một số khác tuy không được đào tạo nhưng họ là những bác sỹ/y sỹ quân đội về hưu và có tham gia hoạt động của YTTB.

Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Phương [30] về hoạt động của YTTB tại huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La cho thấy vẫn còn khá nhiều YTTB chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (11,1%), 1/3 số YTTB chưa được đào tạo lại. Nội dung đào tạo chủ yếu là về chức năng nhiệm vụ của YTTB, kỹ năng TT-GDSK, vệ sinh phòng bệnh, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, cấp cứu chấn thương. Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy 20% YTTB chưa được đào tạo.

* Công tác kiêm nhiệm

Kiêm nhiệm quá nhiều công tác có thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến chức năng và nhiệm vụ chính của YTTB. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] cho thấy không có mối liên quan giữa công tác kiêm nhiệm với kết quả hoạt động của YTTB.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Linh Chi [10] cho thấy 99,1% YTTB tham gia kiêm nhiệm công việc khác tại địa phương. Trong đó tỷ lệ tham gia kiêm nhiệm nhiều nhất là làm cộng tác viên dân số (86,3%), tiếp theo là công tác viên (CTV) dinh dưỡng (83,3%); tiếp đến là tham gia CTV An toàn vệ sinh thực phẩm (73,5%), ngoài ra tỷ lệ YTTB tham gia hội phụ nữ, trưởng thôn chiếm tỷ lệ thấp (5,4%), chỉ có (0,9%) là không tham gia các hoạt động đoàn thể kiêm nhiệm nào tại địa phương.

Nghiên cứu của tác giả Khánh Thị Nhi [23] cho thấy những YTTB có tham gia công tác kiêm nhiệm có tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ ở mức trung bình trở lên cao hơn số không kiêm nhiệm. sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0, 05). Một nghiên cứu khác về YTTB của tác giả Giang Lộc Vinh nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành TT-GDSK của YTTB người H’Mong huyện Yên Minh, Hà Giang [40] cho thấy hầu hết YTTB làm nhiệm vụ kiêm nhiệm các công tác khác chủ yếu là công tác dân số (68%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tư vấn sức khỏe của nhân viên y tế thôn bản tại huyện định hóa tỉnh thái nguyên và một số yếu tố liên quan​ (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)