* Phụ cấp
Phụ cấp nghề nghiệp sẽ ảnh hưởng nhiều đến YTTB do họ còn phải lo lắng mưu sinh kiếm sống hằng ngày. Nếu phụ cấp quá thấp sẽ làm YTTB không có hứng thú với công việc của mình, qua đó sẽ khiến kỹ năng của họ không được trau dồi và sẽ không tốt.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Quốc Hải và đồng nghiệp cho thấy 92,93% YTTB không hài lòng với mức phụ cấp hàng tháng và muốn được tăng phụ cấp. Có mối liên quan giữa phụ cấp với thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra của YTTB [16].
Nghiên cứu của tác giả Đoàn Hạnh Nhân và cộng sự [22] cho thấy YTTB gặp một số khó khăn là: không có nhiều thời gian cho hoạt động y tế, trợ cấp thấp.
Nghiên cứu của tác giả Trương Thị Tuyết Nhung và cộng sự [24] cho thấy các yếu tố phụ cấp nghề, thời gian lãnh phụ cấp, thời gian Trạm Y tế giám sát, số ngày làm việc đều có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với việc thực hiện hoạt động của nhân viên y tế thôn bản.
Một nghiên cứu của tác giả Chevalier C và cộng sự [41] cho thấy phụ cấp không đều là những yếu tố chính giải thích tại sao các nhân viên y tế thôn bản rời khỏi chức vụ.
Nghiên cứu của tác giả Reis T và cộng sự [55] cho thấy tiền phụ cấp là động lực cho các YTTB để hoàn thành nhiệm vụ.
* Phương tiện hỗ trợ
Các phương tiện hỗ trợ sẽ giúp ích cho YTTB có thể thực hiện các nhiệm vụ TT-GDSK cho người dân đạt hiệu quả tốt hơn, đặc biệt là phương tiện TT-GDSK.
Một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhật Cảm và cộng sự [9] cho thấy không có trạm y tế xã nào có đủ 100% trang thiết bị, chưa đầy 1/3 xã, phường có đủ trang thiết bị truyền thông giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế thôn bản, chỉ có 0,35% trạm y tế xã có đủ 100%, 1,39% trạm y tế xã có đủ 75% trang thiết bị cho nhân viên y tế thôn bản.
Một nghiên cứu của tác giả Kok MC và cộng sự [46] cho thấy các yếu tố liên quan đến chính sách, kinh tế, môi trường và y tế ảnh hưởng đến hiệu suất của YTTB.
Nghiên cứu của tác giả Pongvongsa T và cộng sự [54] cho thấy mặc dù hầu hết các YTTB đều có xe và được hỗ trợ tài chính cho đi lại, nhưng khó khăn khi đi đến trung tâm chăm sóc sức khoẻ vẫn là nguyên nhân hàng đầu cho việc không báo cáo hàng tháng tại nơi vùng sâu vùng xa của Lào.
Nghiên cứu của tác giả Rashid SF và cộng sự [52] cho thấy một số YTTB phàn nàn về những khó khăn trong hoạt động với việc theo dõi và trang thiết bị kỹ thuật.
Một nghiên cứu khác của tác giả Sato và cộng sự tiến hành ở 149 YTTB tại huyện Sepon Lào đã cho thấy các yếu tố thuộc về xã hội như cơ chế chính sách, khoảng cách địa lý, phương tiện TT-GDSK có liên quan đến hoạt động của YTTB [58].
* Giám sát
Việc theo dõi, kiểm tra giám sát của tuyến trên sẽ khiến việc thực hiện nhiệm vụ của YTTB được tốt hơn. Đặc biệt, khi họ làm các kỹ năng như kỹ năng tư vấn sức khỏe sẽ chú ý hơn, đầy đủ hơn. Theo nghiên cứu của tác giả Trương Thị Tuyết Nhung và cộng sự [24] tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho thấy việc giám sát của Trạm y tế có mối liên quan với việc thực hiện hoạt động của YTTB.
Một nghiên cứu của tác giả Bùi Đình Lĩnh tại Thái Bình [19] cho thấy có mối liên quan giữa việc giám sát của Trạm y tế với hiệu quả hoạt động của YTTB.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tươ ̣ng nghiên cứu
- Nhân viên Y tế thôn bản. - Ban giám đốc TTYT huyện. - Trạm trưởng trạm y tế xã. - Phó chủ tịch xã.
- Hội phụ nữ. - Trưởng thôn.
2.2. Đi ̣a điểm và thời gian nghiên cứu
- Thờ i gian: Từ tháng 4 năm 2016 đến tháng 10 năm 2017
- Địa điểm: 20 xã đặc biệt khó khăn huyê ̣n Định Hóa tỉnh Thái Nguyên [28] bao gồm: (Kim Phượng, Phú Tiến, Phúc Chu, Tân Dương, Trung Hội, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Thịnh, Thanh Định và Trung Lương)
2.3. Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứ u
- Phương pháp nghiên cứu mô tả - Thiết kế nghiên cứu cắ t ngang
- Nghiên cứu định lượng kết hợp định tính
2.4. Mẫu và phương pháp cho ̣n mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu
* Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng:
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu áp dụng cho ước tính 1 tỷ lệ quần thể [51]
2 2 /2 - 1 ) 1 ( Z = n d p p
Trong đó:
n: số YTTB tối thiểu cần nghiên cứu
p: tỷ lệ phần trăm YTTB ở vùng đặc biệt khó khăn có kỹ năng tư vấn sức khỏe chưa đạt yêu cầu. Theo nghiên cứu của La Đăng Tái năm 2012 tại Na Hang, Tuyên Quang tỷ lệ này là 70% [31].
Z 1 - /2: hệ số giới hạn tin cậy, với mức tin cậy 95% Z1-/2 = 1,96 d: sai số giữa ước lượng mẫu và quần thể, lấy d = 0,05
Thay vào công thức ta có:
2 2 05 . 0 3 . 0 7 . 0 1.96 = n x = 323
*Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính:
- Phỏng vấn sâu:
Đại diện Ban giám đốc TTYT huyện (01 người) Trạm trưởng TYT (05 người)
Phó chủ tịch xã (03 người)
Nhân viên Y tế thôn bản (05 người) - Thảo luận nhóm: 02 cuộc thảo luận nhóm
Cuộc thứ nhất, bao gồm:
Đại diện Ban giám đốc TTYT huyện (01 người) Phó chủ tịch xã (01 người)
Trạm trưởng trạm y tế xã (04 người) Đại diện hội phụ nữ (02 người) Trưởng thôn (02 người)
Cuộc thứ hai, bao gồm:
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
* Đối với nghiên cứu định lượng:
- Cách chọn mẫu: Chọn chủ đích toàn bộ các YTTB đang làm việc tại các thôn, bản thuộc 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên (354 người). Tuy nhiên, do yếu tố khách quan chúng tôi đã chọn 330 YTTB (93%) tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn lựa chọn: Các YTTB được phỏng vấn phải đáp ứng 02 tiêu chuẩn như sau: (i) Đang làm YTTB tại 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, (ii) Đồng ý tham gia nghiên cứu.
* Đối với nghiên cứu định tính: Sử dụng kỹ thuật chọn chủ đích để chọn
các đối tượng tham gia vào phỏng vấn sâu và các nhóm thảo luận.
2.5. Định nghĩa biến số
TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến Phương pháp thu thập
1 Tuổi
Xác định từ lúc sinh đến thời điểm nghiên cứu
theo năm dương lịch
Biến liên tục Phỏng vấn trực tiếp
2 Giới tính Nam hay nữ Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp
3 Dân tộc Đặc điểm dân tộc của
YTTB Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp
4 Trình độ học vấn
Số năm đi học của
YTTB Biến thứ bậc Phỏng vấn
trực tiếp
5 Thời gian đào tạo
Số tháng YTTB được
đào tạo Biến thứ bậc
Phỏng vấn trực tiếp
6 Thâm niên công tác
Tính đến thời điểm điều
tra theo năm dương lịch Biến liên tục
Phỏng vấn trực tiếp
TT Biến số, chỉ số Định nghĩa Loại biến Phương pháp thu thập
7 Công tác kiêm
nhiệm Những công việc xã hội mà YTTB kiêm nhiệm thêm Biến định danh Phỏng vấn trực tiếp 8 Kiến thức Đề cập đến hiểu biết của
YTTB về (i) trình tự các bước tư vấn sức khỏe, (ii) mục đích của các bước tư vấn sức khỏe
Biến thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp
Tự điền phiếu
9 Thái độ Đề cập đến thái độ của YTTB hướng tới (i) tầm quan trọng của tư vấn sức khỏe cho người dân tại thôn/bản, (ii) vệ sinh môi trường, (iii) dinh dưỡng hợp lý cho các bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ, (iv) kế hoạch hóa gia đình, (v) sử dụng thuốc nam điều trị chứng bệnh thông thường và (vi) phòng chống HIV/AIDS Biến thứ hạng Phỏng vấn trực tiếp Tự điền phiếu
10 Kỹ năng Đề cập đến kỹ năng của YTTB để tư vấn sức khỏe cho người dân: (i) kỹ năng nói, (ii) kỹ năng nghe, (iii) kỹ năng đặt câu hỏi, (iv) kỹ năng thuyết phục, (v) kỹ năng quan sát, (vi) kỹ năng điền thông tin, (vii) kỹ năng thuyết phục.
Biến thứ hạng Quan sát trực tiếp
2.6. Công cụ thu thập số liệu và đo lường đánh giá
2.6.1. Công cụ
- Bảng hỏi (Phụ lục 1) - Bảng kiểm (Phụ lục 2)
- Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu (Phụ lục 3) - Bảng hướng dẫn thảo luận nhóm (Phụ lục 4)
2.6.2. Đo lường, đánh giá
Kiến thức
- 14 câu hỏi để thu thập các thông tin liên quan đến kiến thức của YTTB. Trong đó, 7 câu hỏi về trình tự thực hiện các bước tư vấn sức khỏe và 7 câu hỏi về mục đích của các bước tư vấn.
- Với mỗi câu trả lời đúng hoàn toàn (1điểm), đúng một phần (0,5 điểm), không đúng (0 điểm).
- Tổng số điểm kiến thức được phân chia làm 3 mức: Tốt (11,5-14 điểm), Trung bình (8,5-11 điểm) và Kém (0-8 điểm).
Thái độ
- 13 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (1 rất không đồ ng ý; 2 không đồng ý; 3 chưa rõ ràng; 4 đồng ý; và 5 rất đồ ng ý) để thu thập thông tin về thái độ của YTTB.
- Số liệu về thái độ của YTTB được mô tả tần suất và tỷ lệ %. Tổng số điểm thái độ được xếp ở 3 mức: Tốt (10,5-13 điểm), Trung bình (8-10 điểm) và Kém (0-7,5 điểm).
Kỹ năng
- Để đánh giá kỹ năng tư vấn, chúng tôi đã xây dựng kịch bản“ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình” thực hiện đóng vai và đề nghị YTTB thực hiện tư vấn sức khỏe, đồng thời nghiên cứu viên sử dụng bảng kiểm để quan sát và đánh giá.
- Bảng kiểm kỹ năng tư vấn bao gồm 13 câu, đánh giá thang điểm 3 (0 không làm; 0,5 làm không đạt yêu cầu; 1 làm đạt yêu cầu).
- Tổng số điểm kiến thức được xếp 2 mức Đạt (6,5-13 điểm) – Không đạt (0-6 điểm).
2.7. Phương pháp thu thập số liệu
*Với số liệu định lượng:
02 phương pháp thu thập số liệu được sử dụng.
Thứ hai, sử dụng bảng kiểm ( Phụ lục 2) để đánh giá kỹ năng tư vấn sức khỏe của YTTB ( thực hiện đóng vai theo kịch bản đã xây dựng sẵn về “ Tư vấn kế hoạch hóa gia đình”, nhóm điều tra viên được tập huấn sẽ đóng 4 vai: chị N, chồng chị N, bố và mẹ chồng chị N, sau đó đề nghị YTTB tư vấn, đồng thời nghiên cứu viên quan sát và sử dụng bảng kiểm để đánh giá).
* Với số liệu định tính:
- Sử dụng Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm y tế, Trạm trưởng trạm y tế. Kết quả phỏng vấn sâu (PVS) được ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi âm ghi lại cuộc phỏng vấn.
- Sử dụng Bảng hướng dẫn thảo luận để tiến hành thảo luận nhóm có trọng tâm. Kết quả thảo luận được thư ký ghi chép đồng thời sử dụng máy ghi âm ghi lại cuộc thảo luận nhóm.
2.8. Cách khống chế sai số
- Thiết kế các phiếu phỏng vấn: Phiếu phỏng vấn được xây dựng với ngôn ngữ dễ hiểu, các mức đánh giá phù hợp, được tiến hành điều tra thử, sau đó chỉnh lý lại trước khi điều tra chính thức.
- Đội ngũ điều tra viên được tập huấn, hướng dẫn nội dung điều tra trước khi tiến hành thực hiện. Điều tra viên có khả năng giao tiếp tốt, tạo sự tin tưởng cho YTTB và giải thích rõ mục đích phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu, không phục vụ cho các mục đích khác, cam đoan các thông tin được giữ bí mật.
- Lựa chọn đối tượng phỏng vấn theo tiêu chuẩn, tuân thủ chặt chẽ phương pháp chọn mẫu để đảm bảo tính ngẫu nhiên của nghiên cứu.
- Nghiên cứu viên giám sát chặt chẽ quá trình thu thập số liệu, đảm bảo các thông tin thu thập đầy đủ, các phiếu điều tra được các giám sát viên kiểm tra và xác nhận.
- Đối với nghiên cứu định tính: Nghiên cứu viên giải thích rõ mục đích nghiên cứu, thể hiện thái độ chân thành, cầu thị, trong quá trình PVS, TLN
khuyến khích đối tượng nghiên cứu trả lời, trình bày chính kiến, quan điểm của mình.
2.9. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.9.1. Xử lý số liệu
- Số liệu định lượng: Phiếu điều tra được làm sạch, nhập liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
- Số liệu định tính: Trích dẫn nội dung phỏng vấn sâu qua băng ghi âm và ghi chép theo chủ đề phân tích.
2.9.2. Phân tích số liệu
- Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả tần suất và tỷ lệ phần trăm của biến số.
- Chi-square test được sử dụng để xác định mối liên quan giữa 2 biến số. - Số liệu định tính được phân tích theo từng nội dung và được sắp xếp theo hộp.
2.10. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá về kiến thức, thái độ và kỹ năng tư vấn của YTTB tại 20 xã đặc biệt khó khăn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu sẽ phân tích đầy đủ về kết quả đạt được cũng như những mặt còn tồn tại, khó khăn trong quá trình tư vấn sức khỏe của YTTB, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện tốt hơn kỹ năng tư vấn sức khỏe nhằm cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì vậy, không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của đối tượng.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của Nhân viên y tế thôn bản tại huyê ̣n Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên năm 2016
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=330)
Biến số SL (%) Tuổi <30 30 – 40 >40 15 4,5 120 36,4 195 59,1 Giới Nam Nữ 67 20,3 263 79,7 Dân tộc Kinh Tày Khác 92 27,9 196 59,4 42 12,7 Trình độ học vấn cao nhất Tiểu học THCS Từ THPT trở lên 15 4,5 156 47,3 159 48,2 Nhận xét:
- Độ tuổi chủ yếu là trên 40 tuổi chiếm tỷ lệ 59,1% - Tỷ lệ nữ YTTB là 79,7%
- Đa số YTTB là dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 59,4%
- YTTB có trình độ học vấn THCS chiếm tỷ lệ 47,3%; THPT trở lên 48,2%; thấp nhất là tiểu học 4,5%.
Bảng 3.2. Đặc điểm chung của đối tượng (n=330)
Biến số SL (%)
Thâm niên công tác
< 3 năm 3-5 năm > 5 năm 17 5,2 15 4,5 298 90,3 Đào tạo < 6 tháng ≥ 6 tháng 57 17,3 273 82,7
Công tác kiêm nhiệm
CTV dân số CTV dinh dưỡng Trưởng thôn Khác Không làm công tác khác 102 30,9 36 10,9 8 2,4 36 10,9 148 44,8 Nhận xét:
- Hầu hết YTTB hoạt động trên 5 năm (90,3%). - Phần lớn YTTB được đào tạo trên 6 tháng (82,7%).
3.2. Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản bản tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016 Định Hóa tỉnh Thái Nguyên năm 2016
Bảng 3.3. Kiến thức của Nhân viên y tế thôn bản về trình tự các bước tư vấn sức khỏe (n=330)
Trình tự các bước tư vấn SL (%)
Bước 1: Tiếp đón đối tượng
Sai 65 19,7
Đúng 265 80,3
Bước 2: Chào hỏi giới thiệu về mình
Sai 110 33,3
Đúng 220 66,7
Bước 3: Thăm hỏi giải đáp các vấn đề
Sai 213 64,5
Đúng 117 35,5
Bước 4: Ân cần hướng dẫn các biện pháp
Sai 191 57,9
Đúng 139 42,1
Bước 5: Kiên trì giúp đỡ đối tượng
Sai 119 36,1
Đúng 211 63,9
Bước 6: Khuyên đối tượng an tâm thực hiện
Sai 225 68,2
Đúng 108 31,8
Bước 7: Giải thích cho đối tượng
Sai 204 61,8
Đúng 126 38,2
Nhận xét:
- Hơn một nửa YTTB biết được bước thứ hai là Chào hỏi giới thiệu về mình (66,7%).
- Hầu hết YTTB không biết bước thứ ba là Thăm hỏi giải đáp các vấn đề (64,5%).