* Tuổi
Bảng 3.1 cho thấy phần lớn YTTB tuổi trên 40 (59,1%), kết quả này cũng giống như nghiên cứu của tác giả La Đăng Tái [31] và Nông Minh Dũng [15], tuy nhiên khác với kết quả của tác giả Giang Lộc Vinh (dưới 30 tuổi là chủ yếu) [40], sự khác biệt này do đối tượng nghiên cứu của tác giả Giang Lộc Vinh là YTTB người H’Mong mới được tuyển dụng. Tuổi từ 30 đến 40 tuổi (36,4%), đây là lứa tuổi thích hợp cho các hoạt động xã hội. Mặt khác ở độ tuổi này các YTTB cũng yên tâm với công việc của mình hơn, vì vậy sẽ ít có sự thay đổi con người trong mạng lưới YTTB hơn. Độ tuổi dưới 30 chỉ chiếm tỷ lệ 4,5%, ở độ tuổi này các YTTB chưa thưc sự yên tâm với công việc của mình.
* Dân tộc
Kết quả nghiên cứu Bảng 3.1 cho thấy YTTB dân tộc thiểu số là chủ yếu (72,1%), kết quả này cũng giống như kết quả nghiên cứu của Nông Minh Dũng [15] và La Đăng Tái [31]. Đặc điểm này là yếu tố thuận lợi để YTTB thực hiện tư vấn sức khỏe bởi vì YTTB người dân tộc thiểu số hiểu rõ phong tục tập quán, tiếng nói hơn ai hết.
* Giới tính
Bảng 3.1 cũng cho thấy đa số YTTB là giới nữ (79,7%), kết quả này giống với nghiên cứu của tác giả Nông Minh Dũng [15] và tác giả Lê Ngọc Phát [25]. Tỷ lệ nữ YTTB chiếm đa số sẽ giúp cho ngành y tế của huyện Định Hóa triển khai các chương trình y tế quốc gia được thuận lợi hơn, vì
những công việc YTTB phù hợp với phụ nữ nhiều hơn. Đó cũng là điều kiện rất thuận lợi cho việc quản lý điều hành của TYT xã, vì nữ giới thường làm việc chăm chỉ hơn nam giới. Kết quả phỏng vấn Trạm trưởng TYT xã được biết các nữ YTTB thường chăm chỉ làm việc và cẩn thận hơn các nam YTTB.
* Trình độ học vấn
Kết quả Bảng 3.1 cho thấy phần lớn YTTB có trình độ học vấn THCS (47,3%) và THPT trở lên ( 48,2%), kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của tác giả Giang Lộc Vinh [40] và La Đăng Tái [31] điều này theo chúng tôi là do sự thay đổi dần trong cơ chế tuyển chọn cán bộ, các nghiên cứu được thực hiện cách đây hơn 10 năm do đó có sự kkhác nhau về trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.Theo chúng tôi với trình độ học vấn đa phần là THCS và THPT trở lên thì YTTB sẽ rất thuận lợi trong việc cập nhật và nắm bắt những thông tin về y tế, có uy tín trong giao tiếp và trong vận động quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động y tế tại thôn. Tuy nhiên với những người có trình độ học vấn THPT trở lên mà tuổi còn trẻ thì thường có xu hướng tìm việc làm khác thoát ly khỏi nông thôn, dẫn đến sự biến động về mặt tổ chức ảnh hưởng không tốt tới nguồn lực của mạng lưới YTTB.
* Thâm niên công tác
Hầu hết YTTB có thâm niên công tác trên 5 năm (90,3%), 3-5 năm (4,5%), dưới 3 năm (5,2%), kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25], điều này rất thuật lợi cho công tác chuyên môn của YTTB, khi công tác càng lâu thì họ càng có nhiều kinh nghiệm và sự gắn bó với nhân dân càng tốt hơn.
* Thời gian đào tạo
100% YTTB đều đã qua đào tạo và đa số YTTB được đào tạo trên 6 tháng (82,7%), kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê
Ngọc Phát [25] và tác giả Nông Minh Dũng [15]. Với trình độ chuyên ngành như trên thì YTTB của huyện Định Hóa có thể thực hiện được các chức năng nhiệm vụ của một YTTB.
* Công tác kiêm nhiệm
Hơn một nửa YTTB có làm thêm công tác kiêm nhiệm khác (55,2%). Kết quả này giống với nghiên cứu của Nông Minh Dũng [15] và Lê Ngọc Phát [25]. Điều này cho thấy sự thuận lợi trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
4.2. Kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên y tế thôn bản bản
4.2.1. Kiến thức
Phần lớn YTTB có kiến thức kém (85,5%) về tư vấn sức khỏe, 34,5% có thái độ trung bình và kỹ năng trung bình, kém (53%, 17,6% theo thứ tự). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thế Phương [29] nghiên cứu tại Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Niềm nở, tiếp đón đối tượng tư vấn ngay từ phút đầu tiên là rất quan trọng và có ảnh hưởng đến kết quả tư vấn, kết quả Bảng 3.2 và Bảng 3.3 cho thấy phần lớn YTTB biết được bước đầu tiên là Tiếp đón ngay từ đầu (80,3%) nhưng hầu hết không biết mục đích của bước đó. Bên cạnh đó chào hỏi giới thiệu về mình là cần thiết để đối tượng tư vấn tin tưởng và thực hiện, có hơn một nửa YTTB nắm được bước thứ hai là Chào hỏi giới thiệu về mình (66,7%), tuy nhiên đa số không biết về mục đích của bước đó. Hầu hết YTTB không biết bước thứ ba là Thăm hỏi giải đáp các vấn đề (64,5%) và có đến 76,7% không biết về mục đích của bước đó. Ân cần hướng dẫn đối tượng tư vấn tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đối tượng tư vấn là rất quan trọng, tuy nhiên hơn một nửa YTTB biết bước thứ tư Ân cần hướng dẫn các biện pháp (57,9%) nhưng
đa số không biết về mục đích của bước đó (74,2%). Có 63,9% YTTB nắm được bước thứ năm là Kiên trì giúp đỡ đối tượng nhưng đa số không biết về mục đích của bước đó. Khi đã phát hiện được vấn đề và giải pháp thực hiện, việc khuyên đối tượng duy trì thực hiện và an tâm thực hiện các giải pháp đó là rất quan trọng, tuy nhiên phần lớn YTTB không nắm được Khuyên đối tượng an tâm thực hiện là bước thứ sáu (68,2%) và có đến 80,9% không biết được mục đích của bước đó. Cuối cùng giải thích cho đối tượng khi nào cần trở lại để được tiếp tục tư vấn là không kém phần quan trọng, tuy nhiên đa số YTTB không biết bước thứ bảy là Giải thích cho đối tượng (61,8%) và 69,7% không biết được mục đích của bước đó.
Kết quả của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thế Phương tại Na Hang tỉnh Tuyên Quang [29]. Điều này có lẽ do địa điểm nghiên cứu của chúng tôi đều ở vúng sâu vùng xa, tư vấn sức khỏe chưa được chú trọng nhiều nên kiến thức của họ còn kém. Như vậy phải tăng cường nâng cao hiểu biết của YTTB về kỹ năng tư vấn sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cho người dân trong cô ̣ng đồng.
4.2.2. Thái độ
Nhận thức được vai trò của mình là quan trọng góp phần thành công của các chương trình giáo dục sức khỏe. Kết quả Bảng 3.4 cho thấy hầu hết YTTB có thái độ tốt khi nhận ra vai trò quan trọng của mình trong tư vấn sức khỏe. Kết quả này khác so với kết quả nghiên cứu của tác giả Giang Lộc Vinh [40], sự khác biệt này có lẽ là do đối tượng nghiên cứu của tác giả Giang Lộc Vinh phần lớn là người H’Mong và còn trẻ nên sự nhận thức chưa thực sự tốt.
Phụ nữ và trẻ em hiện nay là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong CSSK. Tuy nhiên, vẫn còn có tỷ lệ không nhỏ YTTB có thái độ không tốt với việc Phụ nữ đẻ tại nhà cần phải có cán bộ y tế đỡ (1,5% rất không đồng
ý, 9,1% không đồng ý). Kết quả này giống với kết quả của tác giả La Đăng Tái [31]. Lý giải điều này theo chúng tôi là do trong đố i tươ ̣ng nghiên cứu cò n có mô ̣t số YTTB là người dân tô ̣c thiểu số, với đă ̣c điểm là các thôn bản cách xa TYT xã, đi la ̣i khó khăn và do phong tu ̣c tâ ̣p quán nên ho ̣ chưa có thái đô ̣ rõ ràng về vấn đề này.
Vấn đề nuôi con bằ ng sữa me ̣, tiêm chủng đầy đủ vắc xin cho trẻ em và cho trẻ uố ng Oresol khi trẻ bi ̣ tiêu chảy đươ ̣c phần lớn YTTB có thái đô ̣ tốt đố i với các vấn đề này. Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu của tác giả La Đăng Tái [31]. Theo quy đi ̣nh của chuẩn quốc gia y tế xã thì tỷ lê ̣ tiêm chủng đầy đủ vắc xin cho trẻ em hàng năm phải đa ̣t từ 90% trở lên, vớ i đô ̣i ngũ cán bô ̣ y tế nhiê ̣t tình, thái đô ̣ tốt thì viê ̣c thực hiê ̣n tư vấn sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức cho người dân và hỗ trợ viê ̣c thực hiê ̣n các chương trình y tế khác đa ̣t và vươ ̣t chỉ tiêu đề ra.
Đa số YTTB có thái độ tốt với việc tư vấn cho người dân về vệ sinh môi trường. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả La Đăng Tái [31] và tác giả Nguyễn Thế Phương [29]. Đây là yếu tố thuâ ̣n tiê ̣n cho viê ̣c phấn đấu thực hiê ̣n đa ̣t chuẩn quố c gia về nướ c sinh hoa ̣t hơ ̣p vê ̣ sinh và nhà tiêu hơ ̣p vê ̣ sinh; đảm bảo môi trường sống trong sa ̣ch, góp phần vào công tác bê ̣nh cho người dân.
Phần lớn YTTB có thái độ tốt về phòng chống HIV/AIDS và kế hoạch hóa gia đình. Kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25]. Tuy nhiên, vẫn còn có không ít YTTB (4,2% không đồng ý) có thái độ không tốt về việc tư vấn cho người dân sử dụng cây thuốc nam điều trị một số bệnh thông thường.
Đạt được mối quan hệ khi tư vấn sức khỏe cho người dân là yếu tố tiền đề quyết định thành công của buổi tư vấn. Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 3.7, YTTB có kỹ năng tư vấn sức khỏe ở mức đô ̣ đa ̣t chiếm tỷ lệ 10,9% về việc chào hỏi, tuy nhiên còn 87,3% làm nhưng không đạt và 1,8% không làm. 20,3% YTTB thực hiện được kỹ năng Giới thiệu về mình, nhưng còn 76,4% làm nhưng không đạt và 3,3% không làm. 30% YTTB thực hiện được kỹ năng Trình bày lý do, nhưng còn 68,5% làm nhưng không đạt và 1,5% không làm. 50,3% YTTB thực hiện được kỹ năng Đề nghị được giúp đỡ, nhưng còn 41,5% làm nhưng không đạt và đặc biệt có tới 8,2% không làm được kỹ năng này. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Giang Lộc Vinh [40] và La Đăng Tái [31]. Điều này cho thấy YTTB thực hiện chưa tốt khâu gây thiện cảm với đối tượng được tư vấn, do đó rất cần đào tạo lại cho YTTB.
Thu thập được thông tin là vô cùng quan trọng. Theo kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.8, YTTB có kỹ năng tư vấn sức khỏe ở mức độ đạt chiếm tỷ lệ 40,3% về kỹ năng Đặt câu hỏi ngắn gọn, tuy nhiên còn 57,9% làm nhưng không đạt và 1,8% không làm được kỹ năng đó. 51,8% YTTB thực hiện được kỹ năng Khuyến khích đưa thông tin, nhưng còn 40,3% làm nhưng không đạt và có tới 7,9% không làm được kỹ năng này. 43% YTTB thực hiện được kỹ năng Kết hợp hỏi, nghe, quan sát, nhưng còn 52,7% làm nhưng không đạt và có tới 4,3% không làm được kỹ năng này. 53,3% YTTB thực hiện được kỹ năng Chuyển câu hỏi, nhưng còn 36,1% làm nhưng không đạt và đặc biệt có tới 10,6% không làm được kỹ năng này. 47% YTTB thực hiện được kỹ năng Dùng câu hỏi dẫn, nhưng còn 36% làm nhưng không đạt và đặc biệt có tới 17% không làm được kỹ năng này. 40,6% YTTB thực hiện được kỹ năng Điền thông tin vào phiếu chính xác,
nhưng còn 53,9% làm nhưng không đạt và có tới 5,5% không làm được kỹ năng này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương [29] và tác giả La Đăng Tái [31]. Điều này lý giải do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên khâu giao tiếp không được chú trọng dẫn tới việc thu thập thông tin làm chưa được tốt.
Đạt được thỏa thuận là mục đích cuối cùng của buổi tư vấn sức khỏe. Theo kết quả Bảng 3.9, YTTB có kỹ năng tư vấn sức khỏe ở mức độ đạt chiếm tỷ lệ 46,1% đối với kỹ năng Giải thích những quan điểm chưa rõ, tuy nhiên còn 52,1% YTTB làm nhưng không đạt và 1,8% không làm kỹ năng đó. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của tác giả La Đăng Tái [31]. 41,2% YTTB thực hiện được kỹ năng Đối tượng thực hiện, nhưng còn 54% làm nhưng không đạt và có tới 4,8% không làm được kỹ năng này. Kết quả này giống với kết quả của tác giả Nguyễn Thế Phương [29]. 24,2% YTTB thực hiện được kỹ năng Cảm ơn, nhưng phần lớn (71,6%) làm nhưng không đạt và có tới 4,2% không làm được kỹ năng này. Kết quả này cũng giống với kết quả của tác giả Nguyễn Thế Phương [29] và tác giả La Đăng Tái [31]. Lý giải về điều này là do YTTB là những người số ng ở cùng xã và cùng các thôn bản với đối tượng tư vấn nên đã bỏ qua mô ̣t số bước trong tư vấn sức khỏe.
4.3. Một số yếu tố liên quan đến kỹ năng tư vấn sức khỏe của Nhân viên Y tế thôn bản Y tế thôn bản
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kỹ năng tư vấn đạt của nhóm dưới 40 tuổi là 92,5%, nhóm từ 40 tuổi trở lên là 91,9%. Không có mối liên quan giữa tuổi và kỹ năng tư vấn (p> 0,05). Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng cho thấy không có mối liên quan giữa tuổi với kỹ
năng tư vấn. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Lê Ngọc Phát [25], tác giả Bùi Đình Lĩnh [19] và tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16] khi cho rằng tuổi của YTTB không ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng nhiệm vụ. Điều này có nghĩa là tất cả mọi YTTB ở tuổi từ 18 – 65 đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ như nhau. Điều này sẽ thuận lợi trong việc tuyển chọn nhân viên y tế thôn bản. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả Acharya và cộng sự lại chỉ ra rằng tuổi có liên quan đến kỹ năng tư vấn của YTTB [42]. Khác biệt này có lẽ do đặc điểm nhân khẩu ở hai nước khác nhau nên kết quả là khác nhau.
Kỹ năng tư vấn đạt của nhóm YTTB là nữ chiếm 93,2%, ở nam giới là 88,1%. Không có mối liên quan giữa giới tính và kỹ năng tư vấn (p> 0,05). Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương [29] và tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16]. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi khác với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] và tác giả Acharya và cộng sự đã chỉ ra rằng giới tính của YTTB có liên quan đến kỹ năng tư vấn của họ [42]. Điều này phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm của chúng tôi khi thấy có mối liên quan giữa giới tính với kỹ năng tư vấn của YTTB.
Kỹ năng tư vấn đạt của nhóm YTTB có trình độ học vấn tiểu học chiếm 100%, THCS trở lên là 91,7%. Không có mối liên quan giữa trình độ học vấn và kỹ năng tư vấn (p> 0,05). Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Phương [29] và tác giả Vũ Quốc Hải và cộng sự [16]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Phát [25] và tác giả Acharya và cộng sự đã chỉ ra rằng trình độ học vấn của YTTB có liên quan đến kỹ năng tư vấn của họ [42]. Kết quả này phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm của chúng tôi khi cho thấy có mối liên quan giữa trình độ học vấn với kỹ năng tư vấn của YTTB.
Kỹ năng tư vấn đạt của nhóm YTTB có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm 93,3%, từ 5 năm trở lên là 92%. Không có mối liên quan giữa thâm niên công tác và kỹ năng tư vấn (p> 0,05). Tuy nhiên, kết quả này khác với kết quả của tác giả Khánh Thị Nhi tại Hoài Đức, Hà Nội [23] và tác giả Lê Ngọc Phát [25] tại Bắc Ninh. Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm của chúng tôi cũng cho thấy có mối liên quan giữa thâm niên công tác với kỹ